Tụt đường huyết là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang sống chung với bệnh tiểu đường. Vậy thì ở bài viết này, cùng Unity Fitness đi tìm câu trả lời nhé!
1. Tụt đường huyết là gì?
Đường huyết là lượng glucose (đường) – nguồn năng lượng chính cho cơ thể, cung cấp nhiên liệu cho não, cơ bắp và các cơ quan khác hoạt động.
Nó được tạo ra từ thức ăn chúng ta ăn, chủ yếu là carbohydrate. Lúc này, một hormone do tuyến tụy tiết ra là Insulin giúp đưa glucose từ máu vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng.
Mức đường huyết bình thường dao động trong khoảng từ 70 đến 100 mg/dL khi đói và dưới 140 mg/dL sau khi ăn.
Cơ thể có hệ thống điều hòa đường huyết phức tạp, bao gồm các hormone như insulin và glucagon sẽ giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
Vậy thực tế tình trạng tụt đường huyết là gì hay hạ đường huyết là gì Là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường.
Điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người sử dụng insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết.
2. Các triệu chứng của tụt đường huyết
Khi đường huyết giảm xuống, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách gửi các tín hiệu cảnh báo. Các triệu chứng của tụt đường huyết có thể bao gồm:
- Đói bụng
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Tim đập nhanh
- Run rẩy
- Toát mồ hôi
- Khó chịu
- Nhầm lẫn hoặc khó tập trung
- Cáu gắt
- Mất ý thức (trong trường hợp nghiêm trọng)
>> Xem thêm: Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm bao nhiêu là đáng lo?
3. Nguyên nhân gây tụt đường huyết là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây tụt đường huyết nhưng chủ yếu được chia thành hai loại là liên quan trực tiếp đến tiểu đường và không liên quan đến tiểu đường:
Liên quan trực tiếp đến tiểu đường
- Liều insulin quá cao: Người bệnh tiểu đường sử dụng insulin để kiểm soát đường huyết. Nếu sử dụng liều insulin quá cao hoặc không ăn đủ thức ăn, đường huyết có thể giảm đột ngột.
- Bỏ bữa ăn: Không ăn đúng giờ hoặc bỏ bữa hoàn toàn có thể dẫn đến tụt đường huyết, đặc biệt ở người bệnh tiểu đường sử dụng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết.
- Tập thể dục quá sức: Tập thể dục cường độ cao hoặc kéo dài mà không cung cấp đủ năng lượng có thể làm giảm đường huyết.
- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn mửa hoặc các vấn đề tiêu hóa khác có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn, dẫn đến tụt đường huyết.
- Sử dụng thuốc khác: Một số loại thuốc, như thuốc lợi tiểu, thuốc beta-blocker, có thể làm giảm đường huyết.
Nguyên nhân không liên quan đến tiểu đường
- Uống rượu quá nhiều: Thường xuyên uống bia rượu hoặc các loại đồ uống là nguyên nhân thường gặp khiến chỉ số đường huyết của bạn bị giảm sâu. Rượu có thể làm giảm lượng đường sản xuất bởi gan, dẫn đến tụt đường huyết.
- Thiếu ăn: Không ăn đủ hoặc ăn không đúng bữa có thể gây tụt đường huyết ở bất kỳ ai.
- Tập thể dục quá sức: Giống như người bệnh tiểu đường, tập thể dục quá mức mà không cung cấp đủ năng lượng có thể gây tụt đường huyết.
- Suy tuyến thượng thận: Tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol, giúp tăng đường huyết. Nếu tuyến thượng thận hoạt động kém, đường huyết có thể giảm.
- Suy gan: Gan đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa đường huyết bên trong cơ thể. Chính vì thế mà suy gan có thể ảnh hưởng đến chức năng này.
- Mắc bệnh nội tiết khác: Các bệnh nội tiết như bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến yên cũng có thể gây tụt đường huyết.
4. Tụt đường huyết ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Sau khi nắm được các triệu chứng của tụt đường huyết là gì, chắc hẳn bạn cũng tò mò về tác động của nó đối với cơ thể.
Trong trường hợp tụt đường huyết nhẹ, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, làm giảm năng suất làm việc và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Đối với người cao tuổi, tình trạng này có thể gây suy giảm trí nhớ theo thời gian.
Nếu không được kiểm soát, tụt đường huyết nhẹ kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát của người bệnh.
Khi đường huyết giảm đột ngột, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn như run rẩy, ngất xỉu, hoặc ngã khi đang di chuyển, gây nguy cơ chấn thương.
Trong nhiều trường hợp, tụt đường huyết mạnh và đột ngột có thể dẫn đến co giật, mất ý thức và có nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
5. Cách phòng ngừa tụt đường huyết
Để phòng ngừa tụt đường huyết, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo mức đường huyết ổn định và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường.
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng: Hãy thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng bao gồm đầy đủ các nhóm thực phẩm và các loại rau giúp hạ đường huyết. Điều này đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Ăn đúng giờ và đủ bữa: Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng và ăn nhẹ giữa các bữa chính nếu cần thiết để duy trì mức đường huyết ổn định.
- Tập thể dục vừa phải: Tập Gym hay thể dục giúp kiểm soát đường huyết nhưng cần chú ý không tập quá sức và ăn uống đủ năng lượng trước và sau khi tập luyện để tránh tụt đường huyết.
- Luôn mang theo đồ ăn hoặc nước uống có đường: Kẹo, bánh quy, nước ngọt hoặc nước trái cây là những lựa chọn tốt để sử dụng khi cảm thấy triệu chứng tụt đường huyết như chóng mặt, mệt mỏi, hoặc đổ mồ hôi.
- Đi khám định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh có thể gây tụt đường huyết, chẳng hạn như các bệnh lý về gan, thận, hoặc rối loạn nội tiết.
Những thông tin về tụt đường huyết là gì cho thấy đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng. Hiểu rõ nguyên nhân gây tụt đường huyết là bước quan trọng để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nguồn: Tổng hợp.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với bác sĩ, chuyên viên y tế để nhận được tư vấn và chẩn đoán kịp thời!
Bong gân ngón chân và những kiến thức cần biết
Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì để không gây hại cho gan?
Triệu chứng hạ đường huyết ở người bình thường chớ nên bỏ qua
Nhồi máu não: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Đau vai gáy: Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Các bệnh về tim thường gặp và cách phòng ngừa
Đau dạ dày là đau ở đâu? Cách nhận biết
Thiếu máu não uống thuốc gì? Các loại thuốc nên tham khảo