Hạ đường huyết và hạ canxi là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, do triệu chứng khá tương đồng nên khiến nhiều người nghĩ rằng hạ đường huyết giống hạ canxi.
Bài viết dưới đây của CLB gym Unity Fitness sẽ giúp bạn làm rõ về hai hiện tượng này.
1. Kiến thức cơ bản về hạ đường huyết và hạ canxi
Trước khi phân biệt hạ đường huyết và hạ canxi thì chúng ta cần phải có kiến thức về hai hiện tượng này. Trên thực tế, hạ đường huyết và hạ canxi có khái niệm hoàn toàn khác nhau, đó là:
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết thường xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường. Hạ đường huyết là hiện tượng xảy ra khi mà lượng đường trong máu giảm nhanh và xuống dưới mức ổn định, dẫn đến một số triệu chứng bất thường. Chỉ số đường huyết ổn định ở mức 55 – 69 mg/dl, nghĩa là khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 55 mg/dl thì gọi là hạ đường huyết.
Khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 55 mg/dl sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh, thường kèm theo một số biến chứng nghiêm trọng như co giật, hôn mê… Nguyên nhân trực tiếp gây hạ đường huyết được xác định là do mất cân bằng giữa hai loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu: insulin và glucagon. Theo các chuyên gia, một số thói quen, bệnh lý là yếu tố gây nên sự mất ổn định của 2 loại hormone này như:
- Thực hiện một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, bỏ hoàn toàn đường và tinh bột gây mất cân bằng lượng đường trong máu.
- Thường xuyên nhịn ăn, ăn không đúng thời điểm, ăn muộn hoặc bỏ bữa.
- Tập thể dục quá nhiều sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng
- Uống quá nhiều rượu
Xem thêm: Hạ đường huyết nên ăn gì? Top 7 các thực phẩm nên ăn
Hạ canxi
Hạ canxi sẽ xảy ra khi nồng độ canxi huyết thanh giảm xuống dưới mức ổn định, cụ thể là dưới 8,8 mg/dl, trong khi nồng độ protein huyết tương vẫn ổn định. Ngoài ra, thuật ngữ này còn được dùng để chỉ tình trạng máu có độ bão hòa canxi ion hóa dưới 4,7mg/dl.
Nguyên nhân chính gây hạ canxi máu thường gặp nhất là suy tuyến cận giáp, bệnh ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến cận giáp và do đó nồng độ canxi cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Suy tuyến cận giáp chủ yếu do di truyền hoặc là biến chứng sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc phẫu thuật khối u ung thư…
Một số yếu tố khác góp phần làm giảm lượng canxi bao gồm:
- Chế độ ăn uống không đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin D
- Bệnh liên quan đến nhiễm trùng hoặc bệnh thận
- Lo lắng, căng thẳng, hồi hộp
- Ung thư lây lan
- Có sự mất cân bằng về mức độ magiê hoặc phốt pho trong máu
- Tiêu chảy, táo bón hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa có thể làm giảm sự hấp thu canxi
- Vận động quá mức
2. Phân biệt hạ đường huyết và hạ canxi
Hạ đường huyết và hạ canxi về bản chất thì khác nhau nên có thể đo chỉ số đường huyết và chỉ số canxi để biết người bệnh đang gặp phải tình trạng nào. Tuy nhiên, tùy thuộc vào triệu chứng của hạ đường huyết và hạ canxi vẫn có thể phân biệt hoàn toàn hai tình trạng này. Mỗi tình trạng sẽ bao gồm các dấu hiệu nhận biết sau:
Các triệu chứng hạ đường huyết
Một số triệu chứng phổ biến của hạ đường huyết bao gồm:
- Run rẩy, bồn chồn, lo lắng hoặc lú lẫn
- Đói
- Chóng mặt, đổ mồ hôi
- Nhức đầu
- Buồn nôn và nôn
- Ngứa ran hoặc tê ở môi, lưỡi hoặc má
- Nhịp tim nhanh
- Da nhợt nhạt, xanh xao
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng hạ đường huyết xảy ra, chẳng hạn như:
- Lú lẫn hoặc hành vi bất thường
- Rối loạn thị giác chẳng hạn như mờ mắt và nhìn đôi
- Co giật
- Mất ý thức
- Ngất xỉu, hôn mê
Xem thêm: Hạ đường huyết là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Các triệu chứng của hạ canxi
Một số người không có dấu hiệu hạ canxi. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc bệnh này đều gặp phải các triệu chứng sau:
- Co thắt hoặc cứng cơ bắp
- Hạ huyết áp
- Mệt mỏi
- Các vấn đề về trí nhớ
- Thay đổi tâm trạng, lo âu, khó chịu
- Khó nói, khó nuốt
- Run ở bàn tay và bàn chân
- Có cảm giác châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc dị cảm
Thiếu canxi nghiêm trọng có thể dẫn đến co giật, rối loạn nhịp tim, co thắt thanh quản và suy tim.
3. Nên làm gì khi bị hạ đường huyết và hạ canxi?
Sau khi nhận biết tình trạng hiện tại là hạ đường huyết hoặc hạ canxi cần nhanh chóng có biện pháp điều trị thích hợp để duy trì sức khỏe và tính mạng cho người bệnh. Dưới đây là một số phương án điều trị hạ đường huyết và hạ canxi mà bạn có thể tham khảo.
Xử lý khi hạ đường huyết
Khi phát hiện dấu hiệu hạ đường huyết và nghi ngờ hạ đường huyết, cần phải điều trị nhanh chóng. Nếu lượng đường huyết của bệnh nhân từ 55 – 69 mg/dl và tình trạng không xấu đi, có thể áp dụng biện pháp điều trị tại nhà bằng cách bổ sung ngay 15 gam carbohydrate và thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết 15 phút một lần. Một số thực phẩm nên dùng để bổ sung carbohydrate lúc này bao gồm:
- 1 cốc sữa tươi
- 1/2 cốc nước trái cây tươi hoặc soda
- 1 thìa đường, mật ong hoặc 1 viên kẹo
- 2 – 3 viên glucose.
Nếu chỉ số vẫn ở mức thấp, hãy tiếp tục làm như vậy cho đến khi đạt trên 70 mg/dL. Khi lượng đường trong máu đã ổn định, người bệnh nên tiếp tục ăn vặt hoặc ăn nhiều bữa để đảm bảo tình trạng hạ đường huyết không tái diễn.
Đối với hạ đường huyết nặng (dưới 55 mg/dL), nên tiêm glucagon cho người bệnh hoặc đưa đến bệnh viện để được chăm sóc y tế kịp thời.
Xử lý khi bị hạ canxi
Nếu hạ canxi, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu hạ canxi ở mức độ nhẹ, có thể sử dụng bổ sung canxi nhanh chóng để khắc phục các triệu chứng khó chịu.
Người bệnh có thể bổ sung canxi bằng dịch truyền hoặc ăn uống các thực phẩm giàu canxi. Sau khi điều trị hạ canxi, phải tìm ra nguyên nhân gây hạ canxi để ngăn ngừa tái phát và chữa khỏi hoàn toàn bệnh liên quan.
Với những thông tin được Phòng tập gym Unity Fitness chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ về hiện tượng hạ đường huyết và hạ canxi. Đây là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau, cần tránh nhầm lẫn để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngay khi thấy bản thân xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cần báo cho người thân hoặc bác sĩ để được xử lý kịp thời, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “hạ đường huyết và hạ canxi” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Đau đầu gối nhưng không sưng là do đâu? Cách xử lý tại nhà
Đau dạ dày ở vị trí nào? Những thông tin cần biết về đau dạ dày
Mạch bạn 4 cách chữa bệnh tiểu đường đơn giản tại nhà
Dây chằng là gì? Vai trò của dây chằng trong luyện tập
Những triệu chứng giãn dây chằng đầu gối không nên chủ quan
Đau cổ tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Những thông tin cần biết về đau lưng dưới
Top 8 dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ cần cảnh giác