Tại sao nằm mãi không ngủ được? 10 mẹo dễ ngủ

Giấc ngủ ngon là chìa khóa cho sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên, nhiều người đang phải vật lộn với chứng mất ngủ, trằn trọc, khó ngủ, dẫn đến mệt mỏi, thiếu tập trung và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bài viết sau đây Unity Fitness sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “Tại sao nằm mãi không ngủ được?” và chia sẻ những mẹo dễ ngủ ít người biết để bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

1. Tại sao nằm mãi không ngủ được dù đang rất mệt?

Tại sao nằm mãi không ngủ được dù đã rất buồn ngủ? Tại sao nằm mãi không ngủ được có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do yếu tố tinh thần hoặc do các tác nhân bên ngoài.

Tại sao nằm mãi không ngủ được khi đã thay đổi tư thế nằm nhiều lần?
Tại sao nằm mãi không ngủ được khi đã thay đổi tư thế nằm nhiều lần?

Hội chứng giấc ngủ đến muộn (DSPS)

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao nằm mãi không ngủ được dù đã thử mọi cách? Nhiều người gặp phải tình trạng nằm mãi không ngủ được, dẫn đến mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hội chứng giấc ngủ đến muộn (DSPS) là một dạng rối loạn giấc ngủ liên quan đến đồng hồ sinh học. Điều này xảy ra khi giờ ngủ của bạn trễ hơn 2 giờ so với mô hình giấc ngủ thông thường.

DSPS khiến bạn đi ngủ muộn hơn và thức dậy muộn hơn. Những người mắc hội chứng giấc ngủ đến muộn thường sẽ gặp khó khăn về việc ngủ gật, cảm thấy buồn ngủ nhưng lại không ngủ được.

Thông thường thì những người này sẽ đi ngủ rất muộn. Theo thống kê từ Stanford Health Care, đa phần thanh thiếu niên và thanh niên thường mắc hội chứng này, chiếm khoảng 7-16% người bệnh.

Cơ thể mệt mỏi và căng thẳng quá mức

Áp lực từ công việc, cuộc sống hay các mối quan hệ xã hội rất dễ khiến bạn bị rơi vào trạng thái mệt mỏi và căng thẳng.

Điều này có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần và thể chất, thậm chí có khả năng khiến não bộ tỉnh táo và không ngủ được. Những người có trạng thái tâm lý lo lắng, áp lực liên tục đều sẽ gặp phải tình trạng này.

Theo các chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực mất ngủ, các triệu chứng căng thẳng, thần kinh mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mất ngủ kinh niên.

Những triệu chứng này có thể dần trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được quan tâm và khắc phục kịp thời.

Không ngủ được do tác động thói quen xấu trước giờ ngủ

Tại sao nằm mãi không ngủ được? Nếu thỉnh thoảng gặp phải tình trạng này, có thể bạn đang có những thói quen xấu. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ mặc dù cơ thể thấy buồn ngủ.

Thói quen sử dụng các chất kích thích, việc uống cà phê, rượu hoặc bia sẽ gây kích thích thần kinh trung ương, gia tăng cảm giác hưng phấn. Từ đó giấc ngủ của bạn sẽ bị cản trở, ban ngày mệt mỏi nhưng đêm về thường rất tỉnh táo, khó ngủ.

Sử dụng các thiết bị máy tính, điện thoại hoặc ăn quá no là thói quen trước khi ngủ của rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Đây chính là nguyên do khiến bạn thường không ngủ được, trằn trọc khó vào giấc.

Ngủ trưa quá nhiều cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.

Khi bị khó ngủ vào ban đêm, không ít bạn lo lắng không biết không ngủ được là do đâu. Hãy xem lại thói quen sinh hoạt của mình, bởi vì đôi khi việc ngủ trưa quá nhiều (hơn 2 tiếng) cũng có thể gây ra tình trạng khó ngủ vào buổi tối.

Một giấc ngủ trưa ngắn khoảng 15 – 20 phút có thể giúp cân bằng não bộ, cải thiện năng suất làm việc. Tuy nhiên, ngủ trưa quá lâu sẽ khiến tinh thần bạn mệt mỏi, mất ngủ, dễ thức giấc và không ngon giấc vào ban đêm.

Trầm cảm dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ

Trầm cảm gây ra khó ngủ.
Tại sao nằm mãi không ngủ được khi đã thay đổi tư thế nằm nhiều lần?

Bên cạnh chứng rối loạn lo âu, trầm cảm cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn không ngủ được. Về cơ bản, trầm cảm có thể dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, từ đó khiến bạn uể oải nhưng lại không ngủ được.

Theo báo cáo vào năm 2019, 90% số người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm gặp các vấn đề với chất lượng giấc ngủ của họ. Những vấn đề này bao gồm: mất ngủ, rối loạn nhịp thở khi ngủ và hội chứng chân không yên.

Khi bạn mất ngủ, kèm theo các triệu chứng như tâm trạng chán nản, buồn phiền, trống rỗng hoặc ăn uống không ngon miệng, suy nghĩ tiêu cực,… kéo dài trên 2 tuần, bạn cần gặp chuyên gia tâm lý hoặc các bác sĩ tâm thần để được hỗ trợ.

Không ngủ được do ảnh hưởng của chế độ ăn kiêng

Chế độ ăn uống và giấc ngủ có liên quan mật thiết với nhau. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy việc thay thế 5% lượng calo mỗi ngày của một người từ protein bằng một lượng tương đương chất béo bão hòa hoặc carbohydrate sẽ làm tăng nguy cơ gây buồn ngủ vào ban ngày.

Mặt khác, thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa, protein hoặc carbohydrate sẽ làm giảm nguy cơ buồn ngủ ban ngày. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp ích cho những người mắc rối loạn giấc ngủ.

Buồn ngủ nhưng không ngủ được là tình trạng khá phổ biến và có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên xem xét và điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày, tạo môi trường ngủ thoải mái, cũng như duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.

Nếu tình trạng kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Đọc thêm: 27 cách giảm stress hiệu quả nhất

2. Mẹo ngủ nhanh, dễ ngủ ít người biết

Điều chỉnh tư thế ngủ

Điều chỉnh tư thế ngủ đúng có thể giúp bạn hạn chế tình trạng khó ngủ:

Nằm ngửa là tư thế nằm được các bác sĩ khuyến cáo. Tư thế này giúp cho phần đầu, cổ và cột sống được nghỉ ngơi ở tư thế trung lập, giúp đem lại một giấc ngủ ngon.

Nằm nghiêng là tư thế được khá nhiều người áp dụng, thống kê có đến 41% người lớn ngủ theo tư thế này.

Tư thế này tốt cho phụ nữ mang thai vì giúp tăng lưu thông máu, tuy nhiên lại không tốt cho người bình thường vì dễ gây cản trở hô hấp, đau lưng và đau khớp khi ngủ dậy.

Nằm sấp khiến cột sống không ở vị trí trung lập, từ đó gây ảnh hưởng đến lưng và cổ. Ngoài ra, nằm sấp còn khiến cơ bắp và các khớp chịu áp lực lớn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và tê liệt.

Giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn khó ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền chánh niệm trước khi ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

Ngoài thiền, bạn có thể áp dụng bất cứ điều gì giúp giảm căng thẳng như: viết nhật ký, đốt nến thơm, tập yoga… đều có thể giúp bạn dễ ngủ hơn.

Nếu bạn buồn ngủ nhưng không ngủ được, có thể thử nghiệm liệu pháp âm thanh. Ví dụ, bạn có thể thử ứng dụng tạo tiếng ồn trắng, nghe âm thanh tự nhiên (tiếng nước suối chảy, tiếng mưa…).

Tập yoga giúp bạn dễ ngủ hơn.
Tập yoga giúp bạn dễ ngủ hơn.

Thay đổi thói quen xấu trước khi đi ngủ

Tại sao nằm mãi không ngủ được? Khi có rất nhiều người thường có thói quen xem tivi, máy tính và điện thoại để giải trí hay kiểm tra mạng xã hội trước khi đi ngủ. Điều này không tốt cho giấc ngủ của chúng ta. Vì vậy, hãy ngưng sử dụng các thiết bị điện tử, nhất là điện thoại trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, hãy hình thành thói quen đi ngủ khoa học và đúng giờ để đồng hồ sinh học của bạn hoạt động đều đặn ngay cả vào cuối tuần. Điều này sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được một cách hiệu quả.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động

Hạn chế cà phê, trà, rượu và các thức ăn có chứa caffein vào buổi tối. Thay vào đó, hãy uống một ly sữa ấm hoặc trà thảo mộc để giúp thư giãn cơ thể.

Nếu bạn cảm thấy đói, hãy ăn nhẹ với những thực phẩm dễ tiêu hóa như chuối, sữa chua hoặc một ít hạt.

Vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ, như đi bộ hoặc yoga, có thể giúp bạn dễ dàng vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, tránh tập thể dục mạnh ngay trước khi đi ngủ vì nó có thể làm bạn tỉnh táo hơn.

Tạo môi trường ngủ lý tưởng

Giữ phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát và tối, sử dụng rèm chắn sáng và hạn chế tiếng ồn từ bên ngoài.

Chọn nệm và gối phù hợp, đảm bảo nệm và gối của bạn hỗ trợ tốt cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ ngủ.

Sử dụng tinh dầu thơm, các loại tinh dầu như lavender, camomile có thể giúp thư giãn và tạo không gian dễ chịu cho giấc ngủ.

Thực hiện các thói quen thư giãn trước khi đi ngủ

Chọn một cuốn sách nhẹ nhàng để đọc trước khi đi ngủ.

Nghe nhạc nhẹ nhàng, thư giãn có thể giúp bạn thư giãn tinh thần và dễ dàng vào giấc ngủ.

Tại sao nằm mãi không ngủ được có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài và cả bên trong cơ thể. Việc phát hiện sớm nguyên nhân và các nguy cơ hình thành tình trạng này sẽ giúp bạn cải thiện giấc ngủ cũng như đảm bảo sức khỏe thể chất tốt hơn.

Nếu tình trạng kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Từ khóa tìm kiếm:

  • tại sao nằm mãi không ngủ được
  • nhắm mắt nhưng không ngủ được phải làm sao
  • tại sao không có cảm giác buồn ngủ
Đánh giá
Chia sẻ bài viết: