Tiểu đường tuýp 2 là một trong những loại bệnh mạn tính phổ biến hiện nay, ảnh hưởng tới hàng triệu người trên toàn thế giới.
Vậy bạn có biết “Tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy?” hay “Làm thế nào để nhận biết sớm dấu hiệu tiểu đường tuýp 2?”.
Bài viết này Unity Fitness sẽ giải đáp thắc mắc tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy nhé.
1. Các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường tuýp 2
Chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 thường được thực hiện qua một số xét nghiệm nhằm đánh giá mức đường huyết và khả năng cơ thể xử lý glucose. Vậy để nắm rõ về tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy thì bạn cần nắm rõ về các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường. Dưới đây là các xét nghiệm phổ biến nhất:
Xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm HbA1c đo mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng. Kết quả này thể hiện dưới dạng phần trăm hemoglobin trong máu có gắn với glucose. Tiêu chuẩn như sau:
- Bình thường: Dưới 5,7%
- Tiền tiểu đường: Từ 5,7% đến 6,4%
- Tiểu đường: Từ 6.5% trở lên
Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FPG – Fasting Plasma Glucose)
Xét nghiệm này đo mức đường huyết sau khi bạn nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ. Kết quả được phân loại như sau:
- Bình thường: Dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L)
- Tiền tiểu đường: Từ 100-125 mg/dL (5,6-6,9 mmol/L)
- Tiểu đường: Từ 126 mg/dL (7,0 mmol/L) trở lên
Xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT – Oral Glucose Tolerance Test)
Trong xét nghiệm này, bạn sẽ uống dung dịch chứa glucose, sau đó đo mức đường huyết sau 2 giờ:
- Bình thường: Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L)
- Tiền tiểu đường: Từ 140-199 mg/dL (7,8-11,0 mmol/L)
- Tiểu đường: 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trở lên
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên
Xét nghiệm này đo mức đường huyết vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, không cần nhịn ăn. Nếu kết quả là 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trở lên, kèm theo các triệu chứng tiểu đường (như khát nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), có thể bạn đã mắc tiểu đường.
>>Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường bằng cách nào? Tất tần tật thông tin liên quan
2. Tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy?
“Tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy” là thắc mắc chung của nhiều người khi đo chỉ số tiểu đường. Chỉ số tiểu đường mấy phẩy nhắc đến chỉ số ở xét nghiệm HbA1c, đây là chỉ số trung bình lượng đường trong máu trong khoảng 2-3 tháng, biểu hiện qua phần trăm hemoglobin trong máu có gắn với glucose.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số HbA1c được phân loại như sau:
- Bình thường: Dưới 5,7%
- Tiền tiểu đường: Từ 5,7% đến 6,4%
- Tiểu đường: 6.5% trở lên
Tóm lại, tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy? Nếu chỉ số HbA1c của bạn đạt 6,5% hoặc cao hơn, điều này có thể cho thấy bạn mắc tiểu đường tuýp 2.
3. Dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2 dễ nhận ra
Ngoài việc tiến hành xét nghiệm tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy thì bạn cũng có thể nhận ra được dấu hiệu nhận biết tiểu đường tuýp 2 dễ nhận ra:
- Cảm giác khát nước liên tục là dấu hiệu phổ biến do cơ thể cần nhiều nước để thải bớt đường ra ngoài qua đường tiểu.
- Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm, do cơ thể phải đào thải lượng glucose dư thừa trong máu qua thận, dẫn đến mất nước và cảm giác khát.
- Mệt mỏi là biểu hiện thường gặp vì tế bào không nhận đủ năng lượng từ glucose. Dù bạn nghỉ ngơi vẫn có thể thấy kiệt sức.
- Lượng đường cao trong máu có thể ảnh hưởng đến thủy tinh thể của mắt, khiến bạn nhìn mờ. Nếu không điều trị, tình trạng này có thể xấu đi.
- Tiểu đường ảnh hưởng đến lưu thông máu và làm suy giảm khả năng lành vết thương. Các vết thương, vết cắt hoặc vết loét thường mất nhiều thời gian hơn để lành.
- Lượng đường cao có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ngứa, viêm da, và nhiễm trùng, đặc biệt là vùng da ẩm như dưới nách, háng.
- Dù ăn uống đầy đủ, người bệnh có thể vẫn sụt cân vì cơ thể không sử dụng được glucose và phải đốt cháy mỡ và cơ để lấy năng lượng.
- Tiểu đường ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây tê bì, đau nhức hoặc cảm giác như kiến bò ở bàn tay và bàn chân.
4. Nguyên nhân làm tăng chỉ số tiểu đường?
Sau khi biết rõ về tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy thì việc hiểu rõ về nguyên nhân làm tăng chỉ số đường huyết cũng thực sự cần thiết. Có khá nhiều yếu tố có thể làm tăng chỉ số đường huyết dẫn đến bệnh tiểu đường.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột: Các loại thức ăn nhanh, đồ ngọt, nước uống có ga, và thức ăn giàu tinh bột (bánh mì trắng, mì ống) dễ làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng.
- Thiếu hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất giúp cơ thể sử dụng glucose để cung cấp năng lượng và giảm lượng đường trong máu. Khi ít vận động, glucose dễ bị tích tụ trong máu, làm tăng chỉ số đường huyết.
- Thừa cân, béo phì: Thừa cân, đặc biệt là mỡ bụng, gây ra tình trạng kháng insulin – cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
- Yếu tố di truyền và gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc tiểu đường, nguy cơ bị tiểu đường của bạn cũng cao hơn do yếu tố di truyền.
- Một số bệnh lý và thuốc: Các bệnh mãn tính như cao huyết áp, mỡ máu cao hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) làm tăng nguy cơ tiểu đường.
5. Phương pháp làm giảm chỉ số tiểu đường
Để giảm chỉ số đường huyết và duy trì mức đường huyết ổn định, có nhiều phương pháp hiệu quả mà bạn có thể thực hiện. Dưới đây là các cách giảm chỉ số tiểu đường một cách tự nhiên và an toàn được Unity Fitness tổng hợp từ các tài liệu chuyên khoa hàng đầu:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Để giảm mức chỉ số tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy thì người bệnh có thể kiểm soát bằng chế độ dinh dưỡng:
- Hạn chế đường và tinh bột đơn giản: Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, như bánh kẹo, nước ngọt, và thay thế bằng tinh bột phức tạp từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, khoai lang.
- Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ có trong rau xanh, trái cây tươi, và các loại đậu giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và kiểm soát đường huyết.
- Thực phẩm giàu protein: Ăn nhiều protein từ thịt nạc, cá, trứng, và đậu giúp duy trì cảm giác no và ổn định đường huyết.
>>Xem thêm: Thực đơn cho người tiểu đường 7 ngày đơn giản dễ chuẩn bị
Tăng cường hoạt động thể chất
Tập thể dục giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn và giảm lượng đường trong máu. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, và tập yoga đều hữu ích. Nên tập ít nhất 150 phút mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Duy trì cân nặng lý tưởng
Giảm cân nếu bạn thừa cân có thể cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ kháng insulin. Đặt mục tiêu giảm từ 5-10% trọng lượng cơ thể có thể mang lại lợi ích lớn.
Quản lý căng thẳng
Căng thẳng có thể làm tăng lượng đường huyết do cơ thể sản sinh hormone cortisol. Các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga, hít thở sâu, và nghe nhạc giúp giảm stress và ổn định đường huyết.
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến hormone kiểm soát đường huyết và làm tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt. Ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm giúp cơ thể và hệ miễn dịch khỏe mạnh, cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết.
Tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy là chỉ số giúp bạn có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường của mình. Bệnh tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu bạn chú ý đến sức khỏe, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn khi tìm hiểu về căn bệnh tiểu đường nhé, cũng như hiểu rõ “Tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy” nhé.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “Tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Có nguy hiểm không?
Huyết áp của người bình thường là bao nhiêu? Cách duy trì huyết áp ổn định
Nhận biết các triệu chứng cao huyết áp để phòng ngừa hiệu quả
Gù lưng là gì? Biểu hiện nào chứng tỏ cơ thể đang bị gù lưng?
Những dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ mà bạn không nên bỏ qua
Nguyên nhân đau nửa đầu sau và cách điều trị hiệu quả
Gan nhiễm mỡ uống gì hết bệnh nhanh, an toàn?
HDL cholesterol là gì? Ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?