5 mẹo dân gian chữa đau vai gáy không phải ai cũng biết 

Vùng vai gáy cứng đơ, đau nhức khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cả công việc và sinh hoạt hằng ngày?

Đừng lo lắng, bên cạnh các phương pháp điều trị y tế, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy sự giải thoát từ những mẹo dân gian chữa đau vai gáy đơn giản ngay tại nhà.

mẹo dân gian chữa đau vai gáy
Mẹo dân gian chữa đau vai gáy là làm giảm tình trạng đau nhức và các bất tiện trong sinh hoạt.

Cùng Gym Unity Fitness tìm hiểu ngay nhé!

1. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau vai gáy

Trước khi tìm hiểu các mẹo chữa đau vai gáy, hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân gây nên tình trạng đau vai gáy:

  • Ngồi sai tư thế: Giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, đặc biệt là ngồi sai cách khi làm việc văn phòng, lái xe… dễ khiến cơ vai gáy bị căng cứng, lâu dần dẫn đến đau nhức.
  • Thiếu vận động: Lười vận động khiến cơ bắp yếu dần, dễ bị tổn thương khi vận động mạnh đột ngột.
  • Chấn thương: Tai nạn, va chạm mạnh có thể gây tổn thương cơ, dây chằng ở vùng vai gáy, dẫn đến đau nhức.
  • Căng thẳng, stress: Áp lực công việc, cuộc sống khiến cơ thể sản sinh hormone cortisol gây co cứng cơ, từ đó gây đau vai gáy.
  • Các bệnh lý khác: Thoái hóa cột sống cổ, viêm khớp vai… cũng có thể biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức vai gáy.

>> Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp, mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ tại nhà

2. Các mẹo dân gian chữa đau vai gáy tại nhà

Theo tìm hiểu của Unity Fitness, những mẹo dân gian chữa đau vai gáy đã được sử dụng từ lâu và được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm đau và cải thiện sức khỏe xương khớp.

Dưới đây là một số mẹo đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng tại nhà:

Mẹo dân gian chữa đau vai gáy bằng lá lốt

mẹo dân gian chữa đau vai gáy
Mẹo dân gian chữa đau vai gáy bằng lá lốt được chứng minh có hiệu quả

Lá lốt là một trong những cây thuốc Nam nổi bật với tác dụng giảm đau, đặc biệt là đau vai gáy. Theo nghiên cứu, lá lốt chứa các hợp chất như alkaloid và tinh dầu có khả năng giảm đau hiệu quả.

Cách thực hiện cực kỳ đơn giản, bạn cần rửa sạch lá lốt, giã nát sau đó, sao nóng lá lốt cùng với muối hạt. Sau đó, đặt hỗn hợp này vào miếng vải mỏng và chườm lên vùng đau nhức.

Bạn có thể tiếp tục sao nóng và chườm thêm nhiều lần để cảm nhận sự cải thiện. Lưu ý rằng nhiệt độ nên vừa phải để tránh gây bỏng nhé!

Mẹo dân gian chữa đau vai gáy bằng ngải cứu

Ngải cứu cũng là một thảo dược phổ biến với nhiều tác dụng, bao gồm giảm đau, bổ máu và điều hòa kinh nguyệt.

Nó có tác dụng kích thích các sinh huyệt trên cơ thể, giúp tăng cường lưu lượng máu đến các cơ và xương ở vùng vai gáy.

Sử dụng ngải cứu không chỉ giảm đau nhanh chóng mà còn ngăn ngừa tình trạng đau vai gáy trở nên nghiêm trọng hoặc tái phát.

Có hai phương pháp chính để sử dụng ngải cứu cho việc giảm đau vai gáy:

  • Chườm nóng: Sao ngải cứu với muối hạt giống như cách làm với lá lốt rồi đặt ngải cứu đã sao nóng vào miếng vải và chườm lên vùng đau.
    Áp dụng phương pháp này 3 lần mỗi tuần sẽ giúp cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy đáng kể.
  • Chườm lạnh: Sau khi rửa sạch và để ráo ngải cứu, đun sôi ngải cứu trong nước sạch khoảng 10 phút rồi để nguội.
    Đặt ngải cứu đã nguội vào túi vải và thêm đá vào rồi chườm túi này lên vùng bị đau.

Mẹo dân gian chữa đau vai gáy bằng gừng

mẹo dân gian chữa đau vai gáy
Tinh chất zingibain trong gừng giúp thư giãn cơ, giảm co cứng

Trong Đông y, gừng tươi được biết đến với khả năng giải biểu và phát tán phong hàn, giúp ôn ấm và thông kinh hoạt lạc.

Tinh chất zingibain trong gừng giúp thư giãn cơ, giảm co cứng và làm dịu cơn đau.

Để sử dụng, bạn tiến hành rửa sạch gừng, giã nát cùng chút muối hạt, sau đó đắp lên vùng vai gáy bằng gạc y tế và cố định bằng khăn quấn trong 20-30 phút mỗi lần, 2 lần/ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm gừng giã nát với rượu trắng (30-40 độ) trong 1 tháng và dùng rượu để massage vùng vai gáy.

Mẹo dân gian chữa đau vai gáy bằng hạt gấc

Hạt gấc không chỉ là một nguyên liệu phổ biến trong các món ăn truyền thống mà còn được biết đến như một phương thuốc dân gian hiệu quả để giảm đau vai gáy.

Trong y học cổ truyền, hạt gấc còn được gọi là mộc thiết, mộc tiết tử, và được công nhận với vị đắng, tính ôn và hơi độc.

Sử dụng hạt gấc để chữa đau nhức vai gáy đã trở thành một phương pháp phổ biến nhờ vào khả năng giảm đau và cải thiện lưu thông máu.

Các nghiên cứu cho thấy hạt gấc chứa nhiều hoạt chất có lợi như xenlulo, lipit và invedaxa có tác dụng giảm đau và chống sưng viêm hiệu quả.

Các phương pháp để sử dụng hạt gấc chữa đau vai gáy như sau:

  • Dùng uống trong: Nhân hạt gấc sau khi được tách vỏ thì tán thành bột mịn.
    Mỗi lần sử dụng, bạn lấy nửa thìa bột hạt gấc và pha với một ít nước.
    Uống hai lần mỗi ngày sau bữa ăn để giúp giảm đau từ bên trong.
  • Dùng đắp ngoài: Hạt gấc được làm sạch, nướng trên than cho đến khi cháy đen rồi tách vỏ lấy lấy nhân.
    Nhân hạt gấc được giã nhuyễn thành bột, rồi ngâm với rượu trắng trong khoảng 20-30 ngày.
    Sử dụng tấm vải mỏng, bôi lớp mỏng hỗn hợp bột hạt gấc và rượu lên vùng đau vai gáy rồi tiến hành đắp kín lên vai gáy.

Mẹo dân gian chữa đau vai gáy thủ công

mẹo dân gian chữa đau vai gáy
bạn có thể áp dụng thêm cách massage nhẹ nhàng vùng vai gáy

Bên cạnh việc sử dụng các loại nguyên liệu được mẹ thiên nhiên ban tặng, bạn có thể áp dụng thêm cách massage nhẹ nhàng vùng vai gáy theo hướng tròn, từ trên xuống dưới.

Động tác này giúp lưu thông máu, giảm co cứng cơ và giảm đau. Để đạt hiệu quả cao hơn, bạn có thể sử dụng dầu massage hoặc các loại dầu thảo dược như dầu gừng, dầu khuynh diệp.

Ngoài ra, các bài tập cho người lệch vai như xoay cổ, xoay vai nhẹ nhàng cũng giúp tăng tính linh hoạt cho khớp và giảm đau nhức.

Lưu ý khi thực hiện các bài tập là bạn nên chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe, thực hiện các động tác từ từ và đều đặn, tránh tập quá sức gây phản tác dụng.

Tổng kết

Bằng việc áp dụng các mẹo dân gian chữa đau vai gáy trên đây, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của cơ thể.

Tuy nhiên, nếu cơn đau không giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, phòng tập thể hình Unity Fitness đề nghị bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Nguồn: Tổng hợp.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với bác sĩ, chuyên viên y tế để nhận được tư vấn và chẩn đoán kịp thời!

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: