Bệnh tiểu đường có lây không? Cách phòng bệnh hiệu quả

Theo thống kê, số lượng người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta đang tăng nhanh chóng. Do đó mà không ít người thắc mắc bệnh tiểu đường có lây không?

Để làm rõ vấn đề này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Gym Unity Fitness nhé.

1. Kiến thức về bệnh tiểu đường

bệnh tiểu đường có lây không
Tìm hiểu về bệnh lý tiểu đường.

Trước khi trả lời bệnh tiểu đường có lây không, chúng ta cần hiểu bản chất của bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh do cơ thể không thể sử dụng glucose đúng cách. Đây là loại đường chính trong máu và là nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động.

Insulin giống như chiếc chìa khóa giúp mở cửa tế bào để glucose có thể đi vào và tạo ra năng lượng. Vì vậy, tuyến tụy cần sản xuất đủ hormone insulin và sử dụng lượng insulin này một cách hiệu quả. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không thể sản xuất insulin hoặc insulin không hoạt động bình thường dẫn đến glucose bị giữ lại trong máu. Điều này có thể làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tật.

Có hai loại bệnh tiểu đường chính:

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1: Với dạng này, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào trong tuyến tụy chịu trách nhiệm sản xuất insulin, khiến cơ thể không thể sản xuất đủ insulin.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuyến tụy vẫn có thể sản xuất insulin nhưng cơ thể kháng insulin và không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả.

2. Bệnh tiểu đường có lây không?

bệnh tiểu đường có lây không
Có nhiều người thắc mắc bệnh tiểu đường có lây không?

Với số lượng ca mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng tăng nhanh chóng. Nên không ít người đặt ra câu hỏi liệu bệnh tiểu đường có lây không? Trên thực tế, nhiều người lo sợ bệnh tiểu đường có lây không khi sống chung với người bệnh, đáp án là bệnh tiểu đường là một bệnh không lây nhiễm vì nguyên nhân của nó không phải do vi khuẩn mà là do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

Bệnh tiểu đường không lây qua tiếp xúc trực tiếp, sống gần nhau, hắt hơi, qua đường máu hoặc quan hệ tình dục. Trên thực tế, nhiều người sống chung, đặc biệt là các thành viên trong gia đình, có thể mắc cùng một căn bệnh, không phải do nhiễm trùng mà do chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh.

Chế độ ăn uống là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và những người thường xuyên ăn cùng một thực đơn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, do lối sống ít vận động, béo phì, thừa cân, thói quen ăn uống không khoa học nên bạn cũng có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 đã được các nhà nghiên cứu khoa học chứng minh có liên quan đến gen và môi trường sống. Điều này giải thích nhiều người trong gia đình có thể bị di truyền gen bệnh và mắc bệnh tiểu đường.

Các hình thức lây nhiễm thông thường như sống chung, dùng chung đồ đạc cá nhân, truyền máu hoặc quan hệ tình dục đều không gây lây nhiễm bệnh tiểu đường. Vì vậy, nếu sống hoặc chung sống với người mắc bệnh tiểu đường, bạn không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề bệnh tiểu đường có lây không mà cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình.

Xem thêm: Tiểu đường tuýp 2: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

3. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao

Như vậy ở phần trên đã giúp bạn có đáp án chính xác cho câu hỏi bệnh tiểu đường có lây không? Tuy nhiên, số ca mắc bệnh tiểu đường hiện nay vẫn tăng nhanh chóng. Việc tầm soát và chẩn đoán sớm các nhóm người có nguy cơ cao sẽ đưa ra phương pháp điều trị và can thiệp kịp thời. Qua đó, có thể ngăn ngừa các biến chứng mãn tính của bệnh. Dưới đây là một số nhóm nguy cơ cao cần chú ý khám tầm soát rối loạn đường huyết kịp thời như:

Đối tượng có triệu chứng nghi ngờ

Nếu có các triệu chứng như nhiễm trùng da nan y, viêm âm đạo tái phát, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nha chu, bệnh lao… bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xét nghiệm sàng lọc.

Đối tượng có các yếu tố nguy cơ đặc biệt

bệnh tiểu đường có lây không
Người béo phì dễ bị tiểu đường.

Những người như thừa cân, béo phì (BMI ≥ 23kg/m2) có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, cholesterol HDL thấp (<35 mg/dL), triglycerid cao (>250mg/dL), phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc người ít vận động, người trên 35 tuổi cũng cần được xét nghiệm bệnh tiểu đường.

Phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, cần phải tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

4. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả

Sau khi làm rõ bệnh tiểu đường có lây không thì chúng ta không cần phải lo ngại về việc tiếp xúc gần hay sống chung với người bệnh. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh thì cần phải có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn miễn dịch và di truyền nên không có cách nào giúp ngăn ngừa bệnh. Thực tế, mỗi chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh nên chúng ta nên theo dõi sức khỏe thường xuyên và đến gặp bác sĩ kịp thời khi có những triệu chứng bất thường để có thể điều trị kịp thời.

Đồng thời, bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan chặt chẽ đến lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày nên có thể chủ động phòng ngừa bằng nhiều biện pháp:

Hạn chế thực phẩm có đường

Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm và đồ uống có đường có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn và có thể dẫn đến tình trạng quá tải. Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, hãy tạo thói quen hạn chế những thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường, đặc biệt là đường tinh luyện.

Xem thêm: Hạ đường huyết nên ăn gì? Top 7 các thực phẩm nên ăn

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

bệnh tiểu đường có lây không
Ăn uống lành mạnh nhiều rau củ quả.

Chế độ ăn uống của bạn không chỉ cần kiểm soát hợp lý hàm lượng đường trong thực phẩm mà còn phải chú ý đến những thực phẩm giàu dinh dưỡng có xu hướng khiến lượng đường trong máu tăng đột biến nhanh chóng và gây ra các biến chứng bệnh tật như: tinh bột, chất béo xấu… Thay vào đó, bạn nên bổ sung những thực phẩm chất lượng cao như protein nạc, sản phẩm từ sữa ít béo, rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…

Tăng cường hoạt động thể chất

Thiếu hoạt động thể chất là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh tiểu đường. Bạn cần duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hạn chế thời gian dành cho những hoạt động ít vận động như chơi game, xem tivi, xem phim…

Hy vọng qua bài viết của Phòng tập thể hình Unity Fitness đã giúp bạn đọc giải đáp được hiểu lầm về bệnh tiểu đường có lây không. Có kiến thức chính xác về bệnh chính là chìa khóa giúp bạn và gia đình phòng ngừa bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất.

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết “bệnh tiểu đường có lây không” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: