Khớp gối là một cấu trúc phức tạp của cơ thể nên rất dễ bị chấn thương như trật khớp, đứt dây chằng hay gãy xương. Với đối tượng thường xuyên vận động thể dục thể thao, tình trạng đứt dây chằng đầu gối có lẽ không quá xa lạ.
Hãy cùng Unity Fitness tìm hiểu kỹ hơn các thông tin xoay quanh chấn thương nguy hiểm này nhé.
1. Cấu tạo của khớp gối
Khớp gối là một trong những khớp quan trọng và phức tạp nhất của cơ thể. Nó là một khớp bản lề, bao gồm ba khớp con: khớp chày – đùi, khớp chè – đùi và khớp chày – chè. Khớp gối được giữ vững nhờ hệ thống dây chằng bao khớp
Theo tìm hiểu của phòng Gym Unity Fitness, các thành phần cấu tạo chính của khớp gối bao gồm:
- Xương: Khớp gối được cấu tạo bởi đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Vị trí xương chè (còn gọi là xương bánh chè) nằm ở phía trước khớp gối.
- Sụn khớp: Để giảm lực tải trên sụn khớp, khớp gối có hai mảnh sụn chêm (sụn ngoài và sụn trong) được gắn trên mâm chày.
- Dây chằng: Khớp gối được giữ vững nhờ hệ thống dây chằng bao khớp, bao gồm 4 dây chằng chính: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong.
- Bao khớp và các túi phình: Bao khớp và các túi phình bao quanh khớp gối, giúp tăng độ ổn định và giảm ma sát.
- Cơ và gân: Các nhóm cơ như cơ tứ đầu đùi, cơ khép đùi và các gân gắn vào xương góp phần tạo ra sức mạnh, ổn định và vận động cho khớp gối.
3. Các loại chấn thương dây chằng đầu gối
Chấn thương dây chằng chéo trước
Chấn thương dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương đứt dây chằng đầu gối nghiêm trọng nhất, thường xảy ra khi tham gia các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng rổ hay bóng bầu dục. Khi gối xoay đột ngột hoặc chịu lực tác động mạnh từ sau ra trước, dây chằng chéo trước rất dễ bị tổn thương.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau, sưng, bất ổn và hạn chế vận động gối. Mức độ chấn thương có thể từ bong gân, giãn dây chằng đầu gối cho đến đến đứt dây chằng đầu gối hoàn toàn.
Chấn thương dây chằng chéo sau
Chấn thương dây chằng chéo sau là loại chấn thương ít gặp hơn so với dây chằng chéo trước, thường xảy ra do chấn thương trực tiếp hoặc ngã khuỵu gối. Trong hầu hết các trường hợp, dây chằng chéo sau sẽ tự lành mà không cần phẫu thuật do có cơ chế tự liền lại khá tốt.
Chấn thương dây chằng bên trong hoặc bên ngoài
Chấn thương dây chằng bên trong (dây chằng chéo trong) hoặc dây chằng bên ngoài (dây chằng chéo ngoài) thường là hậu quả của các hoạt động gây nặng nề cho đầu gối như trượt tuyết.
May mắn thay, hầu hết các chấn thương dây chằng bên trong hoặc bên ngoài sẽ lành mà không cần phẫu thuật, chỉ cần điều trị bảo tồn như nghỉ ngơi, băng ép, vật lý trị liệu.
3. Đứt dây chằng đầu gối có nguy hiểm không?
Những chấn thương liên quan đến việc đứt dây chằng đầu gối không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của khớp gối mà còn gây ra những biến chứng tiềm ẩn sau, bao gồm:
- Nguy cơ viêm khớp gối: Người bị đứt dây chằng đầu gối có nguy cơ cao phát triển viêm xương khớp ở vùng đầu gối. Thậm chí trong nhiều trường hợp viêm khớp gối còn có thể xảy ra ngay cả khi đã phẫu thuật tái tạo dây chằng.
- Teo cơ đùi: Nếu đứt dây chằng đầu gối không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, việc cử động sẽ gặp khó khăn, phạm vi chuyển động bị hạn chế, dẫn đến teo cơ đùi.
- Khập khiễng khi đi lại: Sự dịch chuyển của mâm chày gây ảnh hưởng đến độ ổn định của khớp gối, dẫn đến việc đi lại trở nên khó khăn, đau đớn và có thể khiến người bệnh đi khập khiễng.
- Rách sụn chêm: Sụn chêm, nằm giữa xương đùi và xương chày, dễ bị tổn thương, đặc biệt là sau khi khớp gối mất ổn định, gây đau đớn và làm người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại.
- Thoái hóa khớp gối: Tổn thương kéo dài ở khớp gối có thể dẫn đến viêm nhiễm các thành phần cấu trúc của khớp, tạo điều kiện cho thoái hóa khớp gối phát triển.
4. Đứt dây chằng đầu gối bao lâu thì phục hồi?
Phương pháp điều trị quyết định trực tiếp thời gian phục hồi của các chấn thương đứt dây chằng đầu gối:
Điều trị không phẫu thuật
Đối với những trường hợp chấn thương nhẹ và không cần phẫu thuật, thời gian hồi phục thường kéo dài từ 6 đến 12 tuần. Trong giai đoạn này, người bệnh thường được hướng dẫn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu nhằm tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp gối và cải thiện khả năng vận động.
Điều trị phẫu thuật
Nếu phải tiến hành phẫu thuật tái tạo dây chằng, quá trình phục hồi sẽ lâu hơn. Thường sau phẫu thuật, người bệnh cần từ 6 tháng đến 1 năm để khôi phục hoàn toàn.
Thời gian này bao gồm giai đoạn nghỉ ngơi, chăm sóc sau phẫu thuật, và tham gia chương trình vật lý trị liệu chuyên sâu để khôi phục chức năng và ổn định khớp gối.
Vật lý trị liệu
Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình hồi phục đứt dây chằng đầu gối, thường được bắt đầu vài ngày sau phẫu thuật và kéo dài nhiều tháng.
Mục đích của vật lý trị liệu là giúp khôi phục sức mạnh cơ bắp, tăng cường độ linh hoạt, và khôi phục khả năng vận động của khớp gối.
Bên cạnh đó, một số yếu tố cũng tác động đến thời gian phục hồi như: Mức độ nghiêm trọng của chấn thương, tuổi tác và tình hình sức khỏe tổng thể.
5. Cách phòng ngừa chấn thương đứt dây chằng đầu gối
Để phòng ngừa chấn thương, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc như:
- Khởi động đầy đủ: Một bước quan trọng trước khi vận động tại phòng tập Gym hoặc chơi thể thao là khởi động để làm nóng cơ thể. Các động tác khởi động cần được thực hiện theo trình tự từ nhẹ đến nặng, từ chậm đến nhanh, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho cơ thể và giảm nguy cơ tổn thương.
- Ăn uống hợp lý: Một thực đơn giàu chất đạm, vitamin, khoáng chất, axit béo Omega-3 và các chất chống oxy hóa không chỉ tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn giúp cơ xương khớp dẻo dai hơn.
- Duy trì cơ đùi khỏe mạnh: Để giảm thiểu nguy cơ chấn thương, điều đầu tiên cần làm là duy trì cơ đùi khỏe mạnh thông qua việc luyện tập thường xuyên và điều độ. Các bài tập kéo căng cơ là một phần quan trọng trong quá trình này, giúp cải thiện sự linh hoạt và độ bền của cơ, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho khớp gối.
- Không nên ngồi quá nhiều: Ngồi nhiều làm cơ bắp yếu đi, tăng nguy cơ chấn thương khi hoạt động. Để bảo vệ khớp gối, hãy thường xuyên thay đổi tư thế, đứng dậy và di chuyển sau mỗi 30-60 phút.
Có thể thấy, chấn thương đứt dây chằng đầu gối không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh mà còn tiềm ẩn các nguy cơ biến chứng liên quan nên bạn tuyệt đối không được chủ quan. Mong là những thông tin mà Unity Fitness cung cấp trên đây đã cho bạn thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu? Cách phân loại tăng huyết áp
Các cách giảm đau dạ dày ban đêm tại nhà nhanh nhất
Top 8 thuốc tăng testosterone nam hiệu quả nhất hiện nay
Huyết áp thấp có nguy hiểm không? Cách điều trị tại nhà
Những dấu hiệu gan nhiễm mỡ thường gặp bạn nên biết
13 cách giảm căng thẳng hiệu quả cho dân văn phòng
Đau thắt lưng bên trái là bệnh gì? Cách giảm tình trạng đau thắt lưng bên trái
Triệu chứng đau nửa đầu trái? Nguyên nhân và cách điều trị