Điểm danh 8 biểu hiện đau dạ dày dễ nhận biết nhất

Đau dạ dày là hiện tượng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra. Đâu là biểu hiện đau dạ dày, một bệnh lý phổ biến gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh?

biểu hiện đau dạ dày
Đau dạ dày là hiện tượng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày

Bài viết dưới đây, Unity Fitness sẽ giúp giải đáp chi tiết.

1. Đau dạ dày là bệnh gì?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không thực sự bị tổn thương mà chỉ là tình trạng dạ dày bị suy giảm nhu động ruột và tăng tiết axit dịch vị.

Từ đó, bệnh gây ra những cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tức ở vùng bụng trên. Sự khó chịu này thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, biểu hiện đau dạ dày là cơn đau kéo dài và dữ dội, đó là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Đau dạ dày có thể xảy ra ở vùng bụng trên, ở giữa bụng, hoặc có thể di chuyển sang bên trái hoặc bên phải, cơn đau có thể lan ra phía sau.

Cơn đau có thể xảy ra khi đói hoặc về đêm cũng như sau khi ăn khiến người bệnh cảm thấy nặng nề, ấm ách không ăn được nhiều.

2. Biểu hiện đau dạ dày dễ nhận biết nhất

Đau dạ dày thường là tình trạng dạ dày bị tổn thương, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Bệnh lý thường gặp nhất là viêm loét dạ dày tái phát nhiều lần, âm ỉ và gây nhiều khó chịu.

Các biểu hiện đau dạ dày này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng phổ biến nhất là khi bạn ăn quá nhiều hoặc quá đói, căng thẳng hoặc làm việc quá sức.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hầu hết bệnh nhân đau dạ dày sẽ có những biểu hiện rõ ràng, song không ít trường hợp bệnh tiến triển âm thầm, chỉ gây cơn đau bụng âm ỉ khiến mọi người chủ quan hoặc nhầm lẫn trong phán đoán bệnh.

Nếu như bạn đang nghi ngờ, hãy kiểm tra bản thân có xuất hiện những biểu hiện đau dạ dày điển hình như:

Đau vùng thượng vị

Đây là biểu hiện đau dạ dày thường gặp nhất, cảm giác đau âm ỉ, đau nóng rát, tức tức vùng bụng khiến người bệnh rất khó chịu.

biểu hiện đau dạ dày
Đau vùng thượng vị là biểu hiện đau dạ dày thường gặp nhất

Cơn đau tập trung nhiều nhất từ ​​bụng lên ngực và có khi kéo dài ra lưng.

Đau vùng thượng vị ở bệnh nhân đau dạ dày có tính chất cấp tính, tức là đau từng cơn. Các biểu hiện thường xuất hiện và kéo dài 1-2 tuần, sau đó giảm dần và biến mất cho đến đợt cấp tính tiếp theo.

Chán ăn, ăn uống kém

Đau dạ dày thường khiến người bệnh có các biểu hiện như chán ăn, kém ăn do có bệnh gây ra cũng như thức ăn không được tiêu hóa tốt.

Sau bữa ăn, đau dạ dày có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn nên người bệnh dễ cảm thấy khó chịu như đầy hơi, chướng bụng.

Cho nên, người bệnh cũng không muốn ăn và không có cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cảm thấy nóng rát và đau ở vùng bụng trên sau khi ăn.

Xem thêm: Sơ cứu đột quỵ tại nhà đúng cách

Buồn nôn

Biểu hiện đau dạ dày này không chỉ xuất hiện ở bệnh lý này mà còn xuất hiện ở bệnh nhân xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày cấp tính, loét dạ dày,…

Nôn và buồn nôn ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác ngon miệng, chế độ ăn uống và sức khỏe của người bệnh.

Nôn ra một lượng lớn thức ăn và dịch dạ dày có thể dễ dàng làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm họng và các vấn đề sức khỏe khác.

Nôn nhiều có thể dễ dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.

Những trường hợp này cần bù nước và điện giải để tránh các biến chứng nghiêm trọng như hạ huyết áp, trụy tim mạch.

Ợ hơi, ợ nóng

biểu hiện đau dạ dày
Ợ hơi, ợ nóng là biểu hiện quan trọng để chẩn đoán đau dạ dày

Đây là biểu hiện quan trọng để chẩn đoán đau dạ dày. Bệnh nhân dễ bị ợ chua, ợ hơi kèm theo triệu chứng đau vùng thượng vị.

Hơi thức ăn hoặc thậm chí thức ăn dâng lên thực quản hoặc cổ họng có thể gây tổn thương và đau đớn ở vùng ức mũi hoặc sau xương ức.

Xuất huyết tiêu hóa

Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ gây xuất huyết tiêu hóa. Lúc này người bệnh có thể phát hiện các biểu hiện đau dạ dày như nôn ra máu tươi hoặc đen lẫn với thức ăn, phân màu đỏ tương hoặc đen…

Cùng với đó là chảy máu tiêu hóa khiến cho người bệnh bị thiếu máu, hoa mắt, choáng váng, tụt huyết áp…

Nếu tình trạng này trở nặng và không kiểm soát có thể khiến người bệnh mất máu nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng trong thời gian ngắn…

Xem thêm: Đau nửa đầu sau gáy là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

3. Cần làm gì khi gặp các biểu hiện đau dạ dày?

Có rất nhiều trường hợp chủ quan trước các biểu hiện đau dạ dày khiến bệnh tình trở nên trầm trọng và nguy hiểm đến sức khỏe.

Khi xuất hiện các biểu hiện trên, người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kiểm tra và xác nhận xem đó là đau dạ dày hay các vấn đề sức khỏe khác.

biểu hiện đau dạ dày
Massage vùng bụng giúp cải thiện các triệu chứng như đau vùng thượng vị, chướng bụng

Nếu được chẩn đoán đau dạ dày, bệnh nhân cần được điều trị tích cực để ngăn ngừa tình trạng trở thành biến chứng nguy hiểm.

Ngoài việc làm theo hướng dẫn của bác sĩ, có một mẹo mà người bệnh có thể áp dụng để giảm biểu hiện đau dạ dày và hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn:

  • Chườm nóng: Dùng nước nóng hoặc muối rang nóng có thể giúp giảm đau bụng trên do đau dạ dày.
  • Massage vùng bụng: Massage quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để cải thiện các triệu chứng như đau vùng thượng vị, chướng bụng, khó tiêu.
  • Ăn bánh mì và bánh quy giòn: Không chỉ khi bị đau dạ dày, người bệnh thường nên ăn một lát bánh mì nhỏ giữa các bữa ăn hoặc trong bữa ăn chính để giảm hoạt động của axit dạ dày, từ đó giảm triệu chứng đau dạ dày.
  • Uống sữa ấm: Sữa ấm rất tốt cho người bị đau dạ dày, đặc biệt nếu triệu chứng đau bụng trên kéo dài. Khi sữa vào dạ dày sẽ tạo thành một lớp bảo vệ tự nhiên ở vùng bị tổn thương, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Kết luận

Việc nắm rõ các biểu hiện đau dạ dày trên đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh tiêu hóa này. cũng như phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Đừng quên thường xuyên truy cập vào trang web Phòng tập gym Unity Fitness để cập nhật thêm nhiều bài viết về sức khỏe, tập gym… mỗi ngày nhé!

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: