Tổng hợp các mẹo chữa căng cơ bắp chân đơn giản tại nhà 

Mặc dù căng cơ bắp chân là một tình trạng phổ biến nhưng bạn không nên coi thường. Nếu không nắm được các kiến thức về mẹo chữa căng cơ bắp chân để xử lý kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, làm mất chức năng vận động và di chuyển của người bệnh.

Cùng CLB gym Unity Fitness tìm hiểu về các mẹo chữa căng cơ bắp chân nhé!

1. Lý giải căng cơ bắp chân là gì?

mẹo chữa căng cơ bắp chân
Bắp chân là một nhóm cơ quan trọng của cơ thể nằm ở phía sau của chân

Bắp chân là một nhóm cơ quan trọng của cơ thể nằm ở phía sau của chân. Cấu tạo cơ bắp chân gồm hai cơ chính gồm cơ bụng chân và cơ dép. Khi cơ bắp chân bị căng, một trong hai cơ trên đây có nguy cơ bị rách.

Tình trạng căng cơ bắp chân có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng thường gặp nhiều nhất ở vận động viên. Có một số dấu hiệu mà người bị căng cơ bắp chân có thể nhận ra dễ dàng, bao gồm:

  • Cảm giác đau âm ỉ, tê ngứa và khó chịu ở bắp chân, có thể lan ra đầu gối, mắt cá chân và bàn chân. Đau sẽ tăng nặng khi bạn vận động chân.
  • Bắp chân bị bầm tím hoặc sưng tấy, và cẳng chân đột ngột đau.
  • Khó gập cổ chân hoặc nâng chân lên.

Khi xuất hiện những dấu hiệu này, bạn nên chú ý theo dõi các biểu hiện tiếp theo để đưa ra biện pháp xử trí phù hợp và kịp thời. Nếu cảm thấy khó đi lại, đau bắp chân ngay cả khi nghỉ ngơi và đau tăng nặng vào ban đêm,… thì tốt nhất bạn nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân dẫn đến căng cơ bắp chân

Trước khi tìm hiểu về mẹo chữa căng cơ bắp chân, bạn cần phải nắm được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mà Unity Fitness đề cập.

Thiếu khởi động

mẹo chữa căng cơ bắp chân
Bỏ qua bước khởi động khiến cơ bắp không sẵn sàng và dễ bị chấn thương khi thực hiện các động tác mạnh đột ngột

Khởi động là phần quan trọng mở đầu cho bất kỳ hoạt động thể chất nào mà chúng ta không nên bỏ qua. Nó giúp làm nóng cơ bắp, tăng tuần hoàn máu và chuẩn bị cơ thể cho vận động. Bỏ qua bước khởi động khiến cơ bắp không sẵn sàng và dễ bị chấn thương khi thực hiện các động tác mạnh đột ngột.

Tập luyện quá sức

Dù là người mới hay vận động viên chuyên nghiệp, việc tập luyện quá mức đều gây hại cho cơ bắp. Tăng cường độ tập luyện đột ngột hoặc tập với cường độ cao hơn sức bền của cơ thể sẽ làm các sợi cơ bị quá tải, dẫn đến căng cơ.

>> Xem thêm: Có nên tập gym 7 ngày 1 tuần? Tập nhiều có tốt không?

Sai kỹ thuật

Thực hiện các bài tập sai kỹ thuật không chỉ giảm hiệu quả tập luyện mà còn tăng nguy cơ chấn thương, bao gồm cả việc dẫn đến căng cơ bắp chân.

Cơ thể thiếu nước

Nước rất quan trọng trong việc vận chuyển dinh dưỡng đến các tế bào cơ và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Khi thiếu nước, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, dẫn đến mệt mỏi và dễ bị căng cơ, gây ra các vấn đề liên quan bên trong hệ cơ của mình.

Cơ bắp không được kéo giãn

Việc kéo giãn sau khi tập luyện giúp loại bỏ các sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất, giúp cơ bắp thư giãn và phục hồi. Bỏ qua việc giãn cơ sau khi tập có thể khiến cơ bắp bị cứng lại và dễ bị căng.

Bên cạnh đó, thói quen ngồi quá lâu làm giảm lưu thông máu cũng đồng thời khiến các chất dinh dưỡng không đến được cơ bắp, dẫn đến cứng cơ và dễ tổn thương.

3. Tổng hợp các mẹo chữa căng cơ bắp chân

mẹo chữa căng cơ bắp chân
Tùy theo mức độ căng cơ ở bắp chân, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau

Sau khi đã nắm được nguyên nhân, triệu chứng liên quan đến tình trạng căng cơ bắp chân, bạn cần phải nắm rõ các mẹo chữa căng cơ bắp chân để xử lý nhanh tại nhà. Tùy theo mức độ căng cơ ở bắp chân, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau:

1. Nghỉ ngơi

Khi cơ thể bị căng cơ bắp chân, điều đầu tiên là cần phải dừng ngay các hoạt động gây đau để giảm tải lên cơ bắp, tạo điều kiện cho quá trình phục hồi. Tránh chạy bộ và các hoạt động thể chất khác để không làm tổn thương thêm cơ bắp chân.

Nếu bạn bị đau cơ bắp chân sau khi tập luyện thể thao, hãy nghỉ ngơi khoảng 5-7 ngày để bắp chân có thể phục hồi và bạn có thể vận động, sinh hoạt, tập luyện bình thường trở lại. Trong trường hợp đau bắp chân do bệnh lý, bạn nên hạn chế vận động và đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

2. Kéo căng cơ bắp chân

Các bài tập kéo căng nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau hiệu quả mà bất cứ ai cũng có thể tự mình thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng nếu thực hiện sai cách, có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn. Hãy tham khảo ý kiến của các các chuyên gia tại Phòng tập thể hình khi thực hiện bất kỳ bài tập nào.

3. Chườm đá

mẹo chữa căng cơ bắp chân
Chườm đá lên khu vực bị căng bởi nhiệt độ thấp cùng hơi lạnh sẽ giúp quá trình lưu thông máu giảm, hạn chế tình trạng đau nhức

Để giảm sưng và đau, người bệnh có thể chườm đá lên khu vực bị căng bởi nhiệt độ thấp cùng hơi lạnh sẽ giúp quá trình lưu thông máu giảm, hạn chế tình trạng đau nhức. Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng túi chườm lạnh hoặc khăn vải sạch chứa đá lạnh.
  • Chườm lên vùng bị căng trong 10-20 phút.
  • Lặp lại sau mỗi 2-3 giờ để đạt hiệu quả tốt nhất.

>> Xem thêm: Ăn gì sau khi tập gym buổi tối giúp phục hồi cơ bắp?

4. Sử dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc như ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp giảm đau và viêm hiệu quả. Các loại thực phẩm chức năng như glucosamine, chondroitin, MSM có thể hỗ trợ sức khỏe của khớp và giảm nguy cơ chấn thương.

Tuy nhiên, Unity Fitness khuyến nghị bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ bởi việc lạm dụng thuốc có thể gây phụ thuộc và tổn hại đến gan, thận, dạ dày.

5. Băng bó và xoa bóp chân

Sử dụng băng thun hoặc băng gạc để băng bó nhẹ nhàng quanh vùng cơ bị căng, giúp hạn chế sưng tấy và hỗ trợ cơ bắp trong quá trình phục hồi. Đồng thời khi cơn đau giảm bớt, hãy tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị căng để tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy quá trình phục hồi.

Kết luận

Với những mẹo chữa căng cơ bắp chânUnity Fitness cung cấp ở trên đây, hi vọng là bạn đã nắm được các kiến thức nhất định để quá trình tập luyện đem lại hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến chất lượng bài tập và tình trạng sức khỏe.

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: