Với hàm lượng kali, natri và magie dồi dào, nước dừa luôn được biết đến là thức uống giải khát tốt cho sức khỏe. Thế nhưng người bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không?
Hãy cùng Phòng tập gym Unity Fitness giải đáp chi tiết thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.
1. Hàm lượng dinh dưỡng có trong nước dừa
Để hiểu rõ hơn về việc liệu người bị tiểu đường có uống được nước dừa không, trước tiên cần phải xem xét thành phần dinh dưỡng của nó.
Trung bình, một ly khoảng 240 ml nước dừa có chứa.
- Calo: Khoảng 45-60 calo
- Carbohydrate: Khoảng 9-11g, trong đó có khoảng 6g đường tự nhiên (fructose, glucose)
- Chất xơ: Khoảng 2-3 gram
- Vitamin C: Cung cấp khoảng 10% nhu cầu hàng ngày
- Kali: Khoảng 600mg tương đương 13% giá trị khuyến nghị hàng ngày
- Magie: Cung cấp khoảng 15% nhu cầu hàng ngày
Như vậy, nước dừa có hàm lượng đường tự nhiên tương đối thấp so với nhiều loại đồ uống khác và chứa nhiều chất điện giải quan trọng như kali và magie, giúp duy trì cân bằng điện giải và hỗ trợ chức năng cơ bắp.
2. Người tiểu đường có uống được nước dừa không?
Như Gym Unity Fitness đã thông tin ở trên, với hàm lượng đường tự nhiên thấp và chỉ số đường huyết cực kỳ thấp, nước dừa không chỉ giải khát mà còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.
Thế nhưng, không ít người vẫn băn khoăn tiểu đường có uống được nước dừa không? Để biết tiểu đường có uống được nước dừa không, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Theo đó, các nghiên cứu sức khỏe chỉ ra rằng, việc uống nước dừa thường xuyên giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch – một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân bởi vì, nước dừa có hàm lượng chất xơ và amino acid dồi dào giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường, đồng thời tăng cường khả năng hoạt động của insulin – hormone quan trọng trong việc điều hòa đường huyết.
Bên cạnh đó, nước dừa chứa nhiều kali và acid lauric, có tác dụng tuyệt vời trong việc điều hòa huyết áp, giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt và bảo vệ thành mạch máu.
Đặc biệt, với những người bị tiểu đường kèm theo béo phì thì đây là đồ uống hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Nước dừa là thức uống low-calorie, ít chất béo và giàu chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
Điều này không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường ở những người thừa cân, béo phì.
>> Xem thêm: 1 lít nước dừa bao nhiêu calo? Khám phá 6 cách uống dừa ít người biết
3. Ảnh hưởng của nước dừa đến mức đường huyết
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc duy trì mức đường huyết ổn định là điều vô cùng quan trọng. Mỗi loại thực phẩm hoặc đồ uống có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết khác nhau, tùy thuộc vào chỉ số đường huyết của nó.
Vậy, tiểu đường có uống được nước dừa không? Nước dừa có chỉ số đường huyết khoảng 54, được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình.
Điều này có nghĩa là nước dừa có thể làm tăng đường huyết, nhưng không quá nhanh chóng như các loại đồ uống có đường khác.
Tuy nhiên, lượng carbohydrate và đường tự nhiên trong nước dừa vẫn có khả năng làm tăng đường huyết, đặc biệt nếu tiêu thụ với số lượng lớn hoặc không cân nhắc đến tổng lượng carbohydrate hàng ngày.
4. Lợi ích của nước dừa đối với người tiểu đường
Mặc dù nước dừa có thể làm tăng đường huyết, nhưng nó cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc bệnh tiểu đường, nếu được tiêu thụ đúng cách và điều độ.
Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Qua thông tin giải đáp tiểu đường có uống được nước dừa không? Nước dừa chứa một lượng đáng kể chất xơ và các khoáng chất như kali và magie, có thể giúp điều hòa đường huyết.
Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, trong khi kali và magie có vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng của tế bào và sự nhạy cảm insulin.
Chính vì thế, uống nước dừa có thể giúp cải thiện tình trạng đề kháng insulin và hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Cân bằng điện giải
Người mắc bệnh tiểu đường thường phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng điện giải, đặc biệt là sau khi tập thể dục hoặc trong điều kiện thời tiết nóng bức.
Bên cạnh đó, với hàm lượng kali cao, uống nước dừa giúp bổ sung lượng điện giải bị mất, giảm nguy cơ chuột rút và duy trì huyết áp ổn định.
Giảm nguy cơ mắc các biến chứng của tiểu đường
Nếu bạn đang thắc mắc tiểu đường có uống được nước dừa không, thì đừng quá lo lắng. Bởi một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, chẳng hạn như bệnh tim mạch và tổn thương thận.
Nước dừa giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tổn thương do các gốc tự do gây ra, đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt.
Hỗ trợ giảm cân
Người mắc bệnh tiểu đường thường gặp khó khăn trong việc duy trì cân nặng lý tưởng, và thừa cân có thể làm tăng nguy cơ biến chứng.
Nước dừa có hàm lượng calo thấp và giúp tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn. Việc duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp cải thiện tình trạng kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng.
>> Đọc thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Biến chứng nguy hiểm
Cung cấp chất chống oxy hóa
Nước dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc giảm stress oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến tim mạch và thận.
5. Cách uống nước dừa đúng với người bị tiểu đường
Dựa vào thông tin giải đáp tiểu đường có uống được nước dừa không, có thể thấy người bệnh vẫn có thể thưởng thức loại đồ uống này nhưng cần phải đúng cách. Cụ thể như sau:
Không nên lạm dụng quá nhiều nước dừa
Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng nước dừa tiêu thụ hàng ngày để đảm bảo không vượt quá tổng lượng carbohydrate cho phép.
Một cốc nước dừa khoảng 240 ml mỗi ngày là lượng hợp lý để tận dụng lợi ích mà nước dừa mang lại mà không làm tăng nguy cơ biến chứng.
Chọn nước dừa tươi, không thêm đường
Nên chọn nước dừa tươi, không qua chế biến và không thêm đường.
Bởi, nước dừa đóng hộp thường chứa thêm đường hoặc các chất bảo quản, có thể làm tăng lượng đường và calo nạp vào cơ thể, không có lợi cho người tiểu đường.
Thời điểm thích hợp để uống nước dừa?
Bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không? Theo đó, người bị tiểu đường nên uống nước dừa thành nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, không nên uống sau 7 giờ tối vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên với các bài tập như đạp xe, bơi lội, tập Yoga… giúp kiểm soát cân nặng, cũng như đường huyết hiệu quả.
Như vậy, thắc mắc tiểu đường có uống được nước dừa không đã được Unity Fitness trả lời chi tiết trên đây. Nhìn chung, để tận dụng tối đa lợi ích của nước dừa mà không gây ảnh hưởng đến đường huyết, bạn nên uống với lượng vừa phải, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh cũng như luyện tập thể dục đều đặn.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “tiểu đường có uống được nước dừa không” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Mách bạn cách trị gan nhiễm mỡ tại nhà hiệu quả
Mẹo ăn uống gì để tăng ham muốn ở phụ nữ?
Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết
Bị đau lưng dưới ở nữ do đâu? Điều trị như thế nào?
Tình trạng huyết áp tâm trương thấp có nguy hiểm không?
Cách chữa bong gân tại nhà không cần dùng thuốc
Những loại thuốc chống đột quỵ? Lưu ý khi sử dụng
16 cách tăng sinh lý nam tự nhiên