Huyết áp thấp tuy không được mọi người nhắc nhiều đến như huyết áp cao nhưng nó có thể gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy giảm chức năng thận…
Vậy huyết áp thấp là bao nhiêu? Hãy cùng Unity Fitness đi tìm hiểu chi tiết huyết áp thấp là bao nhiêu, có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây nhé.
1. Huyết áp thấp là bao nhiêu?
Nhiều người thắc mắc không biết huyết áp thấp là bao nhiêu? Huyết áp được biểu thị bằng hai con số. Chỉ số đầu tiên, thường cao hơn là huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp động mạch khi tim co bóp và đẩy máu đi. Chỉ số thứ hai, nhỏ hơn là huyết áp tâm trương, hay áp lực bên trong động mạch khi tim nghỉ giữa các cơn co thắt. Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg (tâm thu/tâm trương). Vậy huyết áp thấp là bao nhiêu?
Hạ huyết thấp là huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg khi cơ thể đo khi nghỉ ngơi.
Người khỏe mạnh bình thường đo huyết áp thấp thường không có triệu chứng gì và không cần điều trị vì đây không phải là bệnh. Tuy nhiên, khi bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán huyết áp thấp, bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị, đặc biệt đối với người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính. Bởi vì hạ huyết áp có thể trở nên nguy hiểm do máu đông đủ để đến tim, não hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
2. Huyết áp thấp bao nhiêu thì nguy hiểm?
Huyết áp tâm thu của một người bình thường thường dao động khoảng 120 mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 80 mmHg. Cách xác định huyết áp thấp là bao nhiêu khi huyết áp tâm thu giảm xuống khoảng 90 mmHg và huyết áp tâm trương giảm xuống khoảng 60 mmHg, người đó được coi là bị huyết áp thấp
Nếu huyết áp thấp dưới ngưỡng này thì tình trạng rất nguy hiểm và cần được kiểm tra, biết huyết áp thấp là bao nhiêu để điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không đáng có. Huyết áp thấp lâu dài và không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng sau:
- Té ngã đột ngột: Huyết áp thấp có thể làm tăng nhịp tim, gây chóng mặt và có thể ngất xỉu. Nếu bệnh nhân đột ngột ngất xỉu và ngã có thể dẫn đến chấn thương đầu hoặc gãy xương.
- Sốc: Đây là tình trạng xảy ra khi huyết áp giảm đột ngột, đột ngột và không thể tự điều chỉnh trở lại mức bình thường. Sốc có thể dẫn đến thiếu máu và thiếu oxy đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến sự sống nếu kéo dài.
- Mất trí nhớ: Huyết áp thấp làm giảm lưu lượng máu và chất dinh dưỡng lên não. Khi tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến thoái hóa tế bào thần kinh, dẫn đến mất trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị huyết áp thấp trên 2 năm có tỷ lệ mất trí nhớ cao gấp đôi người bình thường.
- Đột quỵ và suy tim: Huyết áp thấp làm giảm lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho tim và não, làm chậm quá trình lưu thông máu và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu. Thống kê gần đây cho thấy có khoảng 10-15% bệnh nhân bị đột quỵ do huyết áp thấp và 25% do suy tim. Điều này có thể đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào.
Như vậy việc xác định huyết áp thấp là bao nhiêu cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cần phải thăm khám định kỳ để ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng huyết áp thấp.
Xem thêm: Chỉ số huyết áp người bình thường là bao nhiêu?
3. Phải làm gì nếu huyết áp giảm đột ngột?
Bên cạnh thắc mắc huyết áp thấp là bao nhiêu thì cũng không ít người đặt ra câu hỏi nếu huyết áp giảm đột ngột thì phải xử lý như thế nào? Việc đầu tiên bạn cần làm là dừng ngay các hoạt động đang làm và nằm xuống, kê cao chân và mang vớ nén để giúp tăng cường tuần hoàn máu. Tiếp theo, uống một ly nước điện giải (muối), nhiều nước lọc và một tách trà nóng để ổn định huyết áp.
Một cách khác giúp cải thiện triệu chứng tụt huyết áp đột ngột là ăn thực phẩm chứa nhiều muối. Quá nhiều muối có thể khiến huyết áp tăng nhanh. Nếu các biện pháp tự nhiên trên không cải thiện, người bệnh phải nhập viện.
Các triệu chứng của huyết áp thấp có nguy cơ trở nên trầm trọng chẳng hạn như lạnh người, nôn mửa, da nhợt nhạt, ngất xỉu… bạn cần phải nhập viện ngay lập tức và điều trị khẩn cấp.
Để phòng ngừa biến chứng huyết áp thấp, người bệnh tránh thức khuya, giữ ấm khi ngủ, không ra ngoài nắng nóng, tránh thay đổi tư thế đột ngột, kê gối thấp khi ngủ… Đặc biệt, người từ 50 tuổi trở lên cần theo dõi huyết áp thường xuyên vì có nguy cơ chuyển từ huyết áp thấp sang huyết áp cao.
4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp thấp
Như vậy huyết áp thấp là bao nhiêu đã được giải đáp ở phần trên. Huyết áp thấp báo hiệu những vấn đề tiềm ẩn ở một số người, đặc biệt khi huyết áp giảm một cách đột ngột hoặc kèm theo các triệu chứng từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Huyết áp thấp sinh lý là do di truyền hoặc do sống ở vùng núi cao.
- Huyết áp thấp cũng có thể xảy ra khi thiếu lượng máu trong mạch máu. Nó xảy ra khi cơ thể bị mất máu hoặc mất nước kéo dài, có nghĩa là cơ thể không có đủ chất lỏng để lưu thông. Mất nước có thể do không uống đủ nước, tiêu chảy hoặc nôn mửa nghiêm trọng và đổ mồ hôi quá nhiều.
- Huyết áp thấp do chức năng tim bị suy giảm có thể khiến tim co bóp yếu.
- Hệ thống thần kinh tự trị không thể tự điều chỉnh, dẫn đến hạ huyết áp thế đứng và một số hormone trong cơ thể không có khả năng kiểm soát các mạch máu hoạt động bình thường.
- Hạ huyết áp là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai.
- Hoạt động tuyến giáp suy giảm: Sự thiếu hụt nồng độ hormone tuyến giáp cũng có thể dẫn đến huyết áp thấp.
- Bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) Huyết áp thấp do mệt mỏi, nóng bức hoặc đột quỵ do nhiệt
- Một số loại thuốc điều trị các tình trạng như huyết áp cao, trầm cảm hoặc sử dụng thuốc trị Parkinson… nó cũng có thể gây ra huyết áp thấp.
- Căng thẳng cuộc sống lâu dài, ô nhiễm môi trường, lạm dụng chất độc, béo phì, suy dinh dưỡng… có thể dẫn đến huyết áp thấp.
- Huyết áp thấp có thể đi kèm với các vấn đề khác như tiểu đường, Parkinson, suy tim, rối loạn nhịp tim, mạch máu to hoặc giãn, bệnh gan,… Ngoài ra, người lớn tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh hạ huyết áp cao hơn người trẻ tuổi.
Xem thêm: Tụt huyết áp nên uống gì? Uống gì để tăng huyết áp lên?
5. Cách phòng ngừa huyết áp thấp như thế nào?
Để phòng ngừa tình trạng huyết áp thấp và cải thiện các triệu chứng của bệnh, chúng ta nên:
- Tránh thức khuya
- Giữ ấm cơ thể khi ngủ
- Tránh ra ngoài khi nắng gắt
- Mỗi khi muốn thay đổi tư thế, bạn cần phải di chuyển từng bước một và không không leo cao…
- Duy trì các bài tập nhẹ nhàng, vừa phải, chẳng hạn như đi bộ.
- Kê gối thấp khi ngủ
- Đối với người cao tuổi trên 50 tuổi cần thường xuyên theo dõi huyết áp thấp là bao nhiêu.
- Cần chú ý đến những biểu hiện bất thường của cơ thể và theo dõi huyết áp thường xuyên.
Với những thông tin mà Phòng tập gym Unity Fitness chia sẻ ở trên đã giúp bạn biết được huyết áp thấp là bao nhiêu? Huyết áp thấp không phải lúc nào cũng là một tình trạng đáng lo ngại, nhưng cũng không thể bỏ qua những tác động tiềm tàng mà nó có thể gây ra. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải chủ động trong việc ngăn ngừa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý này.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “huyết áp thấp là bao nhiêu” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Tổng hợp cách giảm đau nhức cánh tay tại nhà hiệu quả
Dấu hiệu yếu sinh lý ở nữ và cải thiện
Đứt dây chằng chéo sau: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Trật khớp khuỷu tay là gì? Những điều cần biết
Nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ? Cách giảm đau hiệu quả
Chóng mặt buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì? Cách điều trị
10 thuốc tăng cường sinh lý nam tốt nhất hiện nay
Các vị trí đau lưng nguy hiểm tuyệt đối không được xem thường