Chỉ số đường huyết là một thước đo quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Hiểu rõ các thông tin xoay quanh chỉ số tiểu đường tuýp 2 giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả và duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.
Cùng Gym Unity Fitness tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé!
1. Chỉ số tiểu đường tuýp 2 là gì?
Chỉ số đường huyết là lượng đường glucose trong máu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Các loại chỉ số đường huyết thường được xác định thông qua các tiêu chí:
- Đường huyết lúc đói: Đo lượng đường huyết sau khi nhịn ăn qua đêm.
- Đường huyết sau ăn: Đo lượng đường huyết 2 giờ sau khi ăn.
- HbA1c: Là mức trung bình của lượng đường trong máu trong 2-3 tháng qua.
Trong máu của con người luôn có một lượng đường huyết nhất định để đảm bảo việc cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày:
- 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l) vào thời điểm trước bữa ăn.
- Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
- 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.
Glucose được cung cấp từ thức ăn tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 không thể sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
Chính vì thế, nắm rõ cách xác định chỉ số tiểu đường tuýp 2 và kiểm soát nó là điều quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận và tổn thương thần kinh.
>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để tránh biến chứng bệnh
2. Chỉ số tiểu đường tuýp 2 là bao nhiêu?
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 2 của Bộ Y tế (ban hành năm 2020), việc chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 dựa trên các tiêu chí cụ thể như sau:
Glucose huyết tương khi đói
Mức đường huyết lúc đói ≥ 126mg/dL (tương đương 7mmol/L).
Glucose huyết tương sau nghiệm pháp dung nạp glucose
Sau 2 giờ thực hiện nghiệm pháp dung nạp với 75 gram glucose bằng đường uống, nếu mức đường huyết đạt ≥ 200mg/dL (tương đương 11,1mmol/L).
Chỉ số HbA1c
Khi HbA1c (chỉ số phản ánh đường huyết trung bình trong 2-3 tháng gần nhất) đạt từ 6,5% (48mmol/mol) trở lên.
Glucose huyết tương bất kỳ
Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng điển hình của tăng đường huyết hoặc gặp cơn tăng đường huyết cấp tính, mức glucose huyết tương bất kỳ đạt ≥ 200mg/dL (tương đương 11,1mmol/L).
3. Nhóm đối tượng dễ mắc tiểu đường tuýp 2
Những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
- Người từ 45 tuổi trở lên
- Người có huyết áp tâm trương từ 85 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên
- Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) đạt từ 23 trở lên
- Người từng được chẩn đoán tiền đái tháo đường hoặc mắc hội chứng chuyển hóa
- Người có người thân trong gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột, con ruột) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
- Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, với chỉ số triglyceride vượt quá 2,2 mmol/l và HDL-C dưới 0,9 mmol/l
- Phụ nữ có tiền sử thai chết lưu, sảy thai tự nhiên nhiều lần, sinh con nặng hơn 4kg hoặc từng mắc tiểu đường thai kỳ.
>> Xem thêm: Thiết lập thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường đơn giản tại nhà
4. Biến chứng của chỉ số tiểu đường tuýp 2
Nếu không được kiểm soát tốt, chỉ số tiểu đường tuýp 2 sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
- Bệnh tim mạch: Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và đau tim.
- Suy thận: Tổn thương thận do lượng đường trong máu cao.
- Tổn thương thần kinh: Gây tê, ngứa ran và yếu cơ.
- Mất thị lực: Tổn thương mạch máu ở mắt có thể dẫn đến mù lòa.
- Loét chân: Tổn thương thần kinh và lưu thông máu kém có thể dẫn đến loét chân.
5. Cách kiểm soát chỉ số đường huyết
Bên cạnh việc dùng thuốc và thăm khám thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh nhân cũng cần tự ý thức thay đổi lối sống lành mạnh hơn để chỉ số đường huyết luôn nằm trong ngưỡng an toàn.Cách kiểm soát chỉ số đường huyết tại nhà
Chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Hạn chế đường, tinh bột và chất béo xấu.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Ngoài ra, đây cũng là cách để tinh thần luôn phấn chấn và năng lượng, từ đó tác động hiệu quả đến việc ổn định cân nặng và vóc dáng của cơ thể.
Đi ngủ đúng giờ
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày có tác dụng giúp thư giãn mạch máu, cơ thể trở nên sáng khoái hơn nhằm hỗ trợ kiểm soát chỉ số tiểu đường tuýp 2.
Uống đủ nước
Việc thiếu nước có thể làm tăng nồng độ đường trong máu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp cân bằng lượng đường mà còn hỗ trợ cơ thể loại bỏ độc tố, đặc biệt hữu ích đối với những người đang điều trị tiểu đường bằng thuốc trong thời gian dài.
Hạn chế uống rượu bia
Việc uống rượu một cách có chừng mực có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, nhưng nếu tiêu thụ quá mức, nguy cơ này sẽ gia tăng đáng kể. Đối với phụ nữ và nam giới từ 65 tuổi trở lên, mức tiêu thụ rượu hợp lý được khuyến nghị là khoảng 1 đơn vị mỗi ngày, tương đương với 330ml bia, 100ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh
Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên
Sử dụng máy đo đường huyết tại nhà để kiểm tra chỉ số đường huyết hàng ngày là cách để bạn kiểm soát và xác định hiệu quả chỉ số tiểu đường tuýp 2.
Bổ sung các loại trà
Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể lựa chọn các loại trà như trà hoa sen, hoa cúc, trà quế,… để bổ sung nước. Những loại trà này không chỉ giúp bù nước hiệu quả mà còn mang lại nhiều lợi ích, như cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Giảm stress
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết và chỉ số tiểu đường tuýp 2 nên hãy tìm cách giảm stress như các bài tập yoga, thiền hay các môn thể dục thể thao vận động.
Để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và ngăn ngừa biến chứng của chỉ số tiểu đường tuýp 2 người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ kế hoạch điều trị của bác sĩ. Hãy thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết, ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và duy trì lối sống lành mạnh.
Cảnh báo: Đau đầu chóng mặt buồn nôn lạnh người là bệnh gì?
Triệu chứng hạ đường huyết ở người bình thường chớ nên bỏ qua
Estrogen là gì? Có vai trò gì với cơ thể?
Huyết áp 110/70 là cao hay thấp? Các dấu hiệu cảnh báo đáng lo
Bong gân mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị như thế nào?
Hoa mắt chóng mặt thiếu chất gì? Nguyên nhân và cách bổ sung
Chỉ số huyết áp người bình thường là bao nhiêu?
Bị đau sau lưng bên trái dưới bả vai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?