Tìm hiểu Intensity trong gym là gì?

Trong tập gym hay thể thao nói chung, intensity là một khái niệm quan trọng, là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến kết quả tập luyện.

Vậy intensity trong gym là gì? Vai trò của intensity trong các mục tiêu tập luyện như thế nào? Bài viết dưới đây, Gym Unity Fitness sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết, cùng theo dõi nhé!

1. Intensity trong gym là gì?

intensity trong gym là gì
Intensity là thuật ngữ mô tả mức độ nỗ lực hoặc độ khó của một bài tập gym 

Intensity trong gym là gì? Intensity có nghĩa là cường độ, là thuật ngữ mô tả mức độ nỗ lực hoặc độ khó của một bài tập gym. Trong thể hình, intensity thường được đo bằng tỷ lệ phần trăm của trọng lượng tạ mà bạn nâng so với mức tối đa mà bạn có thể nâng một lần duy nhất (1RM – One Rep Max), tốc độ thực hiện bài tập, hoặc cảm nhận chủ quan về độ khó thông qua chỉ số RPE (Rate of Perceived Exertion).

Chẳng hạn: Nếu bạn có thể thực hiện Squat với mức tạ tối đa là 100kg trong 1 lần (1RM) thì khi tập luyện với tạ 80kg, có nghĩa là bạn đang tập ở mức intensity 80%. Hoặc nếu bạn chạy bộ và cảm thấy đang phải gắng sức thì intensity của buổi chạy đó nằm ở mức rất cao.

Tóm lại, intensity trong gym là gì, là thước đo tổng thể về mức độ nỗ lực và độ khó của cơ thể khi tập luyện. Nó không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào trọng lượng, mà còn bao gồm tốc độ, số lần lặp lại, thời gian nghỉ, trạng thái cơ thể và cả yếu tố tinh thần.

Xem thêm: Deload trong gym là gì và khi nào nên áp dụng?

2. Các hình thức đo lường intensity phổ biến

Intensity trong gym là gì, một yếu tố then chốt giúp bạn kiểm soát tiến độ tập luyện và tối ưu hiệu quả trong từng giai đoạn. Trong tập gym, intensity được lượng hóa thông qua nhiều chỉ số khác nhau. Mỗi hình thức đo lường đều có đặc điểm khác nhau, phù hợp với từng mục tiêu và phương pháp cụ thể. Dưới đây là các hình thức đo intensity phổ biến nhất:

Phần trăm 1RM

intensity trong gym là gì
Phần trăm 1RM là phương pháp phổ biến nhất trong tập luyện sức mạnh

Theo các HLV phòng tập thể hình, đây là phương pháp phổ biến nhất trong tập luyện sức mạnh và thể hình chuyên sâu. 1RM là mức tạ nặng nhất mà bạn có thể nâng được chỉ một lần duy nhất với kỹ thuật đúng. Cường độ của bài tập sau đó sẽ được tính theo phần trăm của 1RM này.

  • 50 – 65% 1RM: Dùng cho các bài tập sức bền hoặc khởi động.
  • 65 – 85% 1RM: Vùng tối ưu để kích thích tăng cơ (hypertrophy).
  • 85 – 100% 1RM: Phát triển sức mạnh tối đa (strength training).

RPE – Rate of Perceived Exertion

RPE là là thang đo cảm nhận cá nhân về mức độ gắng sức trong quá trình tập luyện, theo thang điểm từ 1 đến 10. Đây là công cụ cực kỳ hữu ích cho cả người mới lẫn vận động viên chuyên nghiệp, đặc biệt khi không thể hoặc không muốn kiểm tra 1RM thường xuyên.

Ví dụ:

  • 0 = Không gắng sức
  • 1 = Rất nhẹ
  • 3 = Trung bình
  • 5 = Gắng sức rõ rệt
  • 7 = Rất gắng sức
  • 10 = Gắng sức cực đại, giới hạn hoàn toàn

Nhịp tim – Heart Rate (%HRmax)

intensity trong gym là gì
Intensity thường được đo bằng nhịp tim hiện tại so với nhịp tim tối đa

Trong các bài cardio như chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc HIIT, intensity trong gym là gì thường được đo bằng nhịp tim hiện tại so với nhịp tim tối đa (HRmax). HRmax có thể ước lượng bằng công thức đơn giản: HRmax = 220 – tuổi.

Các vùng cường độ tim mạch:

  • 50 – 60% HRmax: Vùng khởi động và phục hồi.
  • 60 – 70% HRmax: Đốt mỡ cơ bản (fat burning).
  • 70 – 80% HRmax: Cải thiện sức bền tim mạch.
  • 80 – 90% HRmax: Tăng sức mạnh tim và VO2 max.
  • 90 – 100% HRmax: Cường độ rất cao, dùng trong interval training.

Xem thêm: Tempo là gì? Tập gym khi nào thì áp dụng Tempo?

3. Vai trò của intensity trong các mục tiêu tập luyện

Sau khi đã cùng Unity Fitness làm rõ khái niệm intensity trong gym là gì cũng như cách đo lường intensity. Dưới đây là vai trò của intensity trong trong các mục tiêu tập luyện:

  • Tăng cơ bắp (Hypertrophy): Với mục tiêu xây dựng cơ bắp, intensity nên được duy trì ở mức 65 – 85% 1RM. Mức này đủ để kích thích cơ phát triển mà không gây quá tải hệ thần kinh trung ương. Tập ở mức intensity này nên kết hợp với khối lượng tập trung bình – cao và thời gian nghỉ từ 30 đến 90 giây.
  • Tăng sức mạnh (Strength): Với mục tiêu nâng cao sức mạnh, intensity nên dao động từ 85-100% 1RM. Đây là vùng “nặng” đòi hỏi thời gian nghỉ lâu (2 – 5 phút) và thường chỉ lặp lại 1 – 5 lần mỗi hiệp.
  • Giảm mỡ (Fat loss): Để đốt mỡ hiệu quả, bạn cần kết hợp giữa tập tạ cường độ vừa phải (60 – 75% 1RM) và các bài cardio hoặc HIIT ở cường độ cao (70 – 90% nhịp tim tối đa). Trong trường hợp này, intensity cao giúp tăng hiệu ứng đốt calo sau khi tập.
  • Cải thiện sức bền (Endurance): Tập luyện ở intensity thấp đến trung bình (40 – 60% 1RM hoặc nhịp tim 60 – 70% HR Max), với volume cao và thời gian tập kéo dài sẽ giúp cải thiện hệ tim mạch và tăng sức chịu đựng.
intensity trong gym là gì
Tùy vào từng mục tiêu mà Intensity đảm nhận vai trò khác nhau

4. Sai lầm thường gặp khi áp dụng intensity trong gym

Với những người mới nhập môn hoặc gymer lâu năm thì vẫn mắc phải sai lầm khi hiểu và áp dụng intensity trong gym là gì. Những sai lầm này có thể dẫn đến chấn thương, kiệt sức hoặc không đạt được kết quả mong muốn:

  • Phụ thuộc vào cảm giác mà không theo dõi số liệu: Một số người nghĩ rằng mình tập rất “gắt”, nhưng thực tế khối lượng tạ không tăng, thời gian nghỉ quá lâu, dẫn đến hiệu quả không cải thiện.
  • Tăng intensity quá nhanh: Nhiều người mới tập thấy cơ thể chưa kiệt sức thì cho rằng cần phải tập nặng hơn, nhưng điều này có thể dẫn đến chấn thương hoặc quá tải hệ thần kinh.
  • Thiếu tính hệ thống: Nếu bạn không có chương trình cụ thể để tăng intensity từng bước, việc tập luyện sẽ trở nên thiếu định hướng, dễ bỏ cuộc vì không thấy tiến bộ rõ rệt.
  • Bỏ qua thời gian hồi phục: Tập với intensity cao liên tục mà không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái quá tải mạn tính, làm giảm miễn dịch và gây mệt mỏi kéo dài.

Qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ intensity trong gym là gì và tầm quan trọng của nó trong hành trình tập luyện thể hình. Intensity không chỉ là trọng lượng bạn nâng, mà là mức độ thách thức mà bạn đưa cơ thể đối mặt về thể chất lẫn tinh thần. Để đạt được bất kỳ mục tiêu nào từ giảm cân, tăng cơ đến phát triển sức bền thì bạn đều cần kiểm soát và tối ưu hóa intensity.

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: