Trật khớp cổ tay không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động, nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Do vậy, việc trang bị kiến thức về cách sơ cứu và điều trị trật khớp cổ tay là vô cùng cần thiết. Bài viết sau đây Unity Fitness sẽ hướng dẫn bạn khi bị trật khớp cổ tay cần làm gì ngay? Cách trị trật khớp cổ tay.
1. Trật khớp cổ tay là tình trạng như thế nào?
Trật khớp cổ tay hay còn gọi là sai khớp cổ tay là tình trạng các đầu xương bị di lệch khỏi vị trí bình thường do các tác động mạnh khiến tổn thương dây chằng. Khớp cổ tay là một khớp hoạt động linh hoạt, do đó tình trạng trật khớp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của tay.
Nguyên nhân trật khớp cổ tay
- Tai nạn: té ngã, va đập mạnh vào cổ tay là nguyên nhân phổ biến nhất gây trật khớp cổ tay.
- Vận động mạnh: mang vác vật nặng, tập luyện thể thao quá sức cũng có thể dẫn đến trật khớp.
- Thoái hóa khớp: do tuổi tác hoặc các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, khiến dây chằng yếu đi và dễ bị tổn thương.
Triệu chứng
- Đau nhức dữ dội, liên tục ở cổ tay.
- Bàn tay bị biến dạng, lệch khỏi vị trí bình thường.
- Sưng nề, bầm tím ở khu vực cổ tay.
- Khó cử động cổ tay, xoay cổ tay, cầm nắm đồ vật.
Xem thêm: Nhận biết ngay 8 triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp
2. Khi bị trật khớp cổ tay phải làm gì?
Trật khớp cổ tay là tình trạng các đầu xương bị di lệch khỏi vị trí bình thường do các tác động mạnh khiến tổn thương dây chằng. Khớp cổ tay là một khớp hoạt động linh hoạt, do đó tình trạng trật khớp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của tay.
Dưới đây là một số lưu ý khi bị trật khớp cổ tay:
- Ngừng mọi hoạt động liên quan đến vận động của cổ tay.
- Chườm đá thật nhẹ nhàng lên chỗ bị trật khớp để giúp giảm đau. Tuy nhiên không sử dụng đá lạnh chườm trực tiếp vào vết thương mà cần quấn qua lớp khăn tránh hiện tượng bỏng lạnh.
- Không tự ý nắn khớp bị trật về vị trí ban đầu nếu người sơ cứu không có chuyên môn y học.
- Cố định cổ tay tạm thời bằng cách dùng các vật liệu cứng như thanh gỗ ngắn mỏng, đũa cả, thước kẻ gỗ hoặc sắt v..v.. Sau đấy sử dụng gạc hoặc khăn vải mềm để buộc cố định thanh nẹp qua vùng cổ tay.
- Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được thăm khám và can thiệp đúng cách.
Việc xử trí đúng cách khi bị trật khớp cổ tay sẽ giúp giảm đau, hạn chế biến chứng và giúp khớp hồi phục nhanh chóng.
Nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách, trật khớp cổ tay có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như gãy xương, chảy máu, tổn thương mạch máu, thần kinh, nhiễm trùng, mất vững khớp, cứng khớp, hạn chế vận động và thậm chí là thoái hóa khớp.
Ngoài ra, để phòng ngừa trật khớp cổ tay, bạn nên:
- Khởi động kỹ trước khi tập luyện thể thao.
- Tránh mang vác vật nặng sai tư thế.
- Duy trì tập luyện thể dục thể thao, tập gym thường xuyên để tăng cường sức khỏe cho cơ bắp và dây chằng.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D để hệ xương khớp chắc khỏe.
3. Bị trật khớp cổ tay bao lâu thì hết?
Để phục hồi trật khớp cổ tay nhanh chóng, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị, đồng thời có một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào vị trí khớp trật, tình trạng hở hay kín của khớp, tổn thương phối hợp, thời gian phát hiện và điều trị, thể trạng nền và chế độ dinh dưỡng, tập luyện.
Sau khi được nắn chỉnh và cố định, phần lớn trường hợp trật khớp cổ tay cấp tính sẽ phục hồi hoàn toàn trong vài tuần. Bệnh nhân nên bổ sung các nhóm chất quan trọng sau:
- Thực phẩm giàu protein: Giúp tái tạo mô và cơ bắp.
- Acid béo omega 3: Giảm viêm và đau, giúp phục hồi nhanh chóng.
- Kẽm: Hỗ trợ quá trình lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch.
- Vitamin D: Giúp hấp thụ canxi hiệu quả, hỗ trợ xương chắc khỏe.
- Canxi: Quan trọng cho việc phục hồi và duy trì sức khỏe xương.
- Chất xơ: Giúp tiêu hóa tốt và duy trì sức khỏe tổng thể.
- Ngoài ra, bệnh nhân cần kiên trì tuân thủ các bài tập phục hồi chức năng do bác sĩ chỉ định để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Xem thêm: Công dụng của vitamin D – Cơ bắp khỏe hơn, xương chắc hơn
Trật khớp cổ tay là một chấn thương phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ ai. Việc nắm rõ các bước sơ cứu và điều trị ban đầu đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau, hạn chế tổn thương và giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là những biện pháp tạm thời. Để được chẩn đoán và điều trị chính xác, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “Trật khớp cổ tay thì làm sao?” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Nguyên nhân đột quỵ, dấu hiệu nhận biết dễ nhất và cách phòng tránh
Xuất huyết não có hồi phục được không? Cách chăm sóc người bệnh
Những triệu chứng mỡ máu cao có thể bạn chưa biết
[Hỏi đáp] Chỉ số đường huyết của người bình thường ở mức bao nhiêu?
Dấu hiệu tụt huyết áp: Cách nhận biết và xử lý
Huyết áp thấp phải làm sao? 8 cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhất
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là bị gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh nhồi máu cơ tim: Triệu chứng và cách chẩn đoán kịp thời