Chân vòng kiềng là một dạng bất thường về hình dạng chân, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Điều này có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tự tin của nhiều người.
Trong bài viết này của Unity Fitness sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng chân vòng kiềng đặc biệt là ở đối tượng trẻ em.
1. Chân vòng kiềng là gì?
Chân vòng kiềng (hay còn gọi là chân cong, chân hình chữ O) là thuật ngữ để mô tả tình trạng khi một hoặc cả hai chân bị cong ra ngoài. Điều này khiến khi khép hai chân lại, đầu gối không chạm nhau, trong khi cả hai chi dưới cong thành hình chữ O giống như vòng kiềng. Trong một số trường hợp, hai mắt cá chân có thể chạm vào nhau dù hai đầu gối cách xa.
Người có chân vòng kiềng thường dễ dàng nhận ra qua dáng đứng thẳng và cả khi di chuyển, khi mà chân vẫn giữ hình dáng vòng kiềng. Ở những trường hợp nặng, chân vòng kiềng còn gây ra những tác động tiêu cực nhất định đến sức khỏe.
Khi trẻ bị chân vòng kiềng, dù ngón chân hướng về phía trước và hai mắt cá chân có thể chạm vào nhau, nhưng khoảng cách giữa hai bên đầu gối vẫn tồn tại, không thể khép lại như ở những người có chân bình thường.
Ở trẻ em, tình trạng chân vòng kiềng thường không gây đau đớn hoặc dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về khớp như ở người lớn. Dấu hiệu rõ rệt nhất của tình trạng này là mức độ cong chân có xu hướng trở nên ngày càng rõ ràng hơn theo thời gian.
Trong một số trường hợp, trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng liên quan như bàn chân xoay vào trong hoặc các biến dạng xoay chi dưới khác đồng thời với chân vòng kiềng.
2. Nguyên nhân gây chân vòng kiềng
Dù chân vòng kiềng thường không gây đau đớn khi vận động, cấu trúc chân bất thường này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp sớm, đặc biệt ở mắt cá chân và đầu gối.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do:
- Di truyền: Một trong những nguyên nhân chính của chân vòng kiềng là di truyền. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em của bạn có chân vòng kiềng, khả năng bạn cũng bị tình trạng này cao hơn.
- Rối loạn xương khớp: Một số rối loạn xương khớp, như bệnh Paget hoặc bệnh Blount, có thể gây ra chân vòng kiềng.
- Chấn thương: Chấn thương ở chân, đặc biệt là gãy xương, có thể dẫn đến chân vòng kiềng nếu không được điều trị đúng cách.
- Tư thế không đúng: Ngồi hoặc đứng sai tư thế trong thời gian dài có thể gây áp lực lên xương và dẫn đến chân vòng kiềng.
- Béo phì: Người thừa cân có thể bị chân vòng kiềng do áp lực lên khớp gối.
>> Xem thêm: Bắp Chân Bao Nhiêu Cm Là Đẹp? Cách Giảm Mỡ Bắp Chân Hiệu Quả
3. Trẻ bị chân vòng kiềng có sửa được không?
Có nhiều biện pháp giúp cải thiện tình trạng chân vòng kiềng, bao gồm:
Điều chỉnh thông qua sự phát triển tự nhiên và hỗ trợ ban đầu
Mặc dù chân vòng kiềng sinh lý thường không gây đau hay khó chịu nhưng đôi khi có thể đi kèm các tật khác như bàn chân vẹo vào trong, làm các ngón chân chạm nhau và gây té ngã, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trong những trường hợp này, việc mang giày hoặc dép ngược có thể giúp hỗ trợ việc đi lại.
Theo quá trình phát triển bình thường, trục chân của trẻ sẽ tự điều chỉnh sau khi bé biết đi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý, tình trạng này có thể không tự cải thiện mà ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi và đưa trẻ tái khám định kỳ mỗi 6 tháng để kiểm tra mức độ cải thiện của chân.
Phương pháp điều trị trong các trường hợp bệnh lý
Nếu nguyên nhân của chân vòng kiềng là các bệnh lý như còi xương hoặc bệnh Blount, tình trạng cong chân sẽ ngày càng xấu đi mà không tự cải thiện. Để điều trị, có thể cần sử dụng các biện pháp như đeo nẹp, dùng thuốc (đối với bệnh còi xương) hoặc thậm chí can thiệp bằng phẫu thuật. Khi gặp những trường hợp này, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về xương như dị dạng hay viêm khớp. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ bao gồm canxi, vitamin D, protein và khoáng chất.
Gia đình cần chú trọng vào việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất thông qua bữa ăn hằng ngày, đồng thời khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp để ngăn ngừa tình trạng tăng cân quá mức, một yếu tố có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chân vòng kiềng.
Sử dụng dụng cụ hỗ trợ và vật lý trị liệu
Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ nhi khoa có thể chỉ định đeo nẹp vào ban đêm hoặc sử dụng các dụng cụ chỉnh hình như miếng lót giày để điều chỉnh chân vòng kiềng ở trẻ.
Đối với trẻ lớn hơn, tình trạng chân vòng kiềng thường sẽ được cải thiện dần theo thời gian. Ngoài ra, việc kết hợp với các liệu pháp vật lý trị liệu và xoa bóp có thể hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị, đặc biệt khi được thực hiện ở giai đoạn sớm.
>> Xem thêm: Top 16 các bài tập chân cho nam tại nhà và phòng gym
Thực hiện các bài tập vận động phù hợp
Hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh bên trong cơ và khôi phục tư thế đứng đúng cách. Các bài tập Yoga, đạp xe, đá bóng, bơi lội,… cũng giúp nâng cao sự dẻo dai và sức mạnh của chân, góp phần cải thiện tình trạng chân vòng kiềng.
Kiểm soát cân nặng
Kiểm soát cân nặng là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn chặn chân vòng kiềng trở nên tồi tệ hơn. Trẻ thừa cân hoặc béo phì dễ gặp phải tình trạng quá tải ở xương và mô liên kết, dẫn đến biến dạng chi dưới và tăng nguy cơ tổn thương khớp gối. Nếu trong gia đình có tiền sử về rối loạn xương, nguy cơ bị chân vòng kiềng cũng sẽ cao hơn.
Chân vòng kiềng là một tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng các biện pháp phù hợp thì cha mẹ có thể cải thiện tình trạng chân vòng kiềng và nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ từ sớm. Nếu bạn có người thân đang gặp vấn đề với chân vòng kiềng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Tiểu đường có uống được nước dừa không? Lưu ý khi uống
Biến chứng tiểu đường có nguy hiểm không? Triệu chứng tiểu đường giai đoạn cuối
10 cách tăng ham muốn cho nữ giới tự nhiên, dễ áp dụng
Đau nửa đầu sau gáy là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Triệu chứng tiểu đường tuýp 1 và cách phòng ngừa
Hướng dẫn cách trị bong gân hiệu quả tại nhà
Cách chữa mất ngủ cho người già tại nhà
Những dấu hiệu tai biến mà ai cũng cần biết