Bạn đã bao giờ cảm thấy chóng mặt, choáng váng đến mức không thể đứng vững? Hiện tượng này không hiếm gặp và thường xảy ra bất ngờ khiến nhiều người lo lắng.
Vậy hoa mắt chóng mặt là bệnh gì và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng Unity Fitness khám phá trong bài viết này.
1. Hoa mắt chóng mặt là gì?
Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì, hoa mắt chóng mắt là tình trạng mất cân bằng, khiến bạn cảm thấy mọi thứ xung quanh như đang quay cuồng. Một số người có thể cảm thấy nhẹ đầu, mất thăng bằng, hoặc thậm chí có cảm giác như sắp ngã quỵ.
Hoa mắt chóng mặt chỉ có thể thoáng qua vài giây nhưng đôi khi tình trạng này cũng xảy ra vài phút. Việc thay đổi tư thế đột ngột cũng khiến bạn bị hoa mắt chóng mặt.
Hoặc thường bị hoa mắt chóng mặt do nhiều yếu tố, từ những nguyên nhân đơn giản như thiếu ngủ, mệt mỏi, cho đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn tuần hoàn máu, bệnh tim mạch hay thậm chí là tổn thương não bộ.
>>Xem thêm: Chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Những điều cần biết
2. Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì?
Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì thường là thắc mắc của nhiều người khi gặp tình trạng này. Dưới đây là một số bệnh mà bạn có thể gặp phải khi xuất hiện triệu chứng này được Unity Fitness tổng hợp như:
Thiếu máu
Thiếu máu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng hoa mắt chóng mặt. Khi cơ thể không đủ máu để cung cấp oxy cho các cơ quan, đặc biệt là não, sẽ dễ dàng gây ra tình trạng thiếu năng lượng, chóng mặt.
- Da xanh xao
- Tim đập nhanh
- Mệt mỏi kéo dài
Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? Hạ huyết áp
Khi huyết áp giảm đột ngột, lượng máu lưu thông đến não không đủ, gây ra hoa mắt chóng mặt. Điều này thường xảy ra khi bạn đứng dậy quá nhanh hoặc sau khi hoạt động quá sức.
- Cảm giác choáng váng khi đứng lên
- Nhìn mờ
- Đau đầu nhẹ
Mất nước
Cơ thể chúng ta cần đủ nước để duy trì các chức năng cơ bản, bao gồm tuần hoàn máu và hoạt động của não. Khi bị mất nước, cơ thể sẽ trở nên suy yếu và dễ dẫn đến tình trạng chóng mặt.
- Khát nước liên tục
- Khô miệng
- Da khô
Thiếu chất dinh dưỡng
Hoa mặt chóng mặt là bệnh gì? Thiếu hụt vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B12, sắt, canxi cũng có thể khiến bạn bị chóng mặt. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của hệ thần kinh và tuần hoàn máu.
- Mệt mỏi, yếu ớt
- Da xanh xao
- Hay bị ngất xỉu
>>Xem thêm: Tim đập nhanh là bệnh gì? Tim đập nhanh có nguy hiểm không?
Các vấn đề liên quan đến tai
Tai trong đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng cơ thể. Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tai như viêm tai giữa, viêm tai trong, hay bệnh Ménière đều có thể gây ra hoa mắt chóng mặt. Đây là câu trả lời cho hoa mặt chóng mặt là bệnh gì mà nhiều người tìm kiếm.
- Ù tai
- Giảm thính lực
- Cảm giác xoay vòng
Stress và lo âu
Tâm trạng căng thẳng, lo lắng cũng có thể khiến cơ thể mất cân bằng, gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt. Khi căng thẳng, cơ thể sản xuất quá nhiều hormone adrenaline, làm cho tim đập nhanh và gây ra chóng mặt.
3. Dấu hiệu của tình trạng hoa mắt chóng mặt
Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì cũng là triệu chứng phổ biến mà nhiều người từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Đó có thể là một cảm giác nhẹ nhàng thoáng qua, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Dấu hiệu nhận biết tình trạng hoa mắt chóng mặt như:
- Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất của hoa mắt chóng mặt chính là cảm giác mất cân bằng.
- Khi hoa mắt chóng mặt, bạn có thể cảm thấy như mọi vật xung quanh đang xoay tròn, mặc dù thực tế chúng không di chuyển.
- Ngoài việc cảm thấy mất thăng bằng, nhiều người còn kèm theo cảm giác đau đầu nhẹ.
- Khi tình trạng hoa mắt chóng mặt xảy ra, tầm nhìn của bạn có thể trở nên mờ đi hoặc bạn cảm thấy khó nhìn rõ các vật thể xung quanh.
4. Cách khắc phục tình trạng hoa mắt chóng mặt
Bổ sung đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày là cách đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng hoa mắt chóng mặt do mất nước. Nếu bạn thường xuyên hoạt động thể chất hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, hãy đảm bảo rằng cơ thể luôn được cung cấp đủ nước.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày
- Ăn các loại thực phẩm giàu nước như dưa hấu, dưa leo
Bổ sung chất dinh dưỡng
Nếu thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất là nguyên nhân gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn. Thêm vào khẩu phần ăn những thực phẩm giàu sắt, canxi, và vitamin B12.
- Thịt đỏ, cá, trứng: giàu sắt và vitamin B12
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: cung cấp canxi
- Rau xanh: giàu sắt và vitamin
Tập thể dục điều độ
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, từ đó giảm nguy cơ bị hoa mắt chóng mặt. Bạn có thể tập luyện các bài tập như tập yoga, chạy bộ, đi bộ nhẹ nhàng hoặc leo cầu thang,…để hạn chế tình trạng hoa mắt chóng mặt xuất hiện.
Giữ tinh thần thoải mái
Giảm stress và lo lắng là cách quan trọng để ngăn ngừa tình trạng hoa mắt chóng mặt do tâm lý. Hãy dành thời gian thư giãn, thiền, hoặc tham gia các hoạt động giải trí để giữ tinh thần luôn thoải mái.
- Thiền 10 phút mỗi ngày
- Nghe nhạc thư giãn
- Dành thời gian cho bản thân
Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì, hoa mặt chóng mặt có thể là một triệu chứng đơn giản do mệt mỏi hoặc mất nước, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là bạn phải lắng nghe cơ thể, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và áp dụng những cách khắc phục phù hợp. Hãy duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, và đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro tiềm ẩn.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Những triệu chứng tai biến mạch máu não không thể chủ quan
Đẩy lùi cơn đau với 9 mẹo chữa đau nửa đầu trái đơn giản
Huyết áp thấp phải làm sao? 8 cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhất
[Hỏi đáp] Người bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?
Bong gân mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị như thế nào?
Huyết áp là gì? Vai trò và ý nghĩa đối với sức khỏe con người
Ưu và nhược điểm của con người hướng nội là gì? Cách nhận diện
Giãn dây chằng đầu gối bao lâu thì khỏi? Cách điều trị như thế nào?