Ngày nay các công việc văn phòng hay học sinh, sinh viên phải ngồi học nhiều dẫn đến việc chủ quan, không quan tâm đến tư thế ngồi. Điều này dẫn đến tình trạng lệch vai xảy ra ở nhiều đối tượng.
Để khắc phục điều đó bên cạnh chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Bạn có thể tham khảo các bài tập cho người bị lệch vai mà Gym Unity Fitness muốn chia sẻ.
1. Lệch vai là gì?
Lệch vai được hiểu đơn giản là sự chênh lệch giữa vai trái và vai phải. Ở trạng thái cân bằng, vai trái và vai phải của cơ thể sẽ có cùng chiều cao và hướng đều nhau.
Ngược lại, khi hai vai không bằng nhau, điều này cho thấy có sự khác biệt về chiều cao và hướng giữa hai vai.
Tình trạng này có thể là một sự chênh lệch nhỏ hoặc không đáng kể. Tuy nhiên, theo thời gian, sự chênh lệch ở vai có thể gây ra những thay đổi khó coi và tác động tiêu cực đến cột sống cũng như các hoạt động hàng ngày của bạn.
2. Nguyên nhân dẫn đến lệch vai
Lệch vai thường xảy ra khi một lực mạnh tác động trực tiếp lên phía trước hoặc phía trên vai khiến khớp bị trật khỏi vị trí ban đầu. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến lệch vai như:
- Chấn thương trong thể thao: Trật khớp vai thường do chấn thương trong các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông và các môn thể thao mạo hiểm như trượt tuyết đổ đèo hoặc mô tô nước.
- Va chạm đột ngột: Trong một vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tác động mạnh của một vật nặng rơi xuống vai có thể khiến vai bị trật khớp.
- Ngã: Ngã và chịu tác động ở vai, chẳng hạn như khi ngã và đỡ tay hoặc ngã xuống cầu thang, có thể gây thương tích trực tiếp cho vùng vai.
- Mang vác vật nặng: Mang hoặc vác đồ nặng không đúng cách cũng có thể làm tăng nguy cơ trật khớp vai.
>> Xem thêm: Top 20 các bài tập vai cho nữ tại phòng gym, tại nhà
3. Các bài tập cho người bị lệch vai tại nhà
Có rất nhiều cách điều trị lệch vai và trong phạm vi bài viết này các huấn luyện viên tại phòng Tập fitness sẽ chia sẻ cách khắc phục tình trạng trật khớp vai thông qua thể hình và các bài tập cho người bị lệch vai.
Thực hiện các bài tập một cách chính xác sẽ giúp cân bằng vai và ngăn ngừa chúng bị lệch. Cụ thể:
Bài tập Cable One-Arm Lateral Raise
Với bài tập Cable One-Arm Lateral Raise, cơ vai sẽ được tác động trực tiếp, giúp phát triển cơ vai hai bên một cách đồng đều và cân đối. Đặc biệt với người bị lệch vai, bài tập này giúp kéo căng cơ vai và cơ cầu vai.
Đồng thời thúc đẩy sự phát triển cân đối so với bên vai còn lại và cải thiện tình trạng bị lệch vai. Với bài tập này, bạn có thể thực hiện một cách dễ dàng với các thiết bị tập thể hình chuyên dụng.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên bạn cần sử dụng máy tập đa năng có dây cáp kéo
- Đứng thẳng bên cạnh máy tập, hai chân rộng ngang hông. Tay trái nắm phần tay cầm gắn ở dây cáp ở vị trí ròng rọc thấp nhất của máy tập. Tay phải cầm thanh đỡ của máy tập hoặc chống lên hông. Người hơi nghiêng về phía tay trái và để khuỷu tay hơi công.
- Nâng cánh tay trái lên và kéo dây cáp sang phía trái cho đến khi khuỷu tay của bạn nắm cao ngang với vai. Từ từ thả dây cáp để ròng rọc kéo dây trở lại vị trí ban đầu. Sau đó, bạn tiếp tục nâng cánh tay và kéo dây cáp sang phía bên trái. Lặp lại động tác này 10 lần và sau đó chuyển sang bên còn lại.
Bài tập One-Arm Side Laterals
Bài tập cho người bị lệch vai tiếp theo có thể thực hiện tại nhà hoặc bất kỳ nơi nào chỉ với một quả tạ tay có trọng lượng phù hợp.
Bài tập này giúp phát triển cơ vai một cách đồng đều và khắc phục tình trạng lệch vai.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên nắm quả tạ đơn bằng một tay và tay còn lại chống hông để giữ thăng bằng. Nghiêng người về phía tay cầm tạ, lòng bàn tay hướng về bạn, và đây là vị trí bắt đầu của bài tập.
- Giữ nguyên tư thế sau đó nhấc tạ đơn sang bên cạnh, khuỷu tay hơi cong, lòng bàn tay hơi nghiêng về phía trước. Tiếp tục nâng tay lên cho đến khi tay đứng song song với mặt đất. Hít ra trong quá trình thực hiện động tác này và dừng lại một giây khi ở vị trí cao nhất.
- Hạ tạ từ từ xuống vị trí ban đầu và hít vào. Lặp lại động tác sau đó đổi sang bên tay còn lại.
>> Xem thêm: Top 23 các bài tập vai cho nam hiệu quả nhanh nhất
Bài tập Dumbbell One-Arm Shoulder Press
Một bài tập cho người bị lệch vai nếu thực hiện đúng cách sẽ giúp khắc phục tình trạng một cách hiệu quả. Đồng thời còn giúp cơ vai duy trì vị trí cân đối và phát triển đều đặn.
Cách thực hiện như sau:
- Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, một tay cầm tạ và tay còn lại giữ eo.
- Nâng tạ lên bên cạnh vai của ban, đảm bảo khuỷu tay duy trì thẳng và lòng bàn tay hướng về phía trước. Cẳng tay và bắp tay tạo thành một góc vuông, tạ hướng lên trên
- Thở ra khi bạn đẩy tạ lên. Đẩy tạ lên cao đến khi tay hầu như duỗi hoàn toàn và giữ lại 1 giây.
- Hít vào khi bạn hạ tạ xuống cho đến khi tạo một góc gần 90 độ. Sau đó lặp lại động tác và tiến hành đổi bên.
4. Những lưu ý khi thực hiện các bài tập cho người bị lệch vai
Với những bài tập cho người bị lệch vai, để đảm bảo hiệu quả ngoài việc thực hiện đúng cách. Bạn cần phải nắm được một số lưu ý sau:
- Cần thay thế các bài tập với thanh tạ đòn bằng tạ đơn và tập từng bên trong mỗi hiệp
- Tiến hành tập luyện với bên yếu trước sau đó chuyển sang bên khỏe
- Lặp lại các lần tập với mỗi bên là như nhau, không nên tập nhiều hơn
- Khi thực hiện các động tác nên tập trung tối đa vào bài tập và duy trì tư thế chuẩn nhất
- Bên cạnh việc tập luyện thì bạn cũng cần phải điều chỉnh các thói quen hàng ngày. Nhằm đảm bảo cả hai bên tay có sức mạnh tương đương nhau
- Kiên trì tập luyện bởi việc khắc phục tình trạng lệch vai không thể hiệu quả ngay lập tức mà cần phải có thời gian điều chỉnh
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của CLB gym Unity Fitness về lệch vai và các bài tập cho người bị lệch vai. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, đặc biệt là do tập luyện thể hình. Hãy áp dụng các bài tập trên mỗi ngày để cải thiện tình hình và giúp vai trở nên cân đối hơn.
Tìm hiểu chai cơ là gì? Cách khắc phục khi bị chai cơ
Những cách hạ đường huyết cho bà bầu cấp tốc, an toàn
Tổng hợp những cách chữa đau lưng tại nhà nhanh nhất
5 mẹo dân gian chữa đau vai gáy không phải ai cũng biết
Chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Những điều cần biết
Huyết áp 160/90 có cao không? Những nguy cơ cần lưu ý
Cholesterol là gì? Những điều cần biết về cholesterol
Người mắc bệnh gout có chữa được không?