Nhồi máu não được biết đến là một căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của con người. Do đó, không ít người đặt ra câu hỏi liệu rằng người bị bệnh nhồi máu não sống được bao lâu?
Hãy cùng Phòng tập Unity Fitness tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tổng quan về bệnh nhồi máu não
Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh nhồi máu não sống được bao lâu, chúng ta cùng đến với một số thông tin cơ bản về căn bệnh này. Nhồi máu não là tình trạng xảy ra khi động mạch trong não bị thu hẹp, tắc nghẽn hoặc do huyết áp thấp khiến lượng máu cung cấp lên não không đủ. Điều này có thể dẫn đến các bộ phận bị suy yếu và rối loạn chức năng của não. Nếu không được điều trị trong thời gian dài, hoại tử não có thể xảy ra do thiếu oxy và glucose.
Thời gian điều trị cấp cứu nhồi máu não càng dài thì nguy cơ hoại tử càng cao. Việc phục hồi lại phần não đã chết do nhồi máu não là rất khó, thậm chí là không thể. Tùy theo vị trí não bị tổn thương mà bệnh nhân có thể bị tàn tật hoặc tử vong.
Việc xác định nguyên nhân dẫn đến nhồi máu não không chỉ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Mà từ đó còn giúp xác định được người bị bệnh nhồi máu não sống được bao lâu. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nhồi máu não thường gặp là:
- Xơ vữa động mạch lớn chiếm 50%, trong đó mạch máu lớn ngoài sọ chiếm 45% và mạch máu lớn nội sọ chiếm 5%.
- Nguyên nhân hình thành cục máu đông từ tim bao gồm bệnh van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, suy tim,… tạo cục máu đông lên não chiếm 20%.
- Tắc nghẽn các mạch máu nhỏ trong não thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp và tiểu đường chiếm 25%.
- Bệnh động mạch không do xơ vữa động mạch chiếm <5%.
- Rối loạn đông máu, bệnh lý tế bào máu, dị tật mạch máu bẩm sinh… và các bệnh lý về máu khác chiếm <5%.
Triệu chứng nhồi máu não xuất hiện đột ngột, thường là lúc nghỉ ngơi. Các triệu chứng điển hình là liệt nửa người, tê một bên cơ thể, khó nói và méo miệng. Chính vì thế, việc nhận biết là điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Vậy người bị bệnh nhồi máu não sống được bao lâu? Cùng theo dõi tiếp phần sau để biết đáp án chính xác nhé.
Xem thêm: Nguyên nhân tai biến mạch máu não? Và những điều cần biết
2. Bệnh nhồi máu não sống được bao lâu?
Nhiều người thắc mắc rằng bệnh nhồi máu não sống được bao lâu? Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian cấp cứu thì mới xác định được bệnh nhồi máu não sống được bao lâu. Bệnh nhân bị bệnh nhẹ, liệt nửa người và bệnh nhân trẻ tuổi hồi phục tốt hơn so với người bị liệt hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu mạch máu trong não bị vỡ hoặc bệnh nhân lớn tuổi thì khả năng hồi phục thấp.
Tỷ lệ tử vong do nhồi máu não là 15-20%. Để tăng cơ hội sống sót, bệnh nhân cần được điều trị tiêu sợi huyết ngay lập tức, can thiệp nội mạch và các phương pháp điều trị khác trong “thời gian vàng’’.
Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, đối với bệnh tăng huyết áp, phải hồi sức tích cực kiểm soát huyết áp; đối với các trường hợp đột quỵ do mất mạch máu có thể áp dụng can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật. Vậy bệnh nhồi máu não sống được bao lâu?
Khoảng 30% số người bị xuất huyết não có thể tự đi lại và hồi phục, 30% còn lại sẽ bị tàn tật vĩnh viễn. Để phục hồi hoàn toàn 100% sau tai biến mạch máu não là rất khó. Tuy nhiên, với việc chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não đúng cách, kết hợp vật lý trị liệu và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, khả năng phục hồi 90-95% là hoàn toàn có thể.
3. Những di chứng thường gặp của nhồi máu não
Bệnh cạnh thắc mắc bệnh nhồi máu não sống được bao lâu thì cũng có nhiều người lo lắng liệu rằng có di chứng nào để lại sau khi bị nhồi máu não. Theo Tập gym Unity Fitness tìm hiểu nhồi máu não có thể gây tổn thương não, dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe như:
- Liệt vận động: Liệt vận động có thể làm tê liệt một nửa hoặc toàn bộ cơ thể, kể cả chân và tay. Di chứng của đột quỵ do nhồi máu não khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và trở nên phụ thuộc vào người nhà. Đồng thời, nằm lâu ở một tư thế do liệt vận động có thể dẫn đến loét da, nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu.
- Suy giảm trí nhớ và nhận thức: Sau đột quỵ có thể để lại những hậu quả nguy hiểm như mất trí nhớ, suy giảm nhận thức về môi trường xung quanh. Mức độ suy giảm nhận thức này có thể khiến bệnh nhân không thể thực hiện các nhiệm vụ trí tuệ như trước.
- Suy giảm thị lực: Ngoài ra, mờ mắt có thể xảy ra sau đột quỵ nếu không được điều trị. Điều này thường dẫn đến mờ một hoặc cả hai mắt và có thể là dấu hiệu suy giảm thị lực sau đột quỵ.
- Rối loạn tiết niệu: Một số bệnh nhân sau đột quỵ cũng phải đối mặt với chứng rối loạn tiểu không tự chủ. Vì vậy, người thân cần chú ý phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và giữ vệ sinh cơ thể người bệnh.
- Rối loạn ngôn ngữ: Đột quỵ có thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ, biểu hiện là nói ngọng, nói sai hoặc thậm chí không thể nói do tổn thương vùng não điều chỉnh ngôn ngữ.
Xem thêm: Những triệu chứng thiếu máu não và cách phòng ngừa
4. Cách chăm sóc cho bệnh nhân nhồi máu não
Bệnh nhân nhồi máu não sống được bao lâu còn phụ thuộc một phần vào cách chăm sóc. Sau giai đoạn nguy hiểm, người bệnh nhồi máu não phải rất lâu mới có thể bình phục. Lúc này, người nhà cần đặc biệt chú ý đến cách chăm sóc người bệnh đúng cách:
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Bệnh nhân nhồi máu não có nguy cơ bị liệt cao hơn, không kiểm soát được nhu động ruột và đại tiện, dễ dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu. Việc vệ sinh cá nhân của bệnh nhân phụ thuộc gần như hoàn toàn vào người chăm sóc. Ngoài việc giúp người bệnh vệ sinh cá nhân (đánh răng, rửa mặt, lau người, thay quần áo…). Ngoài ra, sau khi người bệnh đi tiểu xong, người nhà cũng nên lau khô cẩn thận để tránh nhiễm trùng.
Phòng ngừa loét da do nằm lâu
Viêm, loét da thường xảy ra ở những vùng tì đè nhiều như lưng, mông, gót chân, bả vai do người bệnh nằm một chỗ trong thời gian dài. Vì vậy, người chăm sóc cần lưu ý cho người bệnh ngủ trên đệm hơi hoặc đệm nước; Nghiêng bệnh nhân thường xuyên (2 giờ một lần) và xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị áp lực quá lâu. Điều này giúp lưu thông máu và còn có thể hạn chế tình trạng loét da do nằm quá lâu.
Phòng ngừa các biến chứng hô hấp
Nằm lâu và ít vận động cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở do ứ đọng đờm ở bệnh nhân nhồi máu não… Vì vậy, người chăm sóc cần chú ý cho người bệnh ngồi dậy mỗi ngày. Đồng thời xoa, vỗ lưng hàng ngày để giúp người bệnh ho ra đờm dễ dàng hơn.
Với những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bệnh nhồi máu não sống được bao lâu? Đừng quên thường xuyên truy cập vào Unity Fitness để cập nhật thêm nhiều bài viết mới nhất về các chủ đề sức khỏe, tập gym và làm đẹp… mỗi ngày nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “bệnh nhồi máu não sống được bao lâu” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Đau cột sống lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bị đau thắt lưng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cách nhận biết những dấu hiệu bong gân thường gặp nhất
Nguyên nhân gây béo phì và cách chẩn đoán bệnh
Bị bong gân cổ chân bao lâu thì khỏi? Nên làm gì để nhanh khỏi
Đau vai gáy bên phải là bệnh gì? Biện pháp đẩy lùi cơn đau
Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần và cách dự phòng như thế nào?
Bị bong gân chân nên làm gì? Cách sơ cứu hiệu quả