Thế giới thể hình luôn gắn liền với sự tiêu hao năng lượng và vi chất, mineral giữ vai trò duy trì sự cân bằng nội môi và tăng cường khả năng phục hồi cho cơ thể.
Vậy thực chất mineral là gì trong gym và nó có vai trò ra sao? Cùng Gym Unity Fitness lý giải qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giải đáp mineral là gì trong Gym?

Khi bạn dành hàng giờ mỗi tuần trong phòng tập, kiên trì với các bài tập nặng, ăn uống đầy đủ nhưng lại vẫn cảm thấy mệt mỏi, đuối sức hay hiệu suất không như mong đợi thì nguyên nhân rất có thể nằm ở một yếu tố thường bị bỏ qua là mineral.
Vậy mineral là gì trong Gym? Đây là thuật ngữ để chỉ khoáng chất, là những vi chất vô cơ mà cơ thể không thể tự sản sinh. Chúng được hấp thụ từ nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ đất, nước hoặc động vật.
Mỗi khoáng chất đảm nhiệm những vai trò sinh học khác nhau nhưng tất cả đều cần thiết cho sức khỏe tổng thể và hiệu suất thể thao.
Khi cơ bắp làm việc liên tục trong phòng tập, các phản ứng sinh học diễn ra dày đặc. Và để những phản ứng đó hoạt động ổn định, khoáng chất đóng vai trò như chất xúc tác cho hàng loạt tiến trình quan trọng như co cơ, truyền tín hiệu thần kinh, tổng hợp protein, cân bằng chất lỏng và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
>> Xem thêm: Carbohydrate là gì? 6 tác dụng của carbohydrate nên nắm rõ
2. Những khoáng chất đóng vai trò chủ chốt với dân tập luyện
Sau khi biết mineral là gì trong Gym, dưới đây là những thành phần được xem như “xương sống” cho người tập thể hình mà bạn không thể bỏ qua:
Magie
Magie là chất tham gia vào hàng trăm phản ứng chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định hoạt động thần kinh và làm giảm nguy cơ co rút cơ.
Thiếu magie có thể khiến bạn dễ bị chuột rút, đau mỏi cơ, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng ngủ sâu, một yếu tố quan trọng giúp cơ thể phục hồi. Nguồn magie phổ biến bao gồm các loại hạt, rau xanh đậm, bơ và đậu đỗ.
Kali
Kali hoạt động cùng với natri để giữ cho cơ thể bạn luôn trong trạng thái cân bằng nước. Nó còn giúp điều hòa nhịp tim, hỗ trợ chức năng thần kinh và giúp cơ bắp hoạt động ổn định.
Khi tập luyện đổ nhiều mồ hôi, cơ thể mất đi một lượng lớn kali. Nếu không được bù đắp kịp thời, bạn sẽ dễ gặp hiện tượng kiệt sức, rối loạn nhịp tim hoặc chuột rút. Chuối, khoai tây, rau xanh và các loại đậu là những lựa chọn tuyệt vời để bổ sung kali.
Canxi
Ai cũng biết canxi cần thiết cho xương và răng nhưng với người luyện tập thường xuyên, nó còn đóng vai trò trong quá trình dẫn truyền thần kinh và co cơ. Thiếu canxi có thể khiến xương yếu, làm tăng nguy cơ chấn thương khi thực hiện bài tập nặng. Sữa, cá nhỏ ăn cả xương, rau có màu xanh đậm là nguồn bổ sung canxi lý tưởng.
Sắt
Mineral là gì trong Gym và có những loại nào? Sắt là thành phần cốt lõi trong quá trình tạo ra hemoglobin giúp hồng cầu mang oxy đến toàn bộ tế bào.
Trong khi tập gym, nhu cầu oxy tăng mạnh nên nếu bạn thiếu sắt, cơ thể sẽ không đủ khả năng đáp ứng năng lượng cần thiết. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi và nhanh xuống sức.
Vậy nên cơ thể cần được bổ sung sắt thông qua các loại thịt đỏ, gan động vật, đậu hay ngũ cốc nguyên cám.
Kẽm

Tập luyện cường độ cao làm hệ miễn dịch hoạt động nhiều hơn. Lúc này kẽm giữ vai trò như một lớp khiên giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus.
Ngoài ra kẽm còn cần thiết cho quá trình tổng hợp protein và làm lành tổn thương. Bạn có thể bổ sung kẽm từ các loại thịt, hàu, hạt khô hoặc các loại đậu.
Natri
Trong giới thể thao, natri giúp cân bằng nước, hỗ trợ co cơ và ổn định huyết áp. Với người tập thể hình, việc tiết mồ hôi kéo theo lượng natri thất thoát đáng kể.
Nếu không bổ sung đúng lúc, nguy cơ bị chóng mặt và chuột rút là rất cao. Bạn có thể lấy lại lượng natri cần thiết từ muối ăn hoặc nước điện giải.
Selen

Mặc dù chỉ cần với hàm lượng nhỏ nhưng selen lại cực kỳ quan trọng. Nó giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do sinh ra khi tập luyện căng thẳng.
Ngoài ra, selen còn duy trì chức năng tuyến giáp và tăng cường hệ miễn dịch. Cá biển, trứng, hạt Brazil là những nguồn cung cấp selen dồi dào.Mặc dù chỉ cần với hàm lượng nhỏ nhưng selen lại cực kỳ quan trọng
3. Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu khoáng
Cơ thể luôn có cách cảnh báo nếu bạn đang thiếu hụt dưỡng chất. Một số dấu hiệu có thể dễ dàng nhận ra nếu bạn để ý
- Chuột rút kéo dài, đau nhức cơ
- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
- Giảm hiệu suất khi tập luyện
- Hay bị bệnh vặt, miễn dịch yếu
- Chóng mặt, buồn nôn khi thay đổi tư thế
Khi gặp các biểu hiện trên, bạn nên cân nhắc xem lại chế độ ăn hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia để có hướng bổ sung phù hợp.
>> Xem thêm: Danh sách các loại vitamin cần thiết cho cơ thể
4. Làm sao để bổ sung khoáng đúng cách?
Hiểu rõ vai trò của mineral là gì trong gym là cách để bạn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, nhằm cung cấp dượng chất này vào cơ thể một cách khoa học:
Ăn uống tự nhiên vẫn là ưu tiên hàng đầu
Thay vì vội vã sử dụng thực phẩm chức năng, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các nhóm thực phẩm tươi và nguyên chất. Điều này không chỉ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn mà còn hạn chế nguy cơ dư thừa.
Tận dụng nước uống chứa điện giải
Trong các buổi tập dài tại phòng tập thể hình, việc sử dụng nước chứa điện giải có thể giúp bù đắp khoáng chất thất thoát qua tuyến mồ hôi. Đây là một giải pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả, đặc biệt là với những ai tập ngoài trời hoặc trong môi trường nóng.
Thực phẩm bổ sung

Khi lượng khoáng không thể đáp ứng đủ qua ăn uống, hoặc bạn thuộc nhóm vận động viên có cường độ cao, thực phẩm bổ sung là một giải pháp hợp lý. Tuy nhiên, bạn cần chọn sản phẩm từ thương hiệu uy tín, có kiểm nghiệm chất lượng và nên có sự tư vấn từ chuyên gia.
5. Những sai lầm thường gặp khi bổ sung khoáng
Quên vai trò của nước
Nước không chỉ giúp làm mát cơ thể mà còn là môi trường trung gian giúp khoáng chất vận chuyển và hấp thụ tốt hơn. Khi không uống đủ nước, quá trình bổ sung khoáng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chỉ chú trọng một vài loại nhất định
Nếu bạn chỉ bổ sung một vài loại mà quên các yếu tố khác thì hiệu quả sẽ không như mong muốn. Sự cân bằng giữa các khoáng chất mới là chìa khóa để duy trì sức khỏe và hiệu suất.
Tự ý bổ sung liều cao
Bổ sung khoáng quá mức có thể gây phản tác dụng. Ví dụ như sắt nếu dùng sai liều có thể ảnh hưởng gan. Kẽm quá nhiều cũng làm giảm hấp thu đồng. Vì vậy, bạn nên sử dụng đúng lượng, đúng thời điểm và đúng cách.
Vai trò của mineral là gì trong gym cho thấy khoáng chất không phải là chủ đề hấp dẫn như protein hay carbs nhưng chúng giữ vai trò nền tảng cho tất cả các hoạt động thể chất. Dù bạn là người mới tập hay vận động viên chuyên nghiệp, hãy luôn lắng nghe cơ thể và đảm bảo rằng nó được nuôi dưỡng một cách đầy đủ nhất.
Vitamin K có tác dụng gì? Cách bổ sung tốt cho sức khỏe
Hướng dẫn các bài tập tạ đúng kỹ thuật cho người mới
Ăn đêm có tốt không? Những tác hại của ăn đêm mà bạn không ngờ đến
TOP máy tập giảm mỡ bụng cho nữ hiệu quả nhất hiện nay
Những bài tập mông cho nam giúp cải thiện vóc dáng
Mì cay bao nhiêu calo? Ăn mì cay có tốt cho sức khỏe không?
[Hỏi Đáp] Ăn khoai lang giảm cân không? Ăn sao cho đúng?
Tác dụng của omega 3 là gì? Bổ sung như thế nào?