Hormone trong cơ thể con người có nhiều dạng khác nhau nhưng chúng đều có vai trò vô cùng quan trọng từ giai đoạn sinh trường cho tới trưởng thành, tác động mạnh mẽ tới nhiều chức năng sinh lý, cảm xúc, tinh thần và nhận thức. Vậy chính xác thì Hormone là gì?
Unity Fitness sẽ chia sẻ thông tin chi tiết vai trò của hormone là gì? Điều gì xảy ra khi thừa hay thiếu hormone?
1. Hormone là gì?
Chắc hẳn bạn đã không ít lần nghe đến cụm từ hormone (hoóc môn) nhưng không biết hormone là gì?
Dưới góc độ y khoa thì Hormone là một chất hóa học hình từ từ một hoặc nhiều tế bào trong cơ thể để điều chỉnh và điều hòa các chức năng sinh lý khác nhau trong cơ thể.
Bạn hình dung hormone giống như “người đưa thư”, thông qua đường máu tuần hoàn đi khắp cơ thể, hormone có nhiệm vụ truyền tín hiệu từ cơ quan xuất phát đến các cơ quan tiếp nhận. Tại cơ quan tiếp nhận, các tế bào tương tác hay phản ứng với hormone được nhận đó để thực hiện chức năng sinh học và đẩy nhanh những quá trình sinh học cần thiết.
Chính vì có nhiều cơ quan với chức năng khác nhau nên cơ thể chúng ta cũng sản sinh nhiều loại hormone khác nhau.
2. Rối loạn hormone có nguy hiểm không?
Tình trạng rối loạn hormone còn gọi là mất cân bằng nội tiết xảy ra sẽ khiến cơ thể phải chịu nhiều hệ lụy sức khỏe.
Điều nhận thấy đầu tiên là các hoạt động sinh lý sẽ bị chậm trễ, giảm hoặc tăng hoạt động ở một vài cơ quan, tác động đến chu kỳ nội tiết hoặc nặng hơn thì có thể dẫn đến hình thành bệnh lý về hệ thống nội tiết.
Đồng thời, khi mất cân bằng nội tiết thì tinh thần cũng thay đổi thất thường và cảm xúc trở nên cực đoan hơn, trọng lượng thay đổi, Riêng đối với phụ nữ sẽ bị rối loạn kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản.
Vì vậy, cần duy trì sự ổn định của hormone có vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể, tinh thần và các chức năng sinh học của cơ thể.
Khi bị rối bạn hormone thì cần được điều chỉnh để cân bằng nội tiết nhằm đảm bảo hệ thống hormone của cơ thể hoạt động bình thường.
3. Vai trò của Hormone là gì đối với cơ thể?
Chúng ta đã biết hormone là gì và nó có quan trọng với cơ thể, nhưng cụ thể quan trọng như thế nào?
Hormone đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều quá trình sinh học của cơ thể, đảm bảo sự ổn định và nhất quán của các hoạt động này.
Chúng hoạt động như những tác nhân điều tiết, tham gia vào nhiều quá trình quan trọng gồm có tiêu hóa thức ăn, trao đổi chất, duy trì nhịp sinh học và cả quá trính sinh trưởng, phát triển.
Việc hiểu rõ vai trò hormone là gì trong các chức năng sinh học của cơ thể sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn thông qua chế độ ăn uống và lối sống.
Sau đây là một số chức năng chính của hormone:
Phát triển, duy trì chức năng sinh sản
Hormone có vai trò thiết yếu trong việc phát triển và duy trì cơ quan sinh sản ở cả nam và nữ. Chúng hỗ trợ việc duy trì chức năng tình dục, cần thiết cho quá trình thụ tinh và thai nghén.
Hormone sinh dục như estrogen, progesterone ở nữ giới và testosterone ở nam giới không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn quyết định đến sự khác biệt giữa hai giới như ngực nở cùng hông to ở nữ giới, yết hầu và râu ở nam giới.
Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển
Hormone tăng trưởng (GH) do tuyến yên sản xuất thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của tế bào và mô.
Chúng điều tiết quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển của trẻ em và tuổi dậy thì.
Sự thiếu hụt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như chậm phát triển, thấp lùn hoặc ngược lại là bệnh to đầu ngón tay và chân.
Hỗ trợ trao đổi chất, năng lượng
Hormone tuyến giáp như thyroxine và triiodothyronine giúp điều tiết tốc độ chuyển hóa cơ bản của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hao năng lượng và sản sinh nhiệt.
Insulin và glucagon do tuyến tụy sản xuất có vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng đường trong máu, chuyển đổi thức ăn thành năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Điều tiết chức năng não bộ và tâm trạng
Hormone như Serotonin và Dopamine có vai trò quan trọng trong việc điều tiết cảm xúc, tâm trạng, và các chức năng nhận thức của não bộ.
Sự mất cân bằng hormone này có thể dẫn đến các vấn đề như trầm cảm, lo âu, và rối loạn tâm trạng khác.
Cortisol, Hormone Stress, cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng đối phó với căng thẳng.
Điều chỉnh cơ thể thích nghi với môi trường
Hormone giúp cơ thể thích nghi nhanh chóng với các thay đổi của môi trường bên ngoài. Ví dụ, hormone adrenaline được giải phóng trong các tình huống khẩn cấp, giúp cơ thể phản ứng nhanh chóng với căng thẳng hoặc nguy hiểm.
Các hormone khác như Aldosterone giúp điều tiết cân bằng nước và muối, giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ hoặc môi trường.
Chất cân bằng nội môi quan trọng
Hormone có ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng nội môi trong cả dịch nội bào và ngoại bào. Chúng giúp duy trì áp suất máu, cân bằng nước và điện giải, và điều tiết các quá trình sinh hóa trong cơ thể.
Sự cân bằng này rất quan trọng để đảm bảo các chức năng cơ bản và quan trọng của cơ thể được hoạt động một cách hiệu quả và ổn định.
4. Hormone được sản xuất ở đâu?
Ở phía trên chúng ta đã nêu ra được các vai trò và có nhắc đến một số cơ quan sản xuất hormone. Ngay bây giờ, chúng ta cùng xem cụ thể thì cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ sản xuất hormone nào nhé!
Tuyến yên
Tuyến yên, mặc dù có kích thước nhỏ gọn, lại đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nhiều hoạt động sinh lý của cơ thể.
Nằm gần đáy não, nó sản xuất và tiết ra nhiều loại hormone quan trọng như:
- Hormone tăng trưởng (GH): Tham gia vào quá trình phát triển và sinh trưởng của cơ thể.
- Hormone kích thích nang trứng (FSH): Điều chỉnh quá trình sản xuất tinh trùng ở nam và trứng ở nữ.
- Hormone luteinizing (LH): Hỗ trợ sản xuất testosterone ở nam và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ở nữ.
- Hormone Prolactin: Kích thích sản xuất sữa cho con bú và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và sinh sản.
- Hormone kích thích tuyến giáp (TSH): Điều chỉnh hoạt động của tuyến giáp, kích thích sản xuất T3 và T4.
Tuyến tụy
Tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa và sản xuất hormone. Chức năng nội tiết của tuyến tụy liên quan đến việc tiết ra Insulin và Glucagon, hai hormone chính trong việc điều hòa đường huyết.
Insulin giúp giảm đường huyết bằng cách cho phép Glucose đi vào tế bào, trong khi Glucagon tăng đường huyết bằng cách kích thích gan giải phóng Glucose dự trữ.
Ngoài ra, tuyến tụy còn tiết ra các Enzyme tiêu hóa như Trypsin, Chymotrypsin, Lipase, Amylase, Ribonuclease giúp phân giải thức ăn.
Tuyến tùng
Tuyến tùng nằm ở trung tâm não, phía sau hộp sọ, và sản xuất hormone Melatonin.
Melatonin thường được tổng hợp khi cơ thể chìm trong bóng tối, giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ và thức dậy, đồng thời có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ tế bào thần kinh.
Tuyến giáp
Tuyến giáp nằm dưới hộp thanh quản, chịu trách nhiệm sản xuất hormone Thyroxine (T4) và Triiodothyronine (T3). Các hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
T3 và T4 ảnh hưởng đến hầu hết các tế bào trong cơ thể, giúp điều chỉnh tốc độ chuyển hóa cơ bản và duy trì nhiệt độ cơ thể.
Tinh hoàn và buồng trứng
Tinh hoàn và buồng trứng tương ứng ở nam và nữ, sản xuất hormone sinh dục chủ yếu như Testosterone và Estrogen.
Ở nam giới, Testosterone thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp, xương và các đặc điểm nam tính như giọng nói trầm.
Ở nữ giới, Estrogen và Progesterone điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, quá trình mang thai và phát triển các đặc điểm nữ tính.
Buồng trứng cũng sản xuất Progesterone, quan trọng trong việc duy trì thai kỳ và chuẩn bị niêm mạc tử cung cho phôi thai.
Tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận nằm trên đỉnh của mỗi quả thận và sản xuất các hormone như Cortisol, Adrenaline và Aldosterone.
Cortisol giúp cơ thể đối phó với stress bằng cách tăng lượng đường trong máu và điều hòa quá trình chuyển hóa.
Adrenaline, còn được gọi là Epinephrine, giúp cơ thể phản ứng nhanh trong các tình huống nguy cấp. Aldosterone điều tiết cân bằng nước và muối trong cơ thể, ảnh hưởng đến huyết áp.
Gan
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, tham gia chủ yếu vào việc thanh lọc độc tố và quá trình chuyển hóa.
Gan sản xuất hormone Insulin-like Growth Factor 1 (IGF-1), đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào.
IGF-1 chịu ảnh hưởng của hormone tăng trưởng (GH) từ tuyến yên và tham gia vào việc phát triển xương và mô cơ.
Tuyến cận giáp
Tuyến cận giáp, gồm bốn tuyến nhỏ nằm phía sau tuyến giáp, sản xuất hormone Parathyroid (PTH).
PTH điều chỉnh mức canxi trong máu và xương, giúp duy trì cân bằng canxi cần thiết cho các chức năng cơ bản của cơ thể như co cơ và dẫn truyền thần kinh.
Xem thêm: 14 cách tăng testosterone nam hiệu quả
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được hormone là gì? Với vai trò đa dạng trong các hoạt động của cơ thể, hormone chịu trách nhiệm đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của nhiều quá trình sinh lý.
Sự cân bằng và hoạt động ổn định của hệ thống hormone là yếu tố then chốt để duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, để duy trì sức khỏe tốt và cân bằng hormone, nhiều người đã tập yoga như một phương pháp hiệu quả.
Nguồn: Tổng hợp.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết hormone là gì trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Từ khóa tìm kiếm:
- hormone là gì
- rối loạn hormone là gì
- vai trò của hormone là gì
Đau cột sống lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
[Hỏi đáp] Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?
Đau dạ dày là đau ở đâu? Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày
Những dấu hiệu gan nhiễm mỡ thường gặp bạn nên biết
Lệch khớp thái dương hàm do đâu và cách điều trị?
Xuất huyết não là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu xuất huyết não
Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng đau nửa đầu bên phải
Những cách giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giây hiệu quả nhanh chóng