Đạp xe là một hoạt động thể thao tuyệt vời giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, sức mạnh cơ bắp và cải thiện tâm trạng. Nhưng liệu bạn đã biết đến tác hại của đạp xe quá mức và không đúng tư thế hay chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Điểm danh 9 tác hại của đạp xe quá mức
Unity Fitness nhận thấy bên cạnh những lợi ích tuyệt vời, hoạt động đạp xe quá sức có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại của đạp xe mà chúng ta cần lưu ý:
1. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Khi bạn bắt đầu gặp khó khăn trong việc ngủ, thường xuyên trằn trọc vào ban đêm hoặc thức dậy với cảm giác mệt mỏi hơn sau khi ngủ thì có thể là dấu hiệu của việc đạp xe quá nhiều.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu với kết quả trái chiều về việc liệu đạp xe quá mức có ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ hay không nhưng thực tế là nhiều người tập luyện cường độ cao đã báo cáo tình trạng mất ngủ.
Những người đã và đang có ý định theo đuổi môn thể thao thú vị cần đặc biệt chú ý đến tác hại của đạp xe này.
Nguyên nhân có thể là do hoạt động đạp xe bị kích thích quá mức sẽ gây ra sự căng thẳng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.
>> Xem thêm: Đạp xe đạp có tác dụng gì đối với sức khỏe?
2. Thay đổi nhịp tim
Các nghiên cứu về chứng tập luyện quá sức (Overtraining Syndrome – OTS) cho thấy rằng nhịp tim thay đổi là một trong những dấu hiệu rõ ràng của việc cơ thể đang phải chịu đựng quá nhiều áp lực từ hoạt động thể chất.
Tác hại của đạp xe không thể bỏ qua là việc nó khiến nhịp tim thay đổi bất thường, đặc biệt là tăng cao hoặc hạ thấp khi nghỉ ngơi.
Vậy nên khi nhịp tim bị ảnh hưởng cho thấy hệ thống tim mạch và toàn bộ cơ thể đang cần thời gian để phục hồi và tái tạo năng lượng.
3. Hệ thống miễn dịch suy giảm
Một trong những tác hại của đạp xe quá mức là hệ thống miễn dịch bị ức chế. Tập luyện với cường độ cao trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây ra sự suy giảm tạm thời của hệ miễn dịch.
Khi bạn tập luyện quá mức liên tục, dễ dàng nhận thấy hệ miễn dịch sẽ bắt đầu suy yếu dần.
Các dấu hiệu như cảm lạnh kéo dài, phát ban, và vết thương lâu lành đều là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hoạt động quá mức và hệ miễn dịch không thể đáp ứng đủ để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
4. Chán ăn
Khi đạp xe, cơ thể đốt cháy một lượng lớn calo, điều này thường kích thích cảm giác đói và nhu cầu nạp năng lượng. Tuy nhiên, nếu bạn không cảm thấy đói sau khi đạp xe, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tác hại của đạp xe.
Chán ăn có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, làm giảm hiệu suất tập luyện và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Sự mất cân bằng giữa lượng calo tiêu thụ và calo nạp vào có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược và giảm khả năng phục hồi sau khi tập luyện nên hãy đặc biệt lưu ý nhé!
5. Tai nạn, chấn thương
Tai nạn là một trong những tác hại của đạp xe có rủi ro lớn nhất. Bạn có thể va chạm với xe cộ khác, người đi bộ, hoặc ngã xe do ổ gà, sỏi đá, mặt đường trơn trượt.
Bên cạnh đó, đối với những người đạp xe không được nghỉ ngơi đầy đủ có thể dẫn đến nguy cơ cao bị chấn thương bao gồm căng cơ, đau khớp và viêm gân.
Nếu bạn thường xuyên gặp phải các chấn thương này trong một vài tháng, đó là dấu hiệu rõ ràng rằng cơ thể cần được nghỉ ngơi.
Hãy ngừng đạp xe ít nhất vài ngày hoặc đổi tốc độ đạp xe trung bình để cơ thể có thời gian phục hồi và tránh những chấn thương nghiêm trọng hơn.
>> Xem thêm: Mách bạn những bài tập giãn cơ chân hiệu quả nhất
6. Tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm
Một trong những tác hại của đạp xe dễ nhận thấy nhất là việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí, đặc biệt khi đạp xe ở các thành phố lớn hoặc khu vực có chất lượng không khí kém.
Nghiên cứu cho thấy lượng carbon trong cơ thể những người đi xe đạp cao gấp 2-3 lần so với những người đi bộ, có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh mạn tính khác.
Khi đạp xe, chúng ta thường hít thở sâu và nhiều hơn và làm tăng khả năng các chất cặn bẩn, khí ô nhiễm đi vào phổi.
Để giảm thiểu rủi ro này, người tập nên lựa chọn những tuyến đường ít ô nhiễm, sử dụng khẩu trang lọc bụi và hạn chế đạp xe vào những thời điểm ô nhiễm không khí cao.
7. Nguy cơ gây vô sinh ở nam giới
Một mối lo ngại khác liên quan đến việc đạp xe quá mức mà Unity Fitness phải đề cập chính là nguy cơ gây vô sinh ở nam giới.
Hoạt động đạp xe liên tục có thể khiến cơ đùi cọ xát với yên xe, chân di chuyển đạp lên đạp xuống tạo ra tác động lớn đến tinh hoàn, làm tăng nhiệt độ và có thể gây rối loạn quá trình sản xuất tinh trùng.
Nghiên cứu cho thấy việc đạp xe hơn 300 km trong một tuần có thể làm giảm 4% lượng tinh trùng và suy yếu chất lượng tinh trùng ở cánh đàn ông.
8. Giảm ham muốn tình dục ở nữ
Khi tập luyện đạp xe, các cơ vùng chậu được tăng cường hoạt động, kích thích tuần hoàn máu và hormone estrogen trong cơ thể. Điều này có thể làm giảm ham muốn tình dục ở nữ giới.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào từng cá nhân và các yếu tố khác như tuổi tác, tâm lý, hormone và sức khỏe tổng thể. Vì vậy, người tập luyện đạp xe cần theo dõi và điều chỉnh cường độ luyện tập phù hợp với nhu cầu riêng.
>> Xem thêm: Dấu hiệu yếu sinh lý ở nữ: Cách nhận biết và cải thiện
9. Ảnh hưởng đến xương khớp
Nếu không duy trì tư thế đạp xe đúng có thể gây hại cho xương khớp. Và một trong những vấn đề phổ biến là tư thế ngồi không phù hợp trên yên xe.
Nếu yên xe quá cao, người đạp xe phải với chân và lệch người sang một bên mỗi khi đạp gây ra sức ép lên cột sống. Ngồi yên xe quá thấp thì cũng dẫn đến tư thế vẹo sang một bên, lưng gù khiến cho chân bị trùng lên nhau.
Việc không kiểm soát tác hại của đạp xe quá lâu gây kéo dài sẽ chèn ép vùng xương chậu, ảnh hưởng xấu đến cột sống. Điều này dẫn đến thoái hóa các đĩa đệm và khớp, tạo ra các vấn đề về xương khớp như viêm, đau nhức.
Tổng kết
Những thông tin mà phòng tập Gym Unity Fitness cung cấp về tác hại của đạp xe trên đây sẽ tác động trực tiếp nếu bạn tập luyện quá mức và sai cách.
Vậy nên, hãy xây dựng các bài tập luyện đa dạng đến nhiều nhóm cơ để không gặp phải các vấn đề liên quan sức khỏe từ hôm nay.
Bạn có thể đến với phòng tập Unity Fitness trải nghiệm 14 ngày miễn phí tất cả bộ môn từ gym, yoga, lớp học nhóm Group-X, … và sẽ được các PT tại Unity Fitness hướng dẫn tận tình cách sử dụng từng loại thiết bị và các bài tập phù hợp với mong muốn của bạn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Đi bộ đúng cách như thế nào để tốt cho sức khỏe
Hiking là gì? Những lưu ý cần nắm khi tham gia Hiking
Chạy bộ có tác dụng gì? 10 lợi ích không ngờ từ chạy bộ
Những lợi ích của bơi lội có thể khiến bạn phải bất ngờ
Cách đánh cầu lông tốt như vận động viên chuyên nghiệp
Bất ngờ với 9 lợi ích của nhảy dây đối với sức khỏe tổng thể
Trekking là gì? Những lưu ý khi Trekking để đảm bảo an toàn
[Hỏi đáp] Tốc độ chạy trung bình bao nhiêu là chuẩn?