Đau cổ tay là một tình trạng gây khó chịu cho người bệnh và tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý. Vậy nguyên nhân gây hội chứng đau cổ tay và cách khắc phục như thế nào. Hãy cùng Gym Unity Fitness tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Đau cổ tay là gì?
Cổ tay là bộ phận gồm một tổ hợp các nhóm khớp nhỏ đan xen nhau nhằm giữ cho cánh tay và bàn tay ổn định. Ngoài ra, cổ tay còn có vai trò hỗ trợ xương bàn tay và cẳng tay trong việc hoạt động linh hoạt và chắc chắn hơn.
Chính vì đảm nhận nhiều nhiệm vụ nên phần cổ tay được xem là rất dễ bị tổn thương, đặc biệt khi người bện hoạt động tay quá nhiều.
Tình trạng đau cổ tay thường có triệu chứng ban đầu là sưng tấy đỏ ở vùng cổ tay và kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu.
Trong những trường hợp bị đau khớp cổ tay do tính vật lý như bị va đập mạnh, tai nạn xe cộ hoặc hoạt động tay quá nhiều… Thì cơn đau sẽ được giảm dần sau khi được nghỉ ngơi hoặc sơ cứu vết thương.
Mặc khác, có những trường hợp xử lý khó hơn khi mà người bệnh không tìm được nguyên nhân chính gây bệnh, tình trạng đau cổ tay sẽ không thể thuyên giảm, ảnh hưởng trong việc hoạt động của người bệnh.
2. Nguyên nhân của tình trạng đau cổ tay
Đau cổ tay có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau. Để điều trị bệnh dứt điểm cần phải chẩn đoán và xác định rõ nguyên nhân. Đau cổ tay có thể do các nguyên nhân dưới đây như:
Đau cổ tay do chấn thương vật lý
Đau cổ tay có thể dễ dàng xảy ra khi cổ tay phải chịu tác động mạnh và đột ngột. Phổ biến nhất là khi ngã, phản ứng tự nhiên của chúng ta là giơ tay lên đỡ để cơ thể không chạm đất. Tùy theo mức độ va chạm mà cổ tay sẽ bị tổn thương theo các mức độ khác nhau: trật khớp, bong gân, thậm chí gãy xương.
Chấn thương khi tập thể dục
Những người chơi thể thao, đặc biệt là những môn đòi hỏi nhiều sức mạnh ở cánh tay và bàn tay, rất dễ bị chấn thương. Tổn thương xương và khớp dần dần có thể dẫn đến viêm khớp, gây đau ở cổ tay và các vùng xương khớp xung quanh.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị bị đau cổ tay nhưng không sưng
Đau cổ tay do sử dụng cổ tay quá mức
Những công việc đòi hỏi phải hoạt động cổ tay quá nhiều và thường xuyên có nguy cơ bị đau cổ tay cao hơn bình thường. Một số công việc có thể kể đến như: lái xe đường trường, chơi tennis, nghệ sĩ piano, thợ may công nghiệp…
Đau cổ tay do viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp nhẹ thường gây đau khớp ở mắt cá chân, cổ tay và đầu gối. Tuy nhiên, với bệnh viêm khớp dạng thấp, tình trạng đau cổ tay có thể khiến người bệnh bị đau ở 2 bên tay, gây khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Đau cổ tay có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xương khớp
Viêm xương khớp thường chỉ xảy ra ở người lớn tuổi do các chức năng cơ thể suy yếu dần và thoái hóa về mặt hóa học. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu về xương khớp, bệnh thoái hóa khớp gây đau cổ tay chỉ xuất hiện nếu người bệnh đã từng gặp vấn đề ở vùng khớp cổ tay trước đó mà phổ biến hơn ở những trường hợp khớp gối bị đau do thoái hóa.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, những tình trạng sau tuy ít gặp hơn nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây đau cổ tay:
- Mắc hội chứng ống cổ tay
- Mắc bệnh Kienbock
- Bị nổi hạch hay sưng hạch
- Người béo phì hoặc đang mang thai
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị đau cổ tay cao hơn bình thường
- Người bị bệnh gút.
3. Cách khắc phục tình trạng đau cổ tay hiệu quả
Nếu không được điều trị chứng đau cổ tay có thể gây ra nhiều bất tiện trong công việc và sinh hoạt hàng ngày, thậm chí có thể trở nên trầm trọng hơn, dẫn đến các biến chứng khác như viêm khớp.
Đau cổ tay có thể được chữa khỏi nếu nguyên nhân được chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị thích hợp. Có nhiều cách điều trị đau cổ tay, trong đó bài tập cổ tay được coi là hình thức vật lý trị liệu giúp giảm đau hiệu quả. Dưới đây là các bài tập phổ biến có thể giúp giảm đau cổ tay:
Bài tập giảm đau cổ tay 1
Bệnh nhân đứng hoặc ngồi đặt hai tay trước ngực và chắp vào nhau sao cho các ngón tay đến khuỷu tay được áp sát vào nhau. Chắp hai lòng bàn tay vào nhau và từ từ hạ hai tay xuống hông, khi đó cánh tay và khuỷu tay xòe ra. Giữ cơ thể ở vị trí này trong 30 giây, sau đó nâng cánh tay của bạn trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại.
Xem thêm: Những triệu chứng bệnh Gút không được xem thường!
Bài tập giảm đau cổ tay 2
Bệnh nhân đứng và cánh tay phải duỗi ra phía trước, lòng bàn tay hướng xuống sàn. Thư giãn cổ tay, các ngón tay hướng xuống sàn và dùng tay trái kéo nhẹ các ngón tay phải về phía cơ thể. Giữ cơ thể ở tư thế này trong 30 giây, sau đó buông tay ra và thực hiện tương tự với tay trái.
Bài tập giảm đau cổ tay 3
Đứng hoặc ngồi, người bệnh đưa cánh tay phải thẳng trước mặt, bàn tay vuông góc với cánh tay, các ngón tay hướng lên trần nhà. Sau đó, dùng tay trái nhẹ nhàng kéo các ngón tay của bàn tay phải xuống về phía cơ thể. Giữ cơ thể ở tư thế này trong 30 giây, sau đó buông tay ra và thực hiện tương tự với tay trái.
Bài tập giảm đau cổ tay 4
Bệnh nhân ngồi xuống, đặt tay lên đùi, lòng bàn tay hướng lên trần nhà. Từ từ khép các ngón tay lại với nhau và nắm tay lại. Giữ cẳng tay trên chân, nâng nắm tay lên và đưa về phía cơ thể, uốn cong cổ tay. Giữ nguyên cơ thể ở tư thế này trong 10 giây, sau đó hạ nắm tay xuống đùi. Thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần.
Bài tập giảm đau cổ tay 5
Người bệnh ngồi trên, cánh tay đặt xuôi theo hai bên hông. Kéo căng cổ tay bằng cách hất bàn tay lên phía trên, giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Sau đó, hạ tay xuống và thực hiện bài tập này 10 lần mỗi bên và ít nhất 3 lần ngày.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết mà Phòng gym Unity Fitness chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng đau cổ tay. Cũng như nguyên nhân và các bài tập giúp khắc phục tình trạng đau cổ tay một cách hiệu quả. Bạn có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bất kỳ ở đâu để cải thiện tình trạng đau cổ tay, nhất là đối với nhân viên văn phòng.
Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm bao nhiêu là đáng lo?
Dấu hiệu huyết áp cao – ‘‘Kẻ giết người thầm lặng’’
Đứt dây chằng chéo sau: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
6 triệu chứng hạ đường huyết không được xem thường
Đau nhức cánh tay về đêm có nguy hiểm không? Cách khắc phục
Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết
LDL Cholesterol là gì? Những thông tin cần biết
8 dấu hiệu cao huyết áp nên nhận ra sớm tránh đột quỵ