Mách bạn 6 cách giảm đau lưng khi mang thai đơn giản hiệu quả

Đau lưng khi mang thai là một vấn đề thường gây khó chịu cho chị em phụ nữ. Và đây là điều mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng phải chịu đựng.

Vậy làm cách nào để giảm đau lưng cho mẹ bầu?

Bài viết dưới đây của Phòng tập Unity Fitness sẽ cung cấp cho mẹ những cách giảm đau lưng hiệu quả ngay tại nhà. Cùng tìm hiểu nhé.

1. Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

Đau lưng khi mang thai
Đau lưng khi mang thai là một phần của thai kỳ và hầu hết các bà mẹ mang thai

Đau lưng khi mang thai là một phần của thai kỳ và hầu hết các bà mẹ mang thai đều gặp phải tình trạng này ít nhất một hoặc hai giai đoạn. Người ta ước tính có khoảng 50% phụ nữ mang thai bị đau lưng trong suốt thai kỳ và tình trạng này trở nên trầm trọng hơn khi thai kỳ tăng lên theo tuần.

Đau lưng khi mang thai thường do sự thay đổi về trọng lượng và hormone trong cơ thể, dẫn đến tình trạng căng cơ lưng và suy yếu cơ bụng. Một số bà bầu bị đau nhẹ, không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nhưng cũng có người lại bị đau dai dẳng khiến cuộc sống bị đảo lộn.

Căng cơ lưng

Thai nhi càng lớn thì tử cung càng to và nặng hơn, tập trung ở phía trước bụng khiến bà bầu phải uốn cong người về phía trước. Để giữ thăng bằng, bà bầu buộc phải ngả người về phía sau, hành động vô tình đẩy cơ lưng hoạt động mạnh, gây căng cơ.

Yếu cơ bụng

Cơ bụng của cơ thể có nhiệm vụ nâng đỡ cột sống và đảm bảo cho lưng khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi mang thai, cơ bụng căng ra và yếu đi khiến bà bầu dễ bị đau lưng khi di chuyển hoặc tập luyện.

Sự phát triển nội tiết tố khi mang thai

Để chuẩn bị cho việc sinh con qua đường dẫn sinh, cơ thể người phụ nữ mang thai sẽ tiết ra một loại hormone giúp thư giãn các dây chằng ở khớp xương chậu. Về mặt tích cực, các khớp xương chậu linh hoạt và có thể mở rộng để cho thai nhi đi qua, nhưng về mặt tiêu cực, nó có thể gây đau lưng vì các khớp quá lỏng lẻo.

Xem thêm: Mách bạn cách giảm đau đầu hiệu quả nhanh chóng, không dùng thuốc

Căng thẳng, lo âu

Khi mang thai, mẹ bầu rất dễ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, stress từ các yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể. Lo lắng kéo dài cũng là nguyên nhân khiến tình trạng đau lưng ngày càng gia tăng, cơ bắp không có thời gian để thư giãn hay hồi phục.

Động thai

Chị em đau lưng khi mang thai kèm theo chảy máu âm đạo màu nâu hoặc đỏ tươi, tiết dịch âm đạo bất thường, đau tập trung ở vùng bụng và lưng dưới thì nên đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc y tế kịp thời.

2. Cách giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả

Đau lưng khi mang thai là điều khiến các mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Vậy là cách nào để giảm bớt tình trạng này mà vẫn đảm bảo an toàn cho em bé. Dưới đây là các cách giảm đau lưng khi mang thai mà bạn có thể tham khảo:

Thay đổi tư thế để giảm đau lưng khi mang thai

Đau lưng khi mang thai
Thay đổi tư thế để giảm đau lưng khi mang thai ở phụ nữ

Khi đứng, hãy tưởng tượng bạn đang đo chiều cao của mình bằng cách đứng thẳng vào tường, lưng và đầu thẳng hàng và chạm vào tường. Kéo giãn cơ hông và cơ bụng cũng có thể giúp thư giãn lưng. Tuy nhiên, bạn không nên đứng ở tư thế này quá lâu.

Khi ngồi, bà bầu nên ngồi đúng tư thế. Đảm bảo lưng của bạn luôn được hỗ trợ nâng đỡ. Luôn kê một chiếc gối nhỏ phía sau thắt lưng hoặc ngồi trên một chiếc gối lõm hình chữ D.

Ngồi ghế tựa dành cho bàn ăn còn bảo vệ lưng tốt hơn so với ngồi trên ghế mềm hay sofa vì lưng luôn thẳng. Nếu bạn bị đau lưng, hãy tập nghiêng hông 5 – 10 lần (sau 10 – 15 phút ngồi).

Nếu ngồi lâu, hãy đứng lên và đi lại sẽ giúp giảm đau lưng khi mang thai một cách hiệu quả.

Khi nằm, bà bầu nên nằm trên giường có nệm phẳng, chắc chắn. Bạn không nên ngủ trên đệm mềm. Đệm quá mềm không thuận tiện cho sự kéo dài của xương cột sống, khiến triệu chứng đau lưng trở nên trầm trọng hơn.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie

Canxi và magie giúp xương khớp chắc khỏe, giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn. Việc bổ sung thực phẩm giàu canxi và magiê cũng có thể giúp giảm đau lưng. Các sản phẩm giàu canxi và magie có thể kể đến như: sữa, rau xanh đậm, các loại đậu…

Chọn quần áo phù hợp

Đau lưng khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai nên chọn quần áo thoải mái, dễ di chuyển và có độ co giãn nhẹ

Quần áo phải thoải mái và dễ di chuyển. Chất liệu cần co giãn và thấm hút mồ hôi tốt. Những bộ quần áo bó sát làm giảm lưu thông máu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý lựa chọn quần áo phù hợp với thời tiết. Mang giày đế bằng và hỗ trợ nâng đỡ vòm chân để trọng lượng được phân bổ đều.

Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Một cách khác giúp giảm đau lưng khi mang thai chính là sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để nâng đỡ cơ thể, cải thiện tư thế và tăng tuần hoàn máu giúp giảm đau lưng cho mẹ bầu.

Các loại gối cho bà bầu giảm đau lưng là: Gối chữ U, gối số 9, gối chữ Z, gối chữ Y, gối hình vòm… Các loại gối này cũng có thể giúp ích bà bầu dễ ngủ hơn. Bà bầu cũng nên nằm trên đệm không quá cứng hoặc quá mềm. Ngoài ra, đeo đai nịt bụng cũng là cách giảm đau lưng dưới ở tháng cuối thai kỳ.

Xem thêm: Bị chóng mặt nên uống gì? TOP đồ uống lấy lại sự tỉnh táo nhanh chóng

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Đau lưng khi mang thai
Chườm nóng hoặc lạnh ở vùng lưng giúp giảm đau lưng khi mang thai nhanh chóng

Phương pháp này giúp thư giãn cơ và giảm đau cục bộ. Đây là cách giảm đau lưng tại nhà khá đơn giản cho mẹ bầu. Đơn giản chỉ cần chườm khăn lạnh, chai nước đá hoặc túi chườm nóng lên vùng đau lưng trong 15 phút. Cẩn thận không để khăn hoặc túi nước đá chạm vào bụng.

Chườm lạnh dùng để giảm đau cấp tính, không nên chườm lâu hoặc liên tục, dễ gây cảm lạnh ở bà bầu. Bạn cần chú ý đến nhiệt độ khi chườm nóng để tránh làm bỏng da.

Luyện tập thể chất phù hợp mỗi ngày

Tập thể dục thường xuyên có thể giữ cho cột sống của bạn khỏe mạnh và giúp giảm đau lưng khi mang thai. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn về các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc bơi lội. Các bài tập vật lý trị liệu, bao gồm các bài tập giãn cơ, cũng có thể giúp ngăn ngừa đau lưng khi mang thai.

Trên đây là các cách giảm đau lưng khi mang thai Tập fitness Unity Fitness đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những phương pháp này sẽ phần nào giúp các mẹ bầu giảm cơn đau, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt mỗi ngày.

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: