Trật khớp vai là một tình trạng phổ biến trong đó khớp vai bị di chuyển khỏi vị trí bình thường. Có nhiều trường hợp, người bệnh phải đối mặt với tình trạng trật khớp vai tái phát nhiều lần.
Chính vì thế, nắm rõ các triệu chứng trật khớp vai và cách xử lý đúng sẽ giúp bạn hạn chế các tổn thương mà nó gây nên.
Ở bài viết này, hãy cùng Unity Fitness khám phá các thông tin liên quan nhé.
1. Nguyên nhân gây trật khớp vai
Khớp vai là một trong những khớp có khả năng di chuyển linh hoạt nhất trong cơ thể con người, cho phép cánh tay vận động theo nhiều hướng khác nhau. Cấu tạo của khớp vai bao gồm ổ chảo của xương bả vai và chỏm cầu của xương cánh tay, tạo nên một kết cấu phức tạp nhưng cũng dễ bị tổn thương.
Trật khớp vai thường xảy ra khi xương cánh tay bị trượt ra khỏi ổ khớp vai. Khi đó, phần chỏm cầu có thể bị lệch một phần hoặc hoàn toàn ra khỏi ổ chảo, gây ra cơn đau và khó khăn trong vận động.
Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trật khớp vai có thể bao gồm:
- Chấn thương do tai nạn hoặc thể thao: Khớp vai rất dễ bị tổn thương khi tham gia các hoạt động thể thao, đặc biệt là các môn có sự va chạm mạnh như bóng đá, bóng rổ hay võ thuật. Một lần trật khớp có thể làm cho khớp vai trở nên yếu ớt và dễ bị trật lại trong tương lai.
- Bệnh lý liên quan đến xương khớp: Các bệnh lý như viêm khớp, loãng xương làm cho khớp vai trở nên yếu hơn, dẫn đến nguy cơ trật khớp cao hơn.
- Bất thường về cấu trúc: Một số người có cấu trúc xương vai không ổn định hoặc phát triển không đều, làm cho khớp dễ bị trật hơn khi gặp phải tác động nhẹ hoặc vận động sai tư thế.
>> Xem thêm: Đau cơ bắp tay: Nguyên nhân & Cách giảm tại nhà ngay tập tức!
2. Triệu chứng trật khớp vai
Thông thường, triệu chứng của vấn đề trật khớp vai rõ ràng và dễ nhận biết, đặc biệt ở những người đã từng bị trật khớp trước đó.
Khi trật khớp xảy ra, người bệnh thường sẽ cảm nhận được các dấu hiệu cơ bản như sau:
- Đau đớn nghiêm trọng: Cảm giác đau dữ dội, nhất là khi cố gắng di chuyển khớp vai hoặc cánh tay.
- Sưng và bầm tím: Vùng vai bị tổn thương thường sẽ sưng và có thể xuất hiện các vết bầm tím, báo hiệu sự tổn thương ở cơ và các mô mềm xung quanh khớp.
- Giảm khả năng vận động: Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi di chuyển cánh tay hoặc vai, và trong một số trường hợp, khớp vai có thể hoàn toàn không thể cử động.
- Cảm giác khớp không ổn định: Khi bị trật khớp vai, người bệnh sẽ cảm thấy cánh tay như bị lỏng lẻo, thậm chí cảm giác như không còn gắn chặt vào cơ thể.
- Hõm khớp bị rỗng: Khi sờ nắn lên vùng bị thường, bạn có thể nhận thấy vai trở nên vuông và hõm khớp bị rỗng do chỏm xương đã di chuyển khỏi vị trí bình thường.
3. Cách xử lý khi bị trật khớp vai
Khi gặp phải tình trạng trật khớp vai, điều quan trọng là phải biết cách xử lý đúng đắn trước khi đến bệnh viện để tránh các di chứng nghiêm trọng về sau.
Các bước sơ cứu bao gồm:
- Hạn chế cử động: Ngay sau khi bị trật khớp, việc cần làm ngay là ngừng mọi cử động ở khớp vai để tránh gây thêm tổn thương. Bất kỳ động tác lắc, xoay hoặc nắn khớp không đúng cách có thể làm cho tình trạng trật khớp trở nên tồi tệ hơn.
- Cố định khớp vai: Sử dụng băng vải hoặc bất kỳ vật liệu nào có sẵn để cố định khớp vai, giúp nâng đỡ và bảo vệ khu vực bị tổn thương.
- Chườm lạnh: Áp dụng chườm lạnh lên vùng vai bị trật để giảm sưng và làm dịu cơn đau tức thời.
- Sau khi đã thực hiện các biện pháp sơ cứu ban đầu, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và điều trị kịp thời, đảm bảo khớp vai được phục hồi đúng cách và tránh nguy cơ trật khớp tái phát.
4. Trật khớp vai có nguy hiểm không?
Tương tự nhiều chấn thương liên quan đến thể chất khác, nếu tình trạng trật khớp vai không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Tổn thương về thần kinh
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà bạn tuyệt đối không được bỏ qua là liệt dây thần kinh mũ. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là sau khi đã nắn khớp vai, cánh tay vẫn không thể cử động bình thường và vùng cơ bả vai mất cảm giác.
Ảnh hưởng đến mạch máu
Một số trường hợp trật khớp vai có thể gây tổn thương động mạch ở nách, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu do tổn thương ở lớp áo giữa và áo trong của động mạch. Bên cạnh đó, bạn có thể gặp phải tình trạng rách thành bên do đứt gốc một nhánh bên hoặc gây co thắt mạch máu.
Tổn thương đến chóp xoay vai
Biến chứng này chiếm khoảng 55% các trường hợp trật khớp vai ra trước và đặc biệt tỷ lệ này còn tăng lên đến 80% ở những người trên 60 tuổi. Tổn thương chóp xoay vai gây ra các cơn đau dai dẳng ở vùng vai và làm suy yếu khả năng cử động của vai, đặc biệt là khi thực hiện các động tác ngoài.
Gãy xương liên quan
Thống kê chỉ ra ⅓ bệnh nhân bị trật khớp vai sẽ kèm theo gãy xương. Những biến chứng có thể gặp bao gồm vỡ bờ ổ chảo, biến dạng chỏm xương cánh tay và gãy đầu trên xương cánh tay.
>> Xem thêm: Lệch vai là gì? Các bài tập cho người bị lệch vai
5. Làm thế nào để phòng ngừa trật khớp vai?
Mặc dù trật khớp vai có thể được điều trị hiệu quả nếu được xử lý kịp thời và đúng cách, nguy cơ tái phát vẫn cao nếu người bệnh không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc tiếp tục hoạt động sai tư thế, gây tổn thương thêm cho khớp vai. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi và chăm sóc khớp vai sau khi đã bị trật khớp.
Để giảm nguy cơ trật khớp vai, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt: Thực hiện các bài tập để tăng cường cơ bắp xung quanh khớp vai và cải thiện độ linh hoạt của cơ thể.
- Chăm sóc cơ thể: Duy trì cân nặng hợp lý, tránh hút thuốc và hạn chế tiêu thụ rượu bia và các chất kích thích.
- Bảo vệ khi chơi thể thao: hãy sử dụng trang thiết bị bảo hộ khi tham gia các hoạt động thể thao có nguy cơ chấn thương cao.
- Tư thế đúng: Duy trì tư thế đúng khi làm việc hoặc vận động sẽ giúp giảm áp lực lên khớp vai.
Trật khớp vai là một tình trạng phổ biến có thể gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động. Nếu bạn nghi ngờ mình bị trật khớp vai, Unity Fitness đề xuất bạn cần nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa được phòng tập thể hình liệt kê trên đây, bạn có thể giảm nguy cơ gặp phải tình trạng này.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Nguyên nhân, cách điều trị bị đau nhói phía sau lưng bên phải
[Hỏi đáp] Bệnh nhồi máu não sống được bao lâu?
Xem ngay 8 biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu
Đau sau lưng bên trái gần eo là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Nhận biết sái quai hàm: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
Cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà an toàn, hiệu quả
Tình trạng huyết áp tâm trương thấp có nguy hiểm không?
Dấu hiệu trầm cảm là gì? Cách khắc phục