Cao huyết áp hay tăng huyết áp, không chỉ là vấn đề sức khỏe phổ biến ở người lớn tuổi mà còn ngày càng phổ biến ở người trẻ. Điều đáng lo ngại là nhiều người trẻ không hề biết mình đang mắc bệnh này cho đến khi các biến chứng nguy hiểm xuất hiện.
Do đó, hiểu biết về các dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ là vô cùng quan trọng để phát hiện sớm và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Phòng tập Unity Fitness tìm hiểu qua bài viết dưới này nhé.
1. Dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ
So với người cao tuổi, những dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ thường khó nhận biết. Vì thế, hầu hết bệnh cao huyết áp ở người trẻ được phát hiện là do tình cờ.
Dưới đây là một số dấu hiệu tăng huyết áp ở người trẻ, bạn có thể tham khảo.
Đau đầu thường xuyên
Đau đầu thường xuyên là một trong những dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của cao huyết áp ở người trẻ.
Cơn đau thường âm ỉ, dai dẳng và tập trung ở vùng phía sau đầu hoặc thái dương. Cảm giác căng tức, như bị bóp chặt đầu có thể xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy hoặc sau những hoạt động gắng sức.
Điều đáng lưu ý là không phải tất cả các cơn đau đầu đều do cao huyết áp gây ra.
>> Đọc thêm: Nguyên nhân đau nửa đầu bên trái là do đâu? Có nguy hiểm không?
Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ, mặc dù không phải ai mắc bệnh cũng sẽ trải qua triệu chứng này. Khi huyết áp tăng cao, tim phải làm việc vất hơn để bơm máu đi khắp cơ thể.
Do đó, có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong các mô, gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải.
Ngoài ra, mệt mỏi do cao huyết áp thường đi kèm với các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, và khó tập trung.
Đỏ, nóng ran mặt: Dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo huyết áp tăng cao. Khi huyết áp tăng đột ngột, các mạch máu trên mặt sẽ giãn nở, gây ra tình trạng đỏ bừng khó chịu.
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng. Bởi việc mặt đỏ cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như tập thể dục cường độ cao hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu.
Chảy máu mũi
Chảy máu mũi, đặc biệt khi xảy ra thường xuyên và không rõ nguyên nhân, có thể là một dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ đáng lo ngại.
Khi huyết áp tăng cao, áp lực lên các mạch máu, đặc biệt là những mạch máu nhỏ và mỏng như ở niêm mạc mũi, sẽ tăng lên đáng kể. Vì thế dễ dẫn đến việc các mạch máu bị vỡ và gây chảy máu.
Tuy nhiên, chảy máu mũi không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của cao huyết áp vì còn có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng này.
Tầm nhìn mờ hoặc thay đổi
Đây có thể là một trong những dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ. Huyết áp cao kéo dài có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở mắt, dẫn đến các vấn đề về thị lực.
Các mạch máu này cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho võng mạc – phần phía sau của mắt chịu trách nhiệm chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu thần kinh gửi đến não. Khi các mạch máu này bị hỏng, khả năng nhìn của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
2. Nguyên nhân cao huyết áp ở người trẻ?
Thực tế, nhiều người nghĩ rằng cao huyết áp chỉ ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Vì thế mà họ không quan tâm đến các dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ, cũng bởi vậy mà tỷ lệ bệnh này ở người trẻ đang có xu hướng tăng.
Một số yếu tố nguy cơ góp phần vào việc tăng huyết áp ở người trẻ bao gồm.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Một trong những nguyên nhân chính gây cao huyết áp ở người trẻ là chế độ ăn uống không lành mạnh.
Việc tiêu thụ quá nhiều muối, chất béo bão hòa và cholesterol có trong các loại đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, đồ uống có ga… khiến mạch máu bị xơ cứng, làm tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, việc uống nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là bia rượu, cũng làm tăng gánh nặng lên tim và mạch máu, góp phần làm tăng huyết áp.
Lười vận động
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cao huyết áp ngày càng trẻ hóa. Khi chúng ta lười vận động, cơ thể sẽ trở nên ì trệ, quá trình trao đổi chất chậm lại.
Điều này dẫn đến việc mỡ thừa tích tụ, đặc biệt là ở vùng bụng, gây áp lực lên tim và mạch máu.
Hơn nữa, việc ngồi quá lâu một chỗ còn khiến máu lưu thông kém, tăng nguy cơ hình thành các mảng bám trong động mạch, đẩy huyết áp lên cao.
>> Xem thêm: Cảnh báo những dấu hiệu tai biến ở người trẻ cần lưu ý
Thừa cân hoặc béo phì
Khi cơ thể tích trữ quá nhiều mỡ, đặc biệt là ở vùng bụng, nó sẽ gây áp lực lên tim và mạch máu, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Do đó làm tăng huyết áp và đặt ra nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch khác.
Ngoài ra, béo phì còn đi kèm với các vấn đề chuyển hóa khác như kháng insulin, tăng mỡ máu, tất cả đều góp phần làm tăng huyết áp.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá một thói quen phổ biến ở giới trẻ, lại là nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp.
Nicotin trong thuốc lá làm tăng nhịp tim, co mạch máu, và làm tăng huyết áp tức thời. Về lâu dài, việc hút thuốc lá làm tổn thương thành mạch máu, giảm độ đàn hồi của động mạch, từ đó góp phần làm tăng huyết áp mãn tính.
Không chỉ vậy, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như nhồi máu cơ tim và đột quỵ, những biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp.
Di truyền
Nếu bố mẹ hoặc ông bà bạn có tiền sử cao huyết áp, khả năng bạn cũng mắc bệnh này sẽ cao hơn.
Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc quy định cách cơ thể bạn điều hòa huyết áp. Do đó, ngay cả khi bạn sống lành mạnh, nguy cơ vẫn có thể tiềm ẩn.
3. Những cách phòng ngừa cao huyết áp ở người trẻ
Cao huyết áp ở người trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Vì thế, bên cách việc biết các dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ, bạn cũng nên thực hiện một số biện pháp hỗ trợ để cải thiện tình trạng tăng huyết áp sau:
Điều chỉnh chế độ ăn uống, ưu tiên rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ uống có ga.
Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày cũng rất quan trọng. Bạn có thể tham gia các lớp tập Yoga, tập Gym, hay chạy bộ, đạp xe… để kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe.
Bên cạnh đó, việc giảm stress, hạn chế rượu bia và không hút thuốc cũng cần được chú ý.
Tóm lại, tăng huyết áp ở người trẻ là một vấn đề đáng lo ngại, nhưng với sự hiểu biết đúng về các dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ và biện pháp phòng ngừa, có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình.
Hy vọng rằng với những thông tin trên từ Gym Unity Fitness, bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Đau lưng bên phải: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Những cách giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giây hiệu quả nhanh chóng
Tiểu đường có uống được nước dừa không? Lưu ý khi uống
Đau nửa đầu bên phải và nhức mắt là triệu chứng cảnh báo bệnh gì?
Căng cơ lưng bao lâu thì khỏi? Những điều cần biết
Đau nửa đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Đau nhức cánh tay về đêm có nguy hiểm không? Cách khắc phục
Gan nhiễm mỡ độ 2 uống lá gì để hỗ trợ điều trị tốt nhất?