Hạ đường huyết là gì? Đây là một tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu quá thấp. Thường gặp ở những người đang trong quá trình điều trị đái tháo đường.
Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Unity Fitness nhé!
1. Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết là gì? Hạ đường huyết được hiểu đơn giản là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu xuống quá thấp, dưới 3,9 mmol/l (<70mg/dl), dẫn đến thiếu hụt glucose trong các chức năng của cơ thể, có thể dẫn đến rối loạn cơ bắp.
Hạ đường huyết cần điều trị nhanh chóng, kịp thời để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng do hạ đường huyết gây ra.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ đường huyết
Nguyên nhân hạ đường huyết phổ biến nhất chính là tác dụng của thuốc điều trị bệnh đái tháo đường. Việc dùng quá nhiều insulin hoặc vô tình tiêm sai loại insulin cũng dẫn đến hạ đường huyết.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến hạ đường huyết là gì:
Điều hòa lượng đường trong máu
Khi thức ăn vào cơ thể, nó sẽ phân hủy thành glucose (nguồn năng lượng chính của cơ thể). Glucose đi vào tế bào với sự trợ giúp của insulin, một loại hormone do tuyến tụy sản xuất.
Glucose dư thừa được lưu trữ trong gan dưới dạng glycogen. Khi bạn không ăn trong vài giờ, lượng đường trong máu sẽ giảm và cơ thể bạn ngừng sản xuất insulin.
Tại thời điểm này, hormone glucagon (do tuyến tụy sản xuất) báo hiệu cho gan phân hủy glycogen và giải phóng glucose vào máu. Quá trình này giúp ổn định lượng đường trong máu.
rong thời gian nhịn ăn kéo dài, cơ thể sẽ phân hủy lượng mỡ dự trữ và sử dụng các sản phẩm lipolytic làm nhiên liệu thay thế.
Quá trình đốt cháy chất béo tạo ra axit trong môi trường không có oxy. Khi nguồn chất béo cạn kiệt (cơ thể đốt cháy toàn bộ lượng mỡ dự trữ) sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit, lúc này người bệnh dễ bị hạ đường huyết.
Xem thêm: Dạ dày nằm ở đâu? Chức năng của dạ dày đối với cơ thể
Mắc bệnh tiểu đường
Đây chính là nguyên nhân phổ biến của hạ đường huyết là gì? Những người mắc bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi cơ thể không sản xuất insulin (tiểu đường loại 1) hoặc sản xuất rất ít insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả (tiểu đường loại 2). Kết quả là glucose tích tụ trong máu, đạt mức cao nguy hiểm.
Tại thời điểm này, bệnh nhân được tiêm insulin hoặc các loại thuốc khác để giảm lượng đường trong máu. Nhưng dùng một lượng lớn insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác có thể khiến lượng đường trong máu giảm quá nhiều, dẫn đến hạ đường huyết.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân hạ đường huyết là gì nếu trên thì còn có một số tác nhân khác dẫn đến bệnh lý này, cụ thể đó là:
- Dùng thuốc không đúng cách: Dùng nhầm thuốc trị tiểu đường có thể gây hạ đường huyết. Ngoài ra, các loại thuốc khác cũng có thể gây hạ đường huyết như quinine (dùng trong điều trị bệnh sốt rét).
- Uống quá nhiều rượu, bia: Ngăn cản gan giải phóng glycogen để tạo thành glucose vào máu, dẫn đến hạ đường huyết.
- Bệnh mãn tính: Viêm gan nặng, xơ gan, nhiễm trùng nặng, bệnh thận, bệnh tim,… có thể gây hạ đường huyết. Bệnh thận cũng có thể khiến cơ thể không bài tiết đúng cách, dẫn đến tích tụ glucose, gây hạ đường huyết.
- Nhịn ăn quá mức: Suy dinh dưỡng, thiếu thức ăn, thiếu lượng glycogen dự trữ cần thiết cho cơ thể để sản xuất glucose… dẫn đến hạ đường huyết.
- Sản xuất insulin quá mức: Một khối u hiếm gặp ở tuyến tụy (insulinoma) khiến bệnh nhân sản xuất quá nhiều insulin, có thể dẫn đến hạ đường huyết. Ngoài ra, các khối u khác và tế bào bất thường ở tuyến tụy có thể tiết ra quá nhiều insulin, gây hạ đường huyết.
- Thiếu hụt hormone: Rối loạn tuyến thượng thận và khối u tuyến yên có thể dễ dàng dẫn đến thiếu hụt một số hormone điều chỉnh quá trình sản xuất hoặc chuyển hóa glucose. Ngoài ra, hạ đường huyết có thể xảy ra nếu trẻ có quá ít hormone tăng trưởng (GH).
- Các bữa ăn cách xa nhau: Lượng đường trong cơ thể không đủ, dễ gây hạ đường huyết.
- Vận động quá sức
3. Dấu hiệu nhận biết người bị hạ đường huyết
Sau khi đã nắm được nguyên nhân của hạ đường huyết là gì? Tiếp sau đây, Unity Fitness sẽ cung cấp cho bạn một số dấu hiệu nhận biết người bị hạ đường huyết bao gồm:
- Run rẩy, bồn chồn, lo lắng
- Chóng mặt, lâng lâng, đau đầu
- Đổ mồ hôi, thường ở lòng bàn tay, trán, nách
- Cảm thấy đói cồn cào, đau/co thắt/nóng rát vùng dạ dày. Có thể thấy buồn nôn, nôn.
- Hoa mắt
- Tim đập nhanh
- Da xanh tái
- Ngứa ran hoặc tê môi, lưỡi và má
- Mệt mỏi, yếu chân tay
- Thậm chí có thể khiến người bệnh kích động, lú lẫn, co giật, mất ý thức, hôn mê
Các triệu chứng hạ đường huyết nêu trên có thể xảy ra khi người bệnh nhịn ăn, ăn muộn, bỏ bữa hoặc xảy ra vào ban đêm, khiến người bệnh gặp ác mộng, la hét khi ngủ.
Ở những bệnh nhân lớn tuổi, hạ đường huyết có thể gây ra các triệu chứng giống đột quỵ (mất ngôn ngữ, liệt nửa người) và có nhiều khả năng dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tử vong đột ngột.
Xem thêm: Uống vitamin tổng hợp bao lâu thì ngưng? Nên uống lúc nào?
4. Cách phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết
Để ngăn ngừa hạ đường huyết là gì một cách hiệu quả, các bác sĩ khuyến cáo như sau:
- Không bỏ bữa (dù ăn ít hay quá nhiều), đặc biệt nếu bạn mắc bệnh mãn tính, bệnh lý tiềm ẩn, tê liệt nằm một hoặc thể chất yếu.
- Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định tiêm insulin của bác sĩ và không bao giờ tùy ý ngừng dùng thuốc.
- Chủ động theo dõi lượng đường trong máu hàng ngày của bạn bằng cách ghi lại lượng đường trong máu vào các thời điểm khác nhau như trước và sau bữa ăn, trước và sau khi vận động, trước khi ngủ, khi thay đổi chế độ sinh hoạt, … để theo dõi trong tương lai bằng cách hạn chế uống rượu, hút thuốc và các chất kích thích.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với các bài tập phù hợp với sức khỏe.
- Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và đánh giá điều trị.
- Cần lưu ý các ngày trong kỳ kinh nguyệt với phụ nữ.
- Hãy cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp biết mình bị bệnh đái tháo đường hay mạng theo thẻ đái tháo đường kèm số điện thoại của bác sĩ hay liên hệ khẩn cấp để các trường hợp khẩn cấp mọi người có thể hỗ trợ kịp thời.
Kết luận
Lượng đường trong máu giảm xuống mức độ quá thấp sẽ đe dọa đến tính mạng như co giật, tổn thương hệ thần kinh.
Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức về hạ đường huyết là gì để có thể ngăn ngừa cũng như phát hiện để được điều trị sớm nhất có thể.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Cách giảm huyết áp cao tại nhà bạn không nên bỏ qua
Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Top 10 thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón hiệu quả bất ngờ
Đau vai gáy bên phải là bệnh gì? Biện pháp đẩy lùi cơn đau
Huyết áp thấp là bao nhiêu? Có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa
Estrogen là gì? Có vai trò gì với cơ thể?
Gan nhiễm mỡ nên ăn gì để kiểm soát bệnh hiệu quả
Hướng dẫn cách trị tiểu đường tại nhà đơn giản, dễ làm