Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một trong những bệnh lý mãn tính phổ biến trong độ tuổi trung niên tại Việt Nam. Bệnh để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, bệnh cũng có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách thay đổi lối sống. Để hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường tuýp 2, mời bạn theo dõi bài viết của Unity Fitness nhé.
1. Tổng quan về bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 là một bệnh rối loạn nội tiết phổ biến được đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao bất thường.
Glucose có nguồn gốc từ thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày và là nguồn năng lượng của cơ thể. Nội tiết tố insulin do tuyến tụy sản xuất giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách đưa glucose vào tế bào.
Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, các tế bào của bạn không phản ứng với insulin, dẫn đến lượng glucose dư thừa trong máu. Khi tình trạng kháng insulin tiến triển, tế bào β tuyến tụy buộc phải sản xuất nhiều insulin hơn để duy trì lượng đường trong máu bình thường. Tuy nhiên, theo thời gian, tế bào β trở nên kém nhạy cảm hơn với những thay đổi về lượng đường trong máu và không thể sản xuất đủ insulin, đồng thời lượng đường trong máu tăng lên.
Khi bạn già đi, cơ thể bạn ít nhiều trở nên đề kháng với insulin, nhưng chế độ ăn uống lành mạnh, cân nặng hợp lý và tập thể dục sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường. Ngược lại, không tập thể dục cũng như thừa cân hoặc béo phì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin, làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến nhiều biến chứng như đột quỵ, bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, tổn thương mắt, tổn thương thận và tổn thương nhiều cơ quan khác của cơ thể.
Xem thêm: Hạ đường huyết nên ăn gì? Top 7 các thực phẩm nên ăn
2. Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Tuyến tụy chịu trách nhiệm sản xuất hormone insulin. Insulin giúp tế bào chuyển đổi chất đường bột (glucose) từ thức ăn hàng ngày thành năng lượng.
Tuy nhiên, ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, mặc dù cơ thể sản xuất insulin nhưng các tế bào không sử dụng hoặc không sử dụng hiệu quả. Để tránh lượng đường còn lại trong máu, tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn để xử lý lượng glucose “tồn kho” và đưa nó vào tế bào. Đến một thời điểm nào đó, khi tuyến tụy không còn sản xuất được lượng insulin điều đặn thì glucose không thể sử dụng làm năng lượng sẽ tích tụ trong máu và gây bệnh.
Sau đây là những yếu tố thúc đẩy và kết hợp góp phần gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2:
- Gen: Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các đoạn DNA khác nhau ảnh hưởng đến cách cơ thể sản xuất insulin.
- Thừa cân/béo phì: Được coi là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 do kháng insulin. Tuy nhiên, không phải tất cả những người thừa cân đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người thừa cân và béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao gấp 6 lần so với người bình thường.
- Hội chứng chuyển hóa: Những người bị kháng insulin thường phải đối mặt với một loạt các triệu chứng, bao gồm lượng đường trong máu cao, mỡ thừa quanh eo, huyết áp cao, cholesterol cao và chất béo trung tính.
- Gan mất cân bằng glucose: Vai trò của insulin là vận chuyển glucose vào tế bào để tạo ra năng lượng nuôi cơ thể hoặc dự trữ dưới dạng glycogen trong gan khi cơ thể dư thừa glucose. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khả năng cân bằng chuyển hóa glucose của gan bị suy giảm, dẫn đến tình trạng kháng insulin, không dung nạp glucose và tiểu đường.
- Các tế bào không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả nên glucose không thể đến được cơ thể. Điều này có thể gây ra phản ứng dây chuyền dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Theo thời gian, chức năng của tế bào β suy giảm dần. Kết quả là tế bào β trong tuyến tụy không tiết đủ insulin để bù đắp cho tình trạng kháng insulin.
3. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2
Có thể thấy, bệnh tiểu đường tuýp 2 là một dạng rối loạn chuyển hóa glucose. Khi lượng đường trong máu cao và không được kiểm soát có thể dẫn đến rối loạn hệ thống tuần hoàn, thần kinh và miễn dịch.
Chính vì thế, việc phát hiện sớm các dấu hiệu và được điều trị kịp thời sẽ giúp làm giảm các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn cần lưu ý:
Đi tiểu nhiều
Đi tiểu thường xuyên hay còn được gọi là đa niệu, là triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường tuýp 2. Thông thường, cơ thể có thể tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận. Nhưng khi lượng đường trong máu quá cao, thận phải cố gắng lọc lượng đường dư thừa ra khỏi máu, khiến cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn bình thường.
Thường xuyên khát nước
Thường xuyên khát nước là một dấu hiệu ban đầu phổ biến khác của bệnh tiểu đường loại 2, có thể xảy ra ngay cả khi bạn không hoạt động. Ngoài cảm giác khát do đi tiểu thường xuyên, nó còn liên quan đến lượng đường trong máu cao, dẫn đến cảm giác khát.
Đi tiểu thường xuyên là cần thiết để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu nhưng lại khiến cơ thể cần nhiều nước để bù đắp. Tình trạng này kéo dài càng lâu có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng.
Xem thêm: Tai biến mạch máu não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Cảm giác đói và mệt mỏi tăng lên
Hệ thống tiêu hóa phân hủy thức ăn thành glucose đơn giản được tế bào sử dụng làm năng lượng. Các tế bào cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể không thể sản xuất đủ insulin, ngừng sản xuất insulin hoàn toàn hoặc xảy ra tình trạng kháng insulin, các tế bào sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động.
Điều này khiến cơ thể mệt mỏi và luôn gửi tín hiệu đói. Không có đủ năng lượng có thể khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy đói, thèm ăn và ăn nhiều hơn. Bạn có thể tăng cân, nhưng đôi khi, bạn cũng có thể giảm cân mà không rõ nguyên nhân.
Khô miệng và ngứa da
Vì cơ thể đang tập trung sử dụng chất lỏng để tạo ra nước tiểu, nên độ ẩm không đủ để dùng cho những bộ phận khác. Do đó, tình trạng mất nước và khô miệng có thể xảy ra. Da không được cung cấp nước sẽ trở nên khô, dễ kích ứng và ngứa ngáy.
Nhìn mờ
Tình trạng thay đổi lượng chất lỏng trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến thủy tinh thể bị sưng lên. Biểu hiện này ảnh hưởng đến tầm nhìn khiến hình dạng của vật trở nên méo mó, suy giảm độ lấy nét.
4. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục hàng ngày. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc uống, thuốc tiêm hoặc insulin khác để kiểm soát lượng đường trong máu và tránh các biến chứng.
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn cần có chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì hoạt động hàng ngày nếu sử dụng insulin hoặc các loại thuốc khác. Mục tiêu quan trọng là đưa huyết áp và cholesterol đến gần mục tiêu được bác sĩ khuyến nghị và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc cần thiết.
Bệnh nhân cần phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Hãy hỏi bác sĩ về thời gian bao lâu nên kiểm tra và mức đường huyết mục tiêu. Giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Hoạt động thể chất thường xuyên, ngủ đủ giấc và thực hiện các bài tập giãn cơ thể hữu ích, Đây là một giải pháp kiểm soát căng thẳng ngắn ngừa bệnh tiểu đường.
Trên đây là những thông tin về bệnh tiểu đường tuýp 2 mà Phòng tập gym Unity Fitness muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh căn bệnh này. Và khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên đi khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời nhé.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Đứt dây chằng chéo trước có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm chỉ số đường huyết?
Trật khớp háng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Lý giải nguyên nhân gây ra hiện tượng bị đau khớp gối ở người trẻ
Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì? Cảnh báo vấn đề về sức khỏe
Lý giải tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới? Cách khắc phục
Bị đau sau lưng bên phải gần eo có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
Tổng hợp những cách giảm đau mỏi vai gáy hiệu quả tại nhà