Chiều cao, cân nặng là những chỉ số quan trọng để theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ. Để có những thống nhất về việc đánh giá chiều cao, cân nặng chuẩn, WHO đã nghiên cứu và công bố bảng tiêu chuẩn giúp mọi người theo dõi và xác định tình trạng tăng trưởng của trẻ.
Hãy cùng Gym Unity Fitness tra cứu bảng chiều cao cân nặng của bé trai từ 0 – 10 tuổi trong bài viết dưới đây nhé!
1. Quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ
Sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ là một quá trình liên tục từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Bằng cách theo dõi chiều cao và cân nặng, cha mẹ có thể đánh giá tương đối xem con mình có phát triển bình thường hay không. Ở mỗi giai đoạn lớn lên và trưởng thành, tốc độ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng sẽ khác nhau. Do đó, rất cần thiết để có một công cụ ước tính các chỉ số tăng trưởng của trẻ em.
Trong giai đoạn sơ sinh, tốc độ tăng trưởng chiều cao và cân nặng tăng nhanh theo từng tuần. Khi trẻ đạt mốc dưới 1 tuổi, trẻ có thể nặng gấp 2 – 3 lần so với lúc mới sinh. Chiều cao của trẻ cũng tăng tỷ lệ thuận với cân nặng. Trong độ tuổi từ 2 đến 10, chiều cao tăng khoảng 10cm mỗi năm.
Sau đó tốc độ tăng sẽ chậm lại, khoảng 5 – 6cm mỗi năm. Sau khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, chiều cao tăng lên đột ngột, có thể tăng thêm khoảng 7 – 8 cm mỗi năm. Đối với bé gái, tỷ lệ này là khoảng 6cm mỗi năm. Vì con gái dậy thì sớm hơn nên con gái sẽ cao hơn con trai một chút ở cùng độ tuổi dậy thì, nhưng sau tuổi dậy thì con trai sẽ cao hơn một chút.
2. Bảng chiều cao cân nặng của bé trai
Đây là bảng chiều cao cân nặng của bé trai từ 1 tháng đến 10 tuổi theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Bố mẹ nên theo dõi bảng chiều cao cân nặng của bé trai để đánh giá mức độ tăng trưởng và bổ sung dinh dưỡng kịp thời để giúp con phát triển chiều cao và tăng cân một cách toàn diện nhất.
Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam từ 0 đến 18 tuổi
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ
Sau khi đã xem được bảng chiều cao cân nặng của bé trai theo tiêu chuẩn của WHO. Tiếp sau đây, hãy cùng nhau tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Cụ thể đó là:
Di truyền từ cha mẹ
Các nhà nghiên cứu cho biết trẻ em thừa hưởng hầu hết gen của cha mẹ. Vì vậy, di truyền được coi là một trong những yếu tố có tác động lớn hơn đến chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh. Yếu tố di truyền quyết định khoảng 23% chiều cao của trẻ. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cân nặng, nhóm máu và lượng mỡ thừa trong cơ thể của cha mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh.
Sức khỏe của mẹ khi mang thai và cho con bú
Mối liên kết giữa mẹ và con rất bền chặt trong suốt giai đoạn từ khi mang thai đến khi cho con bú. Sức khỏe và tâm lý của mẹ trong giai đoạn này cũng là yếu tố quyết định sự phát triển cân nặng, chiều cao và các vấn đề khác của bé.
Về mặt sức khỏe, nếu mẹ bổ sung đầy đủ khẩu phần ăn hàng ngày sẽ có nguồn sữa mẹ chất lượng cao, giúp bé có sức đề kháng tốt và hệ cơ xương chắc khỏe khi hấp thụ. Cân nặng và chiều cao của trẻ cũng sẽ tốt hơn. Các mẹ có thể tham khảo bổ sung canxi cho bà bầu, bổ sung sắt, bổ sung DHA …
Về mặt tâm lý, khi mẹ có tâm trạng vui vẻ, thoải mái thì trạng thái tinh thần của bé sẽ ổn định hơn. Ngược lại, nếu mẹ luôn trong tình trạng căng thẳng thì sức khỏe thể chất, tinh thần và kỹ năng vận động của bé có thể gặp vấn đề, ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao. Ngoài ra, nếu trẻ đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc thì mật độ xương cũng sẽ phát triển tốt. Từ đó, trẻ sẽ có được chiều cao tốt nhất phù hợp với độ tuổi của mình.
Chăm sóc của cha mẹ
Đối với trẻ từ khi sinh ra đến giai đoạn dậy thì, sự gần gũi, hoạt động vui chơi, giáo dục của cha mẹ hoặc người chăm sóc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, tinh thần, hành vi và tâm trạng của trẻ.
Tình trạng bệnh lý nghiêm trọng
Chiều cao và cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi bệnh mãn tính hoặc khuyết tật nặng. Trẻ em trải qua cuộc phẫu thuật lớn thường gặp vấn đề về phát triển thể chất.
Theo Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, trẻ em từ 8 đến 19 tuổi mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (một loại bệnh thiếu máu di truyền do không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển đủ oxy trong cơ thể) thường bị nhẹ cân và thấp hơn so với chiều cao của các bạn đồng trang lứa.
Chế độ dinh dưỡng và môi trường xung quanh
Sau khi cai sữa, trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo chiều cao và cân nặng phát triển tốt nhất. Một số chất quan trọng bao gồm canxi, vitamin D, chất xơ, sắt, magie,… Những chất này sẽ giúp trẻ có xương chắc khỏe và đủ mật độ xương để cải thiện cân nặng, tăng chiều cao và tăng kích thước các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, nếu trẻ sống trong môi trường ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn thì sự phát triển thể chất của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng.
Xem thêm: Cách tính cân nặng chuẩn để đánh giá tình trạng sức khỏe
Tập luyện thể thao
Việc tiếp xúc sớm với điện thoại thông minh, máy tính bảng và tivi khiến chúng có xu hướng ít vận động và thích ngồi một chỗ. Nhiều trẻ hình thành thói quen thức khuya từ khi còn nhỏ. Điều này có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
Thay vì để trẻ toàn tâm toàn ý xem phim hoạt hình hay chơi game, cha mẹ có thể cùng con tham gia các môn thể thao năng động giúp tăng chiều cao và cân nặng như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, các bài tập yoga phù hợp với lứa tuổi…
Như vậy bài viết trên của Unity Fitness đã giúp bạn đọc biết được bảng chiều cao cân nặng của bé trai từ 0 – 10 tuổi chuẩn WHO. Ngoài bảng chiều cao cân nặng của bé trai, bạn cũng nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Qua đó, có những biện pháp và bổ sung kịp thời để giúp cho trẻ phát triển toàn diện.
Đánh cầu lông có giảm cân không? Đốt cháy bao nhiêu calo?
Mách bạn lợi ích của việc chơi thể thao thường xuyên
10 loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể hiệu quả
Mách chị em những bài tập giảm mỡ bụng nhẹ nhàng ngay trên giường
Top 5 app đi bộ kiếm tiền uy tín trên điện thoại
Tổng hợp các kiểu bơi cơ bản cho người mới bắt đầu
Mách bạn tư thế đạp xe đúng “chuẩn” hạn chế chấn thương
Giải đáp thắc mắc: Đạp xe đạp có tác dụng gì đối với sức khỏe?