Đứt dây chằng gối là một chấn thương thường gặp trong các sinh hoạt thường ngày, chơi thể thao hoặc làm việc. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp không nhận biết sớm dấu hiệu đứt dây chằng gối dẫn đến nguy cơ giảm khả năng vận động.
Chính vì thế, bài viết dưới đây của Unity Fitness sẽ giúp bạn nhận biết được các dấu hiệu đứt dây chằng gối điển hình nhất. Để từ đó có phương pháp điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm sau này.
1. Đứt dây chằng gối là gì?
Đầu gối là khớp bản lề được nối với nhau bằng bốn dây chằng. Đặc biệt, dây chằng là cấu trúc quan trọng giúp giữ các xương lại với nhau và kiểm soát chuyển động của khớp. Đặc biệt, các dây chằng còn đảm bảo khoảng cách mà xương chày có thể “trượt” về phía trước so với xương đùi, giúp chúng ta di chuyển dễ dàng và an toàn.
Đứt dây chằng gối là tình trạng dây chằng gối bị chấn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là chuyển động xoay hoặc cắt đột ngột, động tác thường gặp ở các môn thể thao có tính đối kháng như bóng đá, bóng rổ, võ thuật… Ngoài ra, đứt dây chằng cũng có thể xuất hiện do chấn thương có liên quan đến tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông.
2. Những dấu hiệu đứt dây chằng gối điển hình nhất
Đứt dây chằng gối là một chấn thương nghiêm trọng, thường xảy ra khi có lực tác động mạnh hoặc xoay vặn đột ngột lên khớp gối. Dưới đây là những dấu hiệu đứt dây chằng gối điển hình nhất:
Nghe thấy tiếng “rắc” ngay khi xảy ra chấn thương
Khi dây chằng bị đứt, người bị thường nghe thấy một tiếng “rắc” ngay tại thời điểm chấn thương. Đây là dấu hiệu dấu hiệu đứt dây chằng gối điển hình và ngay lập tức gây ra cảm giác đau nhức. m thanh này thường xuất hiện khi có sự đứt gãy trong cấu trúc dây chằng.
Đau đột ngột và dữ dội
Ngay sau khi dây chằng bị đứt, cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột và dữ dội. Cơn đau thường tập trung ở khu vực phía trước hoặc bên ngoài gối, tùy thuộc vào loại dây chằng bị đứt. Cơn đau có thể kéo dài và khó thuyên giảm nếu không có biện pháp điều trị.
Xem thêm: Trật khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Sưng tấy vùng gối
Sưng tấy là một trong những dấu hiệu dấu hiệu đứt dây chằng gối điển hình nhất. Vùng gối sẽ sưng lên nhanh chóng trong vài giờ sau khi bị chấn thương do máu và dịch tích tụ trong khớp gối. Điều này khiến cho gối trở nên căng và khó chịu hơn.
Giảm khả năng di chuyển
Đứt dây chằng gối thường làm hạn chế khả năng di chuyển của người bị. Khớp gối trở nên yếu và không ổn định, dẫn đến khó khăn khi đứng, đi lại, hoặc chạy. Người bệnh cảm thấy chân không vững, dễ ngã hoặc không thể chịu được trọng lượng cơ thể.
Cứng khớp
Dấu hiệu đứt dây chằng gối là bị cứng khớp. Sau khi bị đứt dây chằng, khớp gối có thể trở nên cứng, khó duỗi hoặc co lại hoàn toàn. Cảm giác cứng khớp này thường đi kèm với đau và sưng tấy, làm cho việc di chuyển càng trở nên khó khăn hơn.
Bầm tím quanh vùng gối
Bầm tím có thể xuất hiện ở vùng gối do các mạch máu nhỏ bị tổn thương khi dây chằng đứt. Mặc dù không phải lúc nào bầm tím cũng rõ ràng, nhưng đây là dấu hiệu bổ sung cho việc chấn thương nghiêm trọng ở dây chằng.
3. Đứt dây chằng gối có nguy hiểm không?
Bên cạnh việc nắm được các dấu hiệu đứt dây chằng gối thì cũng có không ít người đặt ra câu hỏi đứt dây chằng gối có nguy hiểm không? Chấn thương liên quan đến dây chằng có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của khớp gối, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tập luyện hàng ngày. Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn là những biến chứng về sau của tình trạng này, cụ thể:
- Nguy cơ viêm khớp gối: Những người bị rách dây chằng đầu gối có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Viêm khớp có thể xảy ra ngay cả khi bạn phẫu thuật tái tạo dây chằng.
- Teo cơ đùi: Rách dây chằng đầu gối không được điều trị lâu dài hoặc không phù hợp có thể dẫn đến khó di chuyển, phạm vi chuyển động kém và teo cơ đùi.
- Đi khập khiễng: Mép mâm chày bị lệch, ảnh hưởng đến sự ổn định của khớp gối. Điều này khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi lại như đau nhức, khập khiễng.
- Rách sụn chêm: Sụn chêm nằm giữa xương đùi và đầu xương chày, tổn thương rất nặng. Đặc biệt, khi đầu gối không vững chắc có thể gây đau nhức và khiến người bệnh đi lại khó khăn.
- Thoái hóa khớp gối: Tổn thương đầu gối liên tục có thể gây viêm các bộ phận tạo nên khớp và tạo điều kiện cho viêm xương khớp đầu gối.
Xem thêm: 10 điều tránh sau mổ dây chằng chéo mà bạn nên biết
4. Phương pháp điều trị đứt dây chằng gối
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của người bệnh thông qua các dấu hiệu đứt dây chằng gối sẽ được cung cấp trong quá trình thăm khám. Dưới đây là một số phương pháp mà bác sĩ có thể chỉ định khi bị đứt dây chằng gối:
- Sơ cứu: Nếu vết thương nhẹ, chỉ cần chườm đá lên vùng đau, nâng cao chân và nghỉ ngơi nhiều hơn. Bạn có thể giảm sưng bằng cách quấn băng quanh đầu gối. Bạn cũng có thể sử dụng nạng để giảm tác động lên đầu gối.
- Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm để giúp giảm sưng và đau. Nếu bạn bị đau dữ dội, thuốc steroid sẽ được kê vào đầu gối của bạn.
- Nẹp gối: Một số người bị chấn thương dây chằng có thể phục hồi bằng cách đeo nẹp gối khi đi bộ hoặc tập thể dục.
- Vật lý trị liệu: Bạn sẽ phải thực hiện các bài tập vật lý trị liệu trong một thời gian để đầu gối trở lại hoạt động bình thường. Trong quá trình tập luyện, chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập để tăng cường cơ bắp quanh đầu gối và giúp bạn trở lại phạm vi vận động đầy đủ như trước đây.
- Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi dây chằng đầu gối của bạn bị rách và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động, vận động hàng ngày của bạn. Phẫu thuật có thể mở hoặc nội soi. Tùy theo tình trạng, bác sĩ phẫu thuật sẽ nối lại dây chằng bị rách hoặc thay thế bằng dây chằng nhân tạo để giải quyết vấn đề của bạn một cách vĩnh viễn. Nếu phẫu thuật thành công, kết hợp với vật lý trị liệu, bệnh nhân có thể trở lại chơi các môn thể thao yêu thích sau khoảng 12 tháng.
Trên đây là những dấu hiệu đứt dây chằng gối điển hình nhất mà Phòng tập gym Unity Fitness muốn chia sẻ đến độc giả. Mặc dù chấn thương này không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ teo cơ và giảm khả năng vận động.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “dấu hiệu đứt dây chằng gối” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Đau cột sống lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau bụng kinh nên ăn gì để giảm cảm giác khó chịu cho phái nữ?
Mách bạn 6 bài tập phục hồi teo cơ chân tại nhà hiệu quả
Tìm hiểu chỉ số huyết áp 100/60 là cao hay thấp?
Cảnh báo 8 dấu hiệu bệnh tim mạch cần đi khám ngay
Lật sơ mi cổ chân là gì? Cách điều trị hiệu quả
[Hỏi đáp] Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là bị gì? Có nguy hiểm không?