Tụt huyết áp là một bệnh lý phổ biến những tưởng chỉ gặp ở người cao tuổi mà hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh huyết áp thấp đang tăng lên theo từng ngày. Chính vì thế, để phát hiện và điều trị kịp thời cũng như tránh gây ra biến chứng nguy hiểm. Thì việc nhận biết những dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ là cực kỳ quan trọng.
Bài viết dưới đây, Gym Unity Fitness sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về bệnh huyết áp thấp ở người trẻ tuổi.
1. Tổng quan về bệnh huyết áp thấp
Trước khi tìm hiểu những dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ, bạn cần nắm được một số thông tin cơ bản về huyết áp thấp. Trong cơ thể con người, khi tim đập sẽ tạo áp lực lên thành mạch máu để đưa lưu lượng máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Áp lực này được gọi là huyết áp.
Huyết áp bao gồm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tăng và giảm suốt cả ngày. Huyết áp được coi là bình thường khi dưới 120/80 mmHg. Vì vậy, hạ huyết áp được xem xét khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg. Huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60mmHg.
Tuy nhiên, đối với người bình thường và khỏe mạnh, khi đo huyết áp, chỉ số huyết áp thấp nhưng không có triệu chứng thì đây không phải là bệnh mà là chỉ số huyết áp bình thường của người đó. Vì vậy, việc chẩn đoán huyết áp thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như: tiền sử bệnh, tuổi tác, giới thiệu cùng các dấu hiệu kèm theo…
2. Dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ
Đa số mọi người đều nghĩ rằng huyết áp thấp chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người trẻ bị tụt huyết áp đang ngày càng gia tăng. Để phát hiện và điều trị kịp thời, chúng ta cần phải nắm được các dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ bao gồm:
- Hoa mắt, chóng mặt, giảm thị lực trong thời gian ngắn là dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ thường thấy.
- Mệt mỏi, buồn ngủ và ù tai xảy ra cùng với chán ăn, buồn nôn và nôn.
- Da nhợt nhạt: Khuôn mặt trở nên xanh xao, thiếu sức sống do lượng máu cung cấp đến các cơ quan không đủ.
- Nhức đầu, đặc biệt là ở vùng đầu và cổ trên. Cơn đau có thể nhẹ nhưng có thể dần dần trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thay đổi nhịp tim. Nó có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường. Đây là dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ bạn nên lưu tâm.
Xem thêm: Triệu chứng huyết áp thấp – Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
3. Nguyên nhân tụt huyết áp ở người trẻ tuổi
Mặc dù tình trạng hạ huyết áp ở giới trẻ đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, hầu hết đều chủ quan với các dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ cũng nhưng không biết nguyên nhân do đâu. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tụt huyết áp thường gặp ở người trẻ:
- Bị bệnh thận mãn tính hoặc tình trạng gây thiếu máu
- Mất cân bằng nội tiết tố
- Uống đồ uống có cồn như bia và rượu với số lượng lớn
- Hút thuốc lá
- Thừa cân, béo phì
- Tâm trạng căng thẳng, áp lực cuộc sống
- Ăn uống không đúng giờ hoặc thường xuyên bỏ bữa
- Thức khuya: Các bạn trẻ thường thức khuya và ngủ rất ít. Thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về sức khỏe
- Bị tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng
- Ngồi nhiều, vận động ít. Mỗi khi bạn đứng lên hoặc ngồi xuống, huyết áp của bạn dễ dàng tụt xuống
- Sử dụng một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ gây ra huyết áp thấp.
4. Cách điều trị tụt huyết áp ở người trẻ
Việc nhận biết được nguyên nhân cùng các dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ là cực kỳ quan trọng. Điều này là cơ sở để các bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Dưới đây là các cách điều trị tụt huyết áp ở người trẻ:
Sử dụng thuốc
Thuốc điều trị hạ huyết áp ở người trẻ tuổi thường tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể và tình trạng sức khỏe của từng người bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng:
- Erythropoietin: Erythropoietin giúp tăng số lượng hồng cầu và cải thiện tuần hoàn máu nên có thể dùng điều trị bệnh huyết áp thấp do thiếu máu ở thanh thiếu niên.
- Fludrocortisone: Fludrocortisone là một loại steroid có tác dụng làm tăng lượng muối trong cơ thể, giúp giữ nước và duy trì huyết áp ổn định.
- Midodrine: Midodrine có thể làm tăng huyết áp bằng cách làm co động mạch và tăng lưu thông máu.
- Theophylline: Theophylline có thể được sử dụng để tăng cường lưu thông máu.
- Thuốc chống viêm NSAID: Một số NSAID có thể được sử dụng để giảm mức độ mất nước và giảm viêm, có thể giúp duy trì huyết áp.
- Desmopressin: Desmopressin có tác dụng giữ nước trong cơ thể, tăng tuần hoàn, nâng cao huyết áp.
Người bệnh cần sử dụng thuốc cẩn thận, đúng chủng loại, liều lượng do bác sĩ chỉ định. Đồng thời cần theo dõi chặt chẽ huyết áp và các triệu chứng cơ thể để đảm bảo hiệu quả và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
Xem thêm: Huyết áp thấp có nguy hiểm không? Cách điều trị tại nhà
Xây dựng lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh
Lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp ổn định và hỗ trợ tích cực cho người trẻ bị huyết áp thấp, cụ thể:
- Tăng cường uống nước: Cố gắng uống đủ nước mỗi ngày, trung bình 1,5-2 lít tùy theo trọng lượng cơ thể.
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Chế độ ăn giàu canxi, kali, magie và vitamin D có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp.
- Hạn chế caffeine và đường: Hạn chế ăn đồ uống và thực phẩm có chứa caffeine và nhiều đường như kẹo, nước ngọt, cà phê…
- Thư giãn cơ và tập thể dục nhẹ nhàng: Các hoạt động như yoga và đi bộ nhanh, đặc biệt là các bài tập tăng cường cơ bắp, có thể giúp cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa tụt huyết áp khi đứng.
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và huyết áp, vì vậy hãy cố gắng ngủ 6-8 tiếng mỗi đêm.
- Tránh đứng dậy đột ngột
Nhiều trường hợp phải chịu những biến chứng nghiêm trọng nếu dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ không được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, nếu nhận thấy dấu hiệu hoặc nguy cơ, bạn cần đến gặp bác sĩ và theo dõi huyết áp thường xuyên. Cũng như áp dụng các phương pháp điều trị, sản phẩm bổ sung càng sớm càng tốt để giữ sức khỏe.
Như vậy bài viết trên của Phòng tập gym Unity Fitness đã giúp bạn nhận biết được các dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình cũng như không nên chủ quan dù ở bất kỳ độ tuổi nào.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Trật khớp háng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Ăn uống gì để hạ huyết áp nhanh, ngừa đột quỵ?
Những triệu chứng giãn dây chằng đầu gối không nên chủ quan
Đau dạ dày ở vị trí nào? Cách điều trị
Cao huyết áp nên làm gì? Cách kiểm soát huyết áp ngay tại nhà
Đau nhức nửa đầu phải do đâu? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Dấu hiệu trào ngược dạ dày tuyệt đối không được bỏ qua
Nhồi máu não: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa