Dấu hiệu đột quỵ ở nữ: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Đột quỵ xảy ra khi não thiếu máu và oxy, gây nên các tổn thương và dẫn đến tử vọng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ ở nữ là cần thiết, giảm thiểu hậu quả nghiêm trọng và tăng khả năng phục hồi.

Theo dõi bài viết của Unity Fitness để trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về đột quỵ nhé.

1. Đột quỵ ở nữ có xảy ra phổ biến không?

dấu hiệu đột quỵ ở nữ
Đột quỵ xảy ra khi não thiếu máu và oxy, gây nên các tổn thương và dẫn đến tử vong

Theo số liệu thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 800.000 người bị đột quỵ. Nó xảy ra khi mạch máu bị vỡ hoặc cục máu đông gây tắc nghẽn, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến não. Khoảng 140.000 người chết mỗi năm do các biến chứng liên quan đến đột quỵ.

Mặc dù nam giới có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn nhưng phụ nữ lại có nhiều khả năng tử vong vì đột quỵ hơn. Chính vì vậy, việc nắm bắt dấu hiệu đột quỵ ở nữ là điều cực kỳ quan trọng. Bởi với đột quỵ, điều trị nhanh chóng là yếu tố then chốt giúp xác định người bệnh có thể phục hồi hay sẽ bị tàn tật.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính rằng cứ năm phụ nữ ở Hoa Kỳ thì có một người bị đột quỵ và gần 60% trong số họ sẽ không qua khỏi. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba đối với phụ nữ ở Hoa Kỳ.

2. Phụ nữ có nguy cơ bị đột quỵ do những nguyên nhân nào?

Có rất nhiều yếu tố và tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ trung niên và cao tuổi. Trước khi đến với các dấu hiệu đột quỵ ở nữ, chúng ta cùng vạch ra những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

Tuổi cao

Thống kê cho thấy phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới và tuổi cao là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Huyết áp cao

Phụ nữ có nhiều khả năng bị huyết áp cao hơn nam giới, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Nhiều yếu tố góp phần gây ra tình trạng huyết áp cao ở phụ nữ bao gồm thiếu hụt hormone mãn kinh, mang thai và sinh con, thừa cân, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo và đường và phẫu thuật cắt bỏ một phần tử cung.

dấu hiệu đột quỵ ở nữ
Huyết áp cao chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ ở nữ giới

Thuốc tránh thai

Sử dụng lâu dài thuốc tránh thai kết hợp estrogen và progestin làm tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lạm dụng thuốc tránh thai có thể làm tăng đông máu và tăng huyết áp, hai yếu tố có thể dẫn đến đột quỵ.

Bệnh lý nền

Phụ nữ thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nền chẳng hạn như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch, rung tâm nhĩ và tăng cholesterol trong máu, làm tăng khả năng bị đột quỵ.

Trầm cảm

Phụ nữ có nguy cơ trầm cảm cao hơn nam giới, tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ, thay đổi lối sống và thói quen ăn uống, làm cho suy kiệt cơ thể. Hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động quá mức cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Xem thêm: Tim đập nhanh là bệnh gì? Tim đập nhanh có nguy hiểm không?

3. Những dấu hiệu đột quỵ ở nữ mà bạn cần biết

Việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ ở nữ là rất quan trọng để có thể kịp thời cấp cứu. Dấu hiệu đột quỵ ở nữ thường không rõ ràng, đặc biệt là giai đoạn đầu. Điều này làm cho việc nhận biết trở nên khó khăn, người bệnh chủ quan và không được điều trị kịp thời. Các dấu hiệu đột quỵ ở nữ thường bao gồm mất thăng bằng, tê ở cánh tay, chân hoặc một bên cơ thể, miệng méo, khó nói, nói lắp, mờ mắt và nhức đầu dữ dội kèm theo buồn nôn và nôn.

Ngoài ra, còn có các dấu hiệu đột quỵ ở nữ mà hiếm khi thấy ở nam giới gồm:

  • Chảy xệ một bên mặt: Đây là một trong những dấu hiệu đột quỵ ở nữ. Đột quỵ có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến dây thần kinh ở mặt, khiến một bên mặt bị xệ xuống. Khoảng 80% phụ nữ cho biết họ gặp phải triệu chứng này trước khi bị đột quỵ.
  • Đau đầu cấp tính: Đau đầu là một trong những dấu hiệu đột quỵ ở nữ thường gặp và có cường độ mạnh. Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trước khi bị đột quỵ, kèm theo buồn nôn và nôn.
dấu hiệu đột quỵ ở nữ
Đột quỵ gây tổn thương nghiêm trọng đến dây thần kinh ở mặt khiến một bên mặt bị xệ xuống
  • Mệt mỏi đột ngột: Đây là dấu hiệu đột quỵ ở nữ hay gặp, có thể khiến những phụ nữ năng động đột nhiên cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng.
  • Đau ngực cấp tính: Đau ngực đột ngột, dữ dội ở phụ nữ kèm theo nấc cụt kéo dài có thể là dấu hiệu đột quỵ ở nữ và cần được chú ý.

Bên cạnh đó các vấn đề như thay đổi hành vi, ảo giác, dễ kích động… cũng có thể là dấu hiệu đột quỵ ở nữ. Vì vậy, khi có bất kỳ nghi ngờ nào về các dấu hiệu đột quỵ ở nữ. Việc đầu tiên các chị em cần làm là đến bệnh viện để kiểm tra sớm, giúp giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ.

4. Cách phòng ngừa đột quỵ ở nữ giới

Sau khi đã nắm được các nguyên nhân, dấu hiệu đột quỵ ở nữ. Để giảm thiểu tình trạng đột quỵ, phụ nữ cần phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu: Kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu là rất quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ. Nếu bạn có tiền sử cao huyết áp hoặc tiểu đường, hãy kiểm tra và điều trị thường xuyên để giữ các chỉ số này ở mức an toàn.
dấu hiệu đột quỵ ở nữ
Xây dựng lối sống lành mạnh chính là cách ngăn ngừa đột quỵ ở phụ nữ
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ở phụ nữ. Vì vậy, nếu bạn là người hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ. Giữ sức khỏe bằng cách chọn các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc tham gia các lớp tập thể dục.
  • Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ đột quỵ. Hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo, muối và ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trị tiểu đường tại nhà đơn giản, dễ làm

Hy vọng rằng thông qua bài viết dấu hiệu đột quỵ ở nữ của Phòng tập thể hình Unity Fitness, bạn đã có những thông tin hữu ích về dấu hiệu đột quỵ ở nữ. Việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ ở nữ và sớm điều trị sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ tử vong, tăng khả năng phục vụ. Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh chính là cách tăng cường và bảo vệ cơ thể trước các bệnh lý tiềm ẩn.

Nguồn: Tổng hợp

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.

 

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: