Đau đầu gối nhưng không sưng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề tiềm ẩn.
Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp tránh những biến chứng nghiêm trọng sau này.
Cùng Unity Fitness tìm hiểu ngay nhé.
1. Đau đầu gối nhưng không sưng là gì?
Đau đầu gối nói chung là một bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, sinh ra từ những thói quen sinh hoạt sai lầm hàng ngày của mỗi người. Đau đầu gối là tình trạng xuất hiện những cơn đau ở gối và khu vực xung quanh. Cơn đau thường bắt nguồn từ vấn đề ở chính khớp gối hoặc từ các mô mềm, dây chằng, gân, túi hoạt dịch bao quanh nó.
Tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng thường được biểu hiện qua các triệu chứng như cảm giác ngứa ran, tê bì hoặc dị cảm. Khớp gối có thể nóng rát, khó chịu và trở nên cứng, gây cản trở khả năng di chuyển. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này ở từng người không giống nhau, có thể tự khỏi hoặc dẫn đến tàn tật nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc thăm khám kịp thời để tìm hiểu nguyên nhân và kiểm soát cơn đau là rất cần thiết.
Người gặp tình trạng này thường cảm thấy mệt mỏi, suy giảm năng lượng, và đôi khi có dấu hiệu viêm, dù không phải lúc nào cũng xuất hiện. Mức độ đau thay đổi từ nhẹ, thoáng qua đến dai dẳng và kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
>> Xem thêm: Trật khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
2. Lý do đau đầu gối nhưng không sưng
Chấn thương đầu gối
Trong nhiều trường hợp, chấn thương đầu gối không gây sưng tấy hay bầm tím trên bề mặt da nhưng các cấu trúc bên trong như dây chằng, gân, xương, sụn hoặc bao khớp có thể đã bị tổn thương. Chấn thương thường gặp bao gồm:
- Chấn thương dây chằng chéo trước: Rách dây chằng chéo trước là một chấn thương phổ biến, đặc biệt trong các môn thể thao như bóng đá hoặc bóng rổ, khi người chơi phải thay đổi hướng nhanh chóng.
- Gãy xương: Xương gối, bao gồm xương bánh chè, có thể bị gãy khi chịu lực va chạm mạnh, thường xảy ra ở những người bị loãng xương.
- Rách sụn chêm: Sụn chêm là phần giảm xóc giữa xương đùi và xương cẳng chân. Xoay gối đột ngột có thể làm rách sụn này, gây đau mà không kèm sưng tấy.
Thoái hóa khớp gối
Khi lớp sụn đệm tự nhiên của khớp gối bị mòn đi, xương sẽ cọ xát vào nhau, gây đau và giảm khả năng vận động. Thoái hóa khớp thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi, với các yếu tố nguy cơ khác như di truyền, cân nặng, hoặc chấn thương. Đau do thoái hóa khớp có thể tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, thậm chí không sưng nhưng gây cứng khớp sau khi không vận động một thời gian.
Viêm gân đầu gối
Viêm gân xảy ra khi gân ở đầu gối bị tổn thương do vận động quá sức hoặc chấn thương. Cơn đau có thể trở nặng hơn khi leo cầu thang hoặc ngồi xổm. Nếu không điều trị, viêm gân có thể dẫn đến thoái hóa, gây đau nhức, sưng và viêm ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của mỗi người.
Viêm gân bánh chè
Viêm gân bánh chè xảy ra khi gân nối giữa xương bánh chè và xương cẳng chân bị viêm, thường gặp ở những người chơi các môn thể thao phải chạy, nhảy nhiều như bóng rổ hoặc bóng chuyền. Mặc dù không sưng nhưng người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu gối và cần được điều trị bằng vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng viêm. Đây là tình trạng nguy hiểm nhưng không có biểu hiện rõ ràng nên nhiều người thường xuyên bỏ qua.
Bệnh gout giai đoạn đầu
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng chính là biểu hiện của bệnh Gout giai đoạn đầu tiên. Đau đầu gối mà không sưng có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh gout. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, đặc biệt vào ban đêm, kèm theo cảm giác ấm nóng khi chạm vào vùng da. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển từ ngón chân cái lên đầu gối, thậm chí lan đến cột sống.
Bệnh tự miễn
Một số bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus cũng có thể gây đau đầu gối không kèm sưng. Đau khớp và cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau thời gian dài không vận động là dấu hiệu điển hình của viêm khớp dạng thấp. Trong khi đó, bệnh lupus có thể gây đau gối kèm theo mệt mỏi, cứng cơ.
>> Xem thêm: Nhận biết ngay 8 triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp
3. Cách xử lý khi bị đau đầu gối không sưng
Nếu gặp tình trạng đau đầu gối mà không kèm theo sưng tấy, có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà để giảm bớt khó chịu. Việc chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm đau tạm thời. Ngoài ra, nên nghỉ ngơi hợp lý nhưng vẫn duy trì những hoạt động nhẹ nhàng để cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Trong quá trình nảy, hãy thực hiện bài tập nhẹ nhàng như kéo giãn cơ, gập duỗi khớp gối, hoặc bài tập cân bằng cũng có thể giúp khớp dần trở nên linh hoạt hơn. Những bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ quan trọng ở chân, đặc biệt là cơ tứ đầu đùi, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và bảo vệ khớp gối. Khi cơ tứ đầu được phát triển tốt sẽ giúp giảm bớt áp lực lên khớp gối, từ đó hạn chế nguy cơ đau nhức hoặc tái phát chấn thương
Việc vận động nhẹ nhàng, ngay cả khi bị đau đầu gối là điều cần thiết để giữ cho các khớp luôn linh hoạt. Tuy nhiên, cần chú ý tránh thay đổi cường độ luyện tập đột ngột, vì điều này có thể dẫn đến chấn thương hoặc làm đau thêm khớp gối. Để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất, việc tập luyện nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc các bác sĩ chuyên khoa xương khớp.
Một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn hay các loại thuốc chống viêm dạng thoa cũng có thể giảm đau mà ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, các loại thuốc này nên được dùng cẩn thận để tránh những tác động không mong muốn.
Trên đây là bài viết phòng tập thể hình cung cấp các thông tin liên quan đến đau đầu gối nhưng không sưng mà nhiều người quan tâm. Việc duy trì lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu đau đầu gối. Ngoài ra, duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm áp lực lên khớp gối, đồng thời mang giày dép phù hợp sẽ hỗ trợ khớp hoạt động thoải mái hơn. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt nhất!
Tụt huyết áp nên uống gì? Uống gì để tăng huyết áp lên?
Chuột rút bắp chân làm sao hết? Mẹo chữa nhanh
Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết
Tắm đêm bị gì? Có làm đột quỵ không?
Đau cột sống lưng dưới là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Estrogen là gì? Có vai trò gì với cơ thể?
HDL cholesterol là gì? Ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
Tăng huyết áp là gì? Tăng huyết áp có nguy hiểm? Cách phòng ngừa