Hiện nay có rất nhiều người có thói quen tắm đêm, tắm khuya. Đây là một thói quen dẫn đến một loạt tác hại cho sức khỏe. Vậy tắm đêm bị gì?
Theo dõi bài viết dưới đây của Gym Unity Fitness để biết được những cảnh báo nguy hiểm của việc tắm đêm nhé.
1. Những tác hại của việc tắm đêm đối với sức khỏe
Tắm là hoạt động sinh hoạt hàng ngày giúp vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thư giãn sau một ngày dài học tập, làm việc… Tuy vậy nếu tắm quá muộn, quá khuya, cụ thể sau 22 giờ đêm. Thói quen này sẽ gây ra nhiều tác động xấu đối với sức khỏe. Vậy tắm đêm bị gì? Cùng điểm qua một số hậu quả khôn lường đến từ việc tắm đêm:
Khó ngủ
Tắm đêm bị gì? Có làm bạn khó ngủ hơn? Tắm nước nóng hoặc lạnh trước khi đi ngủ có thể cản trở giấc ngủ và khiến bạn khó ngủ. Lý do là bởi cơ thể bình thường sẽ nghỉ ngơi, thư giãn tốt hơn khi nhiệt cơ thể thấp hơn bình thường một chút. Qua đó, bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ và có được một giấc ngủ ngon. Vì vậy khi tắm đêm bằng nước nóng trước khi ngủ sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng, cơ thể bị rối loạn dẫn đến khó ngủ, mất ngủ.
Phổi dễ bị nhiễm lạnh
Người tắm đêm bị gì, có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Phổi là bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên bởi thói quen tắm khuya. Khi tắm vào ban đêm, phổi của bạn dễ bị nhiễm lạnh. Chức năng phổi bị suy yếu hoặc suy giảm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn sẽ bị viêm phổi cấp, viêm đường hô hấp, tràn dịch phổi…
Dễ bị cảm lạnh và sốt
Ngoài ảnh hưởng đến giấc ngủ, phổi dễ bị nhiễm lạnh. Thói quen tắm đêm bị gì mà chúng ta dễ nhận ra nhất? Đó chính là bạn sẽ dễ bị cảm lạnh, sốt cao sau khi tắm quá khuya. Bởi vì, bạn tắm đêm khi cơ thể đang nóng. Lúc này, lỗ chân lông giãn ra để thoát nhiệt.
Khi tắm, nước dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông, dẫn đến cảm lạnh, sốt cao. Đồng thời, khi cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức thì không nên tắm vào đêm khuya. Vì lúc này hệ miễn dịch của cơ thể còn yếu nên rất dễ xuất hiện các triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi khi tắm vào đêm khuya.
Xem thêm: Dấu hiệu tụt huyết áp: Cách nhận biết và xử lý
Mắc các bệnh về khớp
Tắm đêm bị gì? Có ảnh hưởng tới xương khớp không? Bạn có nhận ra rằng dù còn trẻ nhưng lại thường xuyên đau nhức mỏi cơ xương khớp không? Đây là một trong những tác hại của việc tắm đêm mà ít người lường trước được.
Khi bạn tắm vào đêm khuya, cơ thể bạn và nhiệt độ nước sẽ phản ứng với nhau. Sau những phản ứng vật lý này, xương và khớp dần yếu đi. Bạn sẽ dễ mắc các bệnh thấp khớp, viêm xương khớp, đau cổ vai gáy…
Đau đầu mãn tính
Thói quen tắm đêm bị gì ngoài những hậu quả kể trên? Tắm đêm cũng là nguyên nhân gây đau đầu mãn tính. Khi tắm vào đêm khuya, da đầu dễ bị ẩm ướt, máu lưu thông lên não sẽ bị cản trở. Bạn có thể dễ bị đau đầu vào ngày hôm sau. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra những cơn đau đầu mãn tính ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập và công việc hàng ngày.
2. Thời điểm nào tốt nhất để tắm trong ngày?
Như đã chia sẻ về việc tắm đêm bị gì ở phần trên. Có thể thấy, đây là một thói quen xấu cần phải loại bỏ ngay nếu không muốn sức khỏe, tính mạng của chính mình bị đe dọa. Vậy thời điểm nào nên tắm là tốt nhất?
Theo các chuyên gia về sức khỏe, thời điểm tốt nhất nên tắm là vào lúc sáng sớm, tức từ 5 giờ đến 7 giờ và từ 19 giờ đến 20 giờ vào buổi tối. Việc tắm vào sáng sớm sẽ đánh thức cơ thể giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng cho một ngày dài làm việc. Còn khi tắm vào buổi tối sẽ giúp cơ thể thả lỏng, thư giãn hơn. Một điều mà bạn cần biết là nên tắm bằng nước ấm vào buổi tối sẽ tốt hơn cho cơ thể.
3. Tắm đêm và đột quỵ có mối quan hệ như thế nào?
Tắm đêm bị gì? Có dẫn đến tình trạng đột quỵ vô cùng nguy hiểm không? Hiện nay có rất nhiều trường hợp đột quỵ xảy ra khi tắm đêm, tắm khuya. Chính vì vậy nhiều người đặt ra câu hỏi liệu rằng tắm đêm có thực sự liên quan đến đột quỵ. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ giữa đột quỵ và tắm khuya. Tuy nhiên, có một vài yếu tố giúp bạn làm rõ mối quan hệ giữa tắm khuya và đột quỵ gồm:
Thời gian tắm
Vào ban đêm, nhiệt độ bên ngoài giảm xuống mức thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, khi tắm vào đêm khuya, nhiệt độ môi trường quá chênh lệch với cơ thể như tắm nước lạnh, tắm nước nóng,… sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốc nhiệt. Đây cũng chính là lý do không nên tắm sau 23h.
Theo đó, mối liên quan giữa tắm đêm và đột quỵ được giải thích từ góc độ sinh lý bệnh. Khi trời lạnh, hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, lượng catecholamine bài tiết trong cơ thể tăng lên. Điều này khiến huyết áp tăng cao và làm tăng gánh nặng cho tim do tăng nhịp tim và sức cản ngoại vi.
Ngoài ra, ngâm mình trong nước quá lạnh có thể khiến nhiệt độ da giảm xuống, dẫn đến phản ứng hô hấp mạnh. Còn được gọi là “sốc lạnh”, các triệu chứng bao gồm giảm nồng độ CO2, thở hổn hển nhịp tim nhanh, co mạch ngoại biên và huyết áp cao. Những thay đổi trong lưu lượng máu não, kết hợp với phản ứng hô hấp, có thể gây tổn thương thần kinh và đột quỵ.
Xem thêm: Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần và cách dự phòng như thế nào?
Nhiệt độ nước
Sự chênh lệch giữa nhiệt độ nước tắm và nhiệt độ cơ thể khiến cơ thể giãn ra hoặc co lại các mạch máu để điều chỉnh nhiệt độ thích nghi với môi trường. Khi mạch máu co lại, nguy cơ đột quỵ tăng cao do co thắt động mạch vành hoặc nhồi máu não đột ngột.
Như đã tìm hiểu tắm đêm bị gì ở phần trên. Nếu bị đột quỵ hoặc tai biến nhẹ khi tắm vào đêm khuya có thể gây liệt mặt ngoại biên, chóng mặt, té ngã, đau mỏi vai gay do cái lạnh gây ra. Người bệnh có thể bị tử vong nếu gặp trường hợp nặng khi tắm đêm. Ngoài ra, bệnh nhân còn có nguy cơ bị cứng khớp, tím tái, đột tử, ngưng thở hoặc ngừng tim khi ngủ hoặc thậm chí sau khi tắm.
Tuổi tác
Tắm đêm dễ gây co mạch đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt tắm nước lạnh có thể cản trở quá trình lưu thông máu, dẫn đến đau nhức khắp cơ thể, thậm chí là đau đầu kéo dài. Đối với người cao tuổi, những thay đổi sinh lý như vôi hóa, co mạch, tăng độ quánh máu có thể dễ dàng phát triển bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Vì vậy, nguy cơ đột quỵ nếu người cao tuổi tắm vào ban đêm là rất cao.
Đến đây chắc hẳn bạn đọc đã nắm được tắm đêm bị gì? Cần hạn chế việc tắm quá khuya, tắm quá muộn để hạn chế những ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe. Đừng quên thường xuyên truy cập vào Phòng tập thể hình Unity Fitness để cập nhật thêm nhiều bài viết về sức khỏe, tập gym, làm đẹp… nhé.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “tắm đêm bị gì” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
13 cách giảm căng thẳng hiệu quả cho dân văn phòng
Căng cơ lưng bao lâu thì khỏi? Những điều cần biết
Xuất huyết não có hồi phục được không? Cách chăm sóc người bệnh
Chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Những điều cần biết
Mách bạn 6 bài tập phục hồi teo cơ chân tại nhà hiệu quả
Chỉ số mỡ nội tạng của nữ giới bao nhiêu là cao? Cách giảm mỡ nội tạng
Đau sau lưng bên trái gần eo là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Phác đồ điều trị viêm khớp gối: Nguyên tắc và những lưu ý cần biết