Những tác hại của leo cầu thang bạn biết chưa?

Không thể phủ nhận leo cầu thang mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đầu gối, xương khớp. Cùng Gym Unity Fitness tìm hiểu về các tác hại của leo cầu thang nhé!

1. Leo cầu thang có tốt không?

Leo cầu thang là hoạt động thể chất đơn giản, dễ thực hiện, không cần tốn kém chi phí. Khi leo cầu thang, chúng ta sử dụng các nhóm cơ chủ yếu như đùi, chân, mông và cơ lõi. Việc thường xuyên tập luyện này giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của các nhóm cơ này.

tác hại của leo cầu thang
Khi leo cầu thang, chúng ta sử dụng các nhóm cơ chủ yếu như đùi, chân, mông và cơ lõi

Được đánh giá là một hoạt động aerobic tốt, giúp nâng cao sức mạnh và khả năng của hệ tim mạch, leo cầu thang đều đặn có thể giúp cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ bệnh tim và tăng cường sức bền.

Bên cạnh đó, leo cầu thang là một hoạt động vận động mạnh, giúp tiêu hao lượng calo lớn bên trong cơ thể. Việc leo cầu thang đều đặn có thể giúp giảm cân, duy trì cân nặng và cải thiện hình dáng cơ thể.

Lợi ích cuối cùng đối với các hoạt động thể chất nói chung hay leo cầu thang nói riêng sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sự sảng khoái và cải thiện tâm trạng. Nó cũng kích thích tiết endorphin tự nhiên, gây ra cảm giác hạnh phúc đối với con người.

>> Xem thêm: Chạy bộ giảm mỡ bụng không?

2. Những tác hại của leo cầu thang đến cơ thể

Nhiều người lầm tưởng đây là bài tập tốt cho sức khỏe nhưng sự thật thì không hoàn toàn như vậy. Bên cạnh những lợi ích, leo cầu thang cũng tiềm ẩn những tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là nếu thực hiện không đúng cách.

tác hại của leo cầu thang
Bên cạnh những lợi ích, leo cầu thang cũng tiềm ẩn những tác hại đối với sức khỏe

Cùng tìm hiểu về các tác hại của leo cầu thang để phòng tránh nhé!

Tác động lên khớp gối

Khớp gối là “bản lề” chịu lực chính mỗi khi chúng ta di chuyển trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi bước leo cầu thang đều tạo áp lực lên khớp gối, gấp nhiều lần so với đi bộ trên mặt phẳng.

Nếu bạn thừa cân, béo phì hoặc có tiền sử về các bệnh lý khớp thì việc leo cầu thang thường xuyên có thể làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp, viêm khớp gối.

Với mỗi bước leo cầu thang, trọng lượng cơ thể sẽ dồn dập chủ yếu xuống khớp gối. Lâu dần, sụn khớp bị bào mòn, gây đau nhức, cứng khớp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.

Dễ gặp phải tình trạng chấn thương

Cầu thang thường có diện tích hạn chế, độ dốc nhất định làm tăng nguy cơ vấp ngã, đặc biệt là với người cao tuổi, trẻ em hoặc những người có vấn đề về thăng bằng.

tác hại của leo cầu thang
Chấn thương do ngã cầu thang có thể dẫn đến trầy xước, bong gân, thậm chí là gãy xương

Tác hại của leo cầu thang có thể dẫn đến chấn thương do ngã cầu thang có thể dẫn trầy xước, bong gân, thậm chí là gãy xương, gây đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Xét ra rộng hơn, cầu thang trơn trượt, thiếu ánh sáng, không có tay vịn cũng là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ té ngã. Vì vậy mỗi chúng ta cần lưu ý đến sự an toàn khi di chuyển bằng cầu thang nhé!

Ảnh hưởng đến tim mạch

Tác hại của leo cầu thang là gì? Leo cầu thang là hoạt động đòi hỏi nhiều sức mạnh và sức bền của cơ thể. Khi leo cầu thang, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu lên não và các cơ bắp.

Với những người có sức khỏe yếu, tim mạch kém, việc leo cầu thang liên tục có thể gây ra tình trạng quá tải, dẫn đến đau tức ngực, khó thở, thậm chí là nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Gây đau mỏi khớp

Các bài tập thể dục đi bộ hay leo cầu thang cơ bản là phù hợp với nhiều người, tuy nhiên, với những người đang ở độ tuổi trung niên, thì khi leo cầu thang dẫn đến việc toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào các khớp ở chi dưới.

Tác hại của leo cầu thang chính là vì nó trực tiếp tạo ra áp lực cho các hệ khớp của cơ thể, đặc biệt là khớp gối gây nên cảm giác mỏi khớp, đau nhức cơ bắp sau khi leo cầu thang.

Mặc dù là điều dễ hiểu nhưng nếu bạn cảm thấy đau nhức kéo dài, dữ dội, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị quá tải. Lạm dụng việc leo cầu thang, tập luyện quá sức có thể dẫn đến viêm cơ, viêm gân, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt.

>> Xem thêm: Leo cầu thang có to bắp chân không?

3. Lưu ý mỗi khi leo cầu thang

tác hại của leo cầu thang
Nếu hoạt động đó gây ảnh hưởng đến khớp, phản ứng đầu tiên của cơ thể sẽ là cảm giác đau

Để khắc phục hiệu quả tác hại của leo cầu thang, khi bắt đầu vào thực hiện thói quen leo cầu thang, bạn cần nghiêm túc đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân. Hãy nói chuyện với các bác sĩ hoặc chuyên gia thể hình để nhận được sự tư vấn, hướng dẫn kịp thời.

Nếu hoạt động đó gây ảnh hưởng đến khớp, phản ứng đầu tiên của cơ thể sẽ là cảm giác đau. Khi bắt đầu cảm thấy đau mỏi khớp và ngày càng có xu hướng tăng lên chính là dấu hiệu đầu tiên để bạn ngừng hoạt động này.

Tác hại của leo cầu thang là cảm giác đau kèm với sưng, nóng đỏ, đau có tính chất cơ học, loãng xương… Cảm giác đau này tăng lên khi vận động nhiều và giảm đi khi nghỉ ngơi.

Vì vậy, bạn nên thử thay đổi hoạt động để quan sát phản ứng của cơ thể, xem liệu có cảm giác đau khớp hay không. Nếu chỉ là đau có tính chất cơ học, bạn có thể thay đổi lối sống, thay đổi hoạt động hàng ngày để giảm triệu chứng.

Nếu tiếp tục tiến hành các hoạt động như leo cầu thang, chạy bộ mà làm khớp đau nhiều hơn, có thể cần điều trị. Trong trường hợp có sự sưng, nóng thì cần sự can thiệp kỹ để đội ngũ y tế đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp.

Nếu vẫn yêu thích việc leo cầu thang thì nhớ hãy khởi động kỹ trước khi thực hiện và chỉ nên leo lên bằng đường bộ rồi đi xuống bằng thang máy để hạn chế tác động đến khớp gối nhé!

Tổng kết

Đọc đến đây thì bạn cũng đã nắm được tác hại của leo cầu thang rồi chứ? Leo cầu thang không phải là bài tập phù hợp cho tất cả mọi người. Những người có tiền sử bệnh lý tim mạch, huyết áp cao, thoái hóa khớp, béo phì,… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Thay vì leo cầu thang, những đối tượng này có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng hơn như đi bộ, bơi lội, Tập yoga,… để cải thiện sức khỏe mà không gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: