Bạn đã từng cảm thấy đau nhói, khó chịu ở vùng thượng vị? Đó có thể là dấu hiệu của đau dạ dày, một vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều người gặp phải.
Đau dạ dày khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó tiêu và mất tập trung. Vậy làm thế nào để giảm thiểu các tác động mà nó gây nên? Cùng Unity Fitness tìm hiểu đáp án qua bài viết này nhé.
1. Đau dạ dày là gì?
Dạ dày là một bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa có nhiệm vụ co bóp, nghiền nhỏ thức ăn và nhào trộn thức ăn với dịch vị. Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn được nghiền nát nhờ sự co bóp của dạ dày, sau đó được trộn với dịch vị để hấp thu một phần dinh dưỡng trước khi chuyển xuống ruột non.
Theo tìm hiểu của phòng tập Gym Unity Fitness, đau dạ dày xảy ra khi người bệnh cảm nhận được các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng bụng trên. Nguyên nhân chính của đau dạ dày thường liên quan đến rối loạn vận động của dạ dày hoặc tăng tiết axit dịch vị, gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
Thông thường, cơn đau dạ dày có thể xuất hiện ở giữa bụng hoặc lệch sang bên phải hoặc trái, thậm chí lan ra sau lưng. Các cơn đau đa số xuất hiện khi đói, vào ban đêm hoặc sau khi ăn, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, tức bụng và không thể ăn uống bình thường.
Những cơn đau dạ dày có thể chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể trở nên dữ dội và kéo dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong những trường hợp này, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây đau dạ dày
Đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Stress và căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng tiết axit dạ dày và gây đau.
- Thói quen ăn uống không hợp lý: Khi ăn không đúng giờ, ăn quá nhanh hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chiên rán, cay nóng sẽ gây đau dạ dày. Thêm vào đó, việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hay lạm dụng rượu bia và chất kích thích cũng là những yếu tố gây hại cho dạ dày.
- Bị dị ứng và không dung nạp thực phẩm: Ngoài ra, dị ứng và không dung nạp thực phẩm cũng có thể dẫn đến đau dạ dày. Những người dị ứng với sữa, đậu phộng, lúa mì hoặc các loại hải sản rất dễ trải qua triệu chứng đầy hơi.
- Khó tiêu: Chứng khó tiêu chức năng là một nguyên nhân khác gây đau dạ dày khi bệnh nhân thường cảm thấy đau tức hoặc nóng rát tại vùng thượng vị.
- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, hay thuốc chống viêm dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau và rối loạn tiêu hóa.
- Các bệnh lý liên quan: Viêm dạ dày, loét dạ dày hay rối loạn chức năng tiêu hóa cũng có thể dẫn đến đau dạ dày.
>> Xem thêm: Bị đau dạ dày nên ăn gì?
3. 4 cách chữa đau dạ dày tại nhà
Cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản mà không cần dùng thuốc là một quá trình dài, đòi hỏi bạn phải duy trì các thói quen tốt để cải thiện sức khỏe dạ dày một cách tổng thể:
Xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống là yếu tố then chốt trong việc kiểm soát và giảm đau dạ dày. Để bảo vệ dạ dày và hạn chế cơn đau, cần chú ý đến các loại thực phẩm nên và không nên tiêu thụ.
Các thực phẩm làm tăng sản xuất axit dạ dày bao gồm đồ cay, nóng, chiên rán và đồ uống có ga. Bên cạnh đó, rượu bia và caffein cũng nên được hạn chế vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau dạ dày.
Để giảm thiểu tác động lên dạ dày, hãy lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa và ít gây kích ứng. Gạo trắng, khoai tây, chuối và nước ép rau quả là những lựa chọn tốt, giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết mà không gây thêm áp lực cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, hãy đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước để duy trì sức khỏe đường tiêu hóa. Nước giúp làm loãng axit dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm kích ứng dạ dày. Hãy uống đủ nước trong suốt cả ngày và tránh để cơ thể rơi vào tình trạng mất nước bạn nhé!
Hạn chế căng thẳng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress là một yếu tố đáng kể có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đau dạ dày. Khi cơ thể căng thẳng, sản xuất axit dạ dày có thể tăng lên, dẫn đến các cơn đau và khó chịu.
Trong cuộc sống xã hội phát triển như hiện nay, stress là điều không thể tránh khỏi. Bạn hãy thử khắc phục điều này bằng phương pháp thư giãn như yoga, thiền hoặc tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao tinh thần. Những hoạt động này không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn cải thiện sức khỏe, vóc dáng, góp phần làm dịu dạ dày.
>> Xem thêm: 13 cách giảm căng thẳng hiệu quả cho dân văn phòng
Áp dụng thói quen ăn uống lành mạnh
Bên cạnh việc lưu ý những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đau dạ dày, những thói quen ăn uống cũng tốt giúp giảm đau dạ dày và duy trì sức khỏe tiêu hóa đó nha.
Trước hết, ăn chậm và nhai kỹ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn và giảm áp lực lên dạ dày. Khi bạn ăn chậm, cơ thể có thời gian để tiết dịch tiêu hóa và xử lý thức ăn hiệu quả hơn.
Ngoài ra, cần tránh ăn quá no vì ăn nhiều làm tăng áp lực lên dạ dày và dẫn đến cảm giác khó chịu. Hãy ăn vừa đủ và chia bữa ăn thành các phần nhỏ hơn trong suốt cả ngày để giúp dạ dày làm việc hiệu quả hơn.
Một điều cần lưu ý nữa là không nên ăn trước khi đi ngủ vì nó sẽ gây ra trào ngược axit và làm tăng cơn đau dạ dày. Hãy cố gắng không ăn ít nhất 2-3 giờ trước khi đi ngủ để cho dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn và giảm nguy cơ trào ngược.
Tránh lạm dụng thuốc
Việc tự ý sử dụng thuốc kháng axit hoặc thuốc giảm đau dạ dày mà không có chỉ định từ bác sĩ dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc “che dấu” các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng hơn. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo bạn đang sử dụng đúng thuốc và đúng liều lượng cần thiết.
Đau dạ dày là một vấn đề phổ biến trong xã hội hiện đại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị được phòng tập gym Unity Fitness cung cấp qua bài viết này, bạn có thể quản lý và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Những tác hại của đai chống gù lưng đối với sức khỏe
Vật lý trị liệu chữa gù lưng là gì? Có an toàn với sức khỏe không?
Top 17 các thực phẩm tăng cường sinh lý nam
Huyết áp bao nhiêu là cao? Và những cảnh báo sức khỏe
Top 8 dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ cần cảnh giác
Những triệu chứng tai biến mạch máu não không thể chủ quan
Nguyên nhân gây béo phì và cách chẩn đoán bệnh
Mách bạn cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức tại nhà