Bạn có biết Testosterone là gì và nó đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sức khỏe? Hormone này được ví như “chìa khóa vàng” cho sự mạnh mẽ, sung mãn của phái mạnh.
Bài viết sau đây Unity Fitness sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về Testosterone là gì, bao gồm định nghĩa và vai trò của hormone này.
1. Testosterone là gì?
Testosterone là gì? Testosterone là một hormone (hoóc môn) sinh dục nam quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng cơ thể nam giới. Nó được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn, với một lượng nhỏ được sản xuất bởi tuyến thượng thận.
Nồng độ testosterone tăng cao trong thời kỳ dậy thì, thúc đẩy sự phát triển các đặc điểm giới tính nam như giọng nói trầm, râu quai nón, cơ bắp phát triển và ham muốn tình dục.
Bạn đã biết testosterone là gì, vậy nó được sản xuất ở đâu trong cơ thể? Testosterone được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn (chiếm đến 95%) và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận (khoảng 5%).
Hoóc môn Testosteron được hình thành từ tuần thứ 7 của thai kỳ rồi đến tuổi dậy thì của bé trai sẽ tăng cao nhất và đạt đỉnh ở các năm cuối của tuổi thiếu niên rồi sẽ chững lại.
Nồng độ Testosterone cao nhất ở nam giới khoảng 20 tới 30 tuổi, sau 30 tuổi thì sẽ giảm dần, ước tính mỗi năm giảm 1-2%.
Ngoài 35 tuổi thì nồng độ Testosterone chỉ còn khoản 70-75%, khoảng 45 tuổi giảm xuống còn 60-65%. Độ tuổi càng cao thì tốc độ sụt giảm lượng Testosterone càng nhanh hơn.
2. Testosteron được sản sinh như thế nào?
Quá trình sản xuất hormone này được điều khiển bởi hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Tinh hoàn.
Chúng ta hãy cùng xem các bước sản xuất hoóc môn Testosteron như sau:
- Vùng dưới đồi của não bộ tiết ra hormone hướng sinh dục GnRH, sau đó GnRH di chuyển theo các mạch máu đến tuyến yên.
- Tuyến yên phóng thích Luteinizing Hormone (LH) vào máu, LH đóng vai trò như một “sứ giả”, di chuyển đến tinh hoàn để kích thích sản xuất Testosterone.
- Các tế bào Leydig ở tinh hoàn tổng hợp Testosterone từ cholesterol.
- Testosterone được khuếch tán vào máu, Hormone này liên kết với protein vận chuyển Testosterone (SHBG) để di chuyển đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể.
- Testosterone đến các cơ quan quan trọng như não bộ, gan, thận, tuyến sinh dục, tuyến tiền liệt, hệ cơ xương… Tại mỗi cơ quan, Testosterone sẽ liên kết với các thụ thể đặc biệt để thực hiện các chức năng sinh học cụ thể.
Hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Tinh hoàn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa sản xuất Testosterone. Bất kỳ khiếm khuyết nào ở một bộ phận nào trong hệ trục này đều có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt Testosterone.
3. Vai trò của Testosterone là gì?
Testosterone, hay còn gọi là nội tiết tố nam, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự phát triển của nam giới.
Nó ảnh hưởng đến hầu hết các chức năng cơ thể, từ hệ thần kinh, tim mạch, xương khớp, hô hấp, hệ tuần hoàn, tiết niệu và não bộ đến khả năng sinh lý và sinh sản.
Dưới đây là chi tiết về các chức năng chính của Testosterone:
Vai trò của Testosterone là gì về quy định đặc tính của nam giới?
Hormone sinh dục nam Testosterone được sản xuất từ thời kỳ bào thai, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các bộ phận sinh dục nam như tinh hoàn, túi tinh, ống dẫn tinh, dương vật, bìu và các tuyến phụ.
Testosterone là gì và nó ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe tình dục? Khi bước vào giai đoạn dậy thì, nồng độ Testosterone tăng cao, thúc đẩy sự phát triển các đặc điểm nam giới như:
- Kích thích râu, lông phát triển rậm rạp.
- Giọng nói trở nên trầm hơn.
- Cơ bắp phát triển rắn chắc.
- Hình thành ham muốn tình dục.
Tác động đến hệ thần kinh trung ương
Testosterone cao góp phần tạo nên các tính cách đặc trưng của nam giới như: năng động, hăng hái, hiếu chiến, thích mạo hiểm, phiêu lưu…
Khi nồng độ Testosterone thấp, nam giới có thể trở nên rụt rè, thiếu tự tin, thậm chí là mất ý chí trong cuộc sống.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tính cách còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như môi trường và sinh học.
Thúc đẩy phát triển hệ cơ và xương
Testosterone là yếu tố quan trọng liên quan đến sự phát triển của hệ cơ và xương. Hormone này làm tăng dẫn truyền thần kinh, kích thích sự tăng trưởng mô.
Testosterone cũng giúp tăng mật độ xương, thúc đẩy sản xuất tế bào hồng cầu từ tủy xương, và hỗ trợ phát triển đồng bộ độ lớn và độ dài của xương.
Nhờ vậy, Testosterone góp phần tạo nên kết cấu chắc chắn và tăng cường độ cứng cho hệ xương.
Testosterone ảnh hưởng đến nhiều chức năng cơ thể, từ hệ sinh sản, sức khỏe tình dục, hệ xương khớp, cơ bắp, đến tâm trạng và trí tuệ.
Tập gym là một hoạt động thể chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là giúp tăng cường sản xuất testosterone ở nam giới.
Xem thêm: Cách tập cơ kegel nam tăng cường sinh lý
Ức chế sự sản sinh tế bào mỡ
Testosterone có khả năng ức chế leptin, leptin là một loại hormone kích thích sản sinh tế bào mỡ.
Nhờ vậy, Testosterone giúp duy trì lượng mỡ toàn thân và mỡ bụng ở mức thấp, hạn chế tích tụ mỡ thừa, giúp cơ thể thon gọn.
Giúp tạo máu
Testosterone đóng vai trò kích thích tủy xương sản xuất máu, bao gồm hồng cầu và bạch cầu.
Ảnh hưởng đến hệ mao và da
Testosterone thúc đẩy sự phát triển rậm rạp của lông và râu.
Hormone này cũng chi phối màu sắc, độ căng bóng, độ đàn hồi của da, làm tăng độ cứng của lớp mô dưới da.
Điều chỉnh hô hấp
Testosterone tham gia vào việc điều chỉnh nhịp thở trong khi ngủ.
Điều hòa lượng cholesterol và đường huyết
Testosterone giúp cơ thể điều hòa tốt cholesterol và đường trong máu, hạn chế hình thành mảng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.
Vai trò của Testosterone là gì đối với chức năng sinh lý nam?
Testosterone là yếu tố then chốt tạo ra ham muốn tình dục, chỉ đạo quá trình cương dương, chi phối việc sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng trưởng thành.
Xem thêm: Lịch tập gym 6 ngày 1 tuần cho nam
4. Mất cân bằng nội tiết tố Testosterone ở nam giới thì làm sao?
Phần trên chúng ta đã biết là lượng hoóc môn Testosteron thay đổi theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Vậy thì mất cân bằng Testosteron là gì và có mối nguy hại nào không?
Có hai trường hợp mất cân Testosterone đó là thiếu hụt hoặc bị dư thừa.
Thiếu hụt Testosteron
Với vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh lý nam, Testosteron gây ra các vấn đề sức khỏe khi bị suy giảm như:
- Giảm ham muốn tình dục
- Bị rối loạn và khó cương dương
- Sụt giảm tinh dịch, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, khó có con
- Nguy cơ loãng xương
- Bị mất cơ, tăng mỡ thừa đôi khi bị vú to do mỡ
- Mệt mỏi, tâm trạng thất thường, dễ bị trầm cảm và hay cáu kỉnh
- Rụng tóc, hói đầu
Dư thừa Testosteron
Ngược lại với những người bị suy giảm Testosteron là những người có Testosterone cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc có lượng Testosterone cao hơn mức trung bình không ảnh hưởng nhiều tới chức năng sinh lý nam.
Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn một vài nguy cơ sức khỏe nam giới vì lượng Testosterone cao khiến nam giới có nhu cầu được “xả” nhiều hơn vào các trò chơi kích thích mạo hiểm, hoạt động phạm pháp hay cuồng dâm.
Một số nhà nghiên cứu quan sát được người có lượng Testosterone cao thường có xu hướng sử dụng các loại đồ uống có cồn thường xuyên và kèm theo đó là họ có tỉ lệ hút thuốc cũng cao hơn.
5. Cách cân bằng nội tiết tố Testosteron cho nam giới cực dễ
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên: bài tập kegel nam, cử tạ, tập gym, …
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể: protein, carbs, chất béo tốt,…
- Tránh bị căng thẳng kéo dài khiến nồng độ cortisol, lúc này Testosterone sẽ bị suy giảm
- Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng trước 8 giờ sáng hoặc các viên uống bổ sung 3.000 IU vitamin D3 mỗi ngày.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: đặc biệt là Vitamin B, Kẽm giúp tăng tới 74% chất lượng tinh trùng. Ngoài ra còn cần vitamin A, C, E để đáp ứng quá trình sản xuất testosterone.
- Ngủ đủ giấc
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ Testosterone là gì và vai trò của nó.
Testosterone đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của nam giới, ảnh hưởng đến nhiều chức năng cơ thể từ thể chất đến tinh thần.
Việc duy trì nồng độ Testosterone ở mức cân bằng góp phần giúp nam giới luôn khỏe mạnh, sung mãn và có đời sống tình dục viên mãn.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
9 nguyên nhân huyết áp thấp có thể bạn chưa biết?
Bị chóng mặt nên làm gì? 10 mẹo chữa trị chóng mặt hiệu quả
Chuột rút bắp chân làm sao hết? Mẹo chữa nhanh
Mổ dây chằng chéo trước bao lâu thì bỏ nẹp? Một số lưu ý sau khi phẫu thuật
Dấu hiệu trào ngược dạ dày tuyệt đối không được bỏ qua
Thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout kiểm soát cơn đau
5 mẹo dân gian chữa đau vai gáy không phải ai cũng biết
Thuốc huyết áp cao nào tốt? Lời khuyên từ bác sĩ