Collagen không phải là một khái niệm xa lạ với nhiều người, đặc biệt trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khỏe.
Nhưng bạn có thật sự hiểu uống collagen có tác dụng gì, nó hoạt động ra sao và tại sao lại cần bổ sung đặc biệt là phụ nữ tuổi 30?
Vậy để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng Unity Fitness tìm hiểu kỹ lưỡng về tác dụng, vai trò và cách bổ sung collagen hiệu quả để tối ưu hóa sức khỏe và vẻ đẹp của bạn.
1. Collagen là gì?
Trước khi đi vào uống collagen có tác dụng gì hãy cùng Unity Fitness tìm hiểu tổng quan về collagen là gì. Collagen là một loại protein cấu trúc, chiếm hơn 30% tổng lượng protein trong cơ thể và là thành phần chính của các mô liên kết như da, gân, dây chằng, xương, và mạch máu. Nó được ví như “keo dán” giúp gắn kết mọi bộ phận lại với nhau, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và bền vững.
Dựa trên cấu trúc và vai trò, collagen được chia thành nhiều loại, trong đó có bốn loại phổ biến nhất:
- Collagen loại I: Chiếm khoảng 90% trong cơ thể, chủ yếu tồn tại ở da, xương, gân và dây chằng. Đây là loại collagen quan trọng nhất, giúp duy trì sự đàn hồi và săn chắc của da.
- Collagen loại II: Có trong sụn và khớp, giúp giảm ma sát và tăng độ linh hoạt khi cử động.
- Collagen loại III: Tìm thấy ở cơ bắp, mạch máu và các cơ quan nội tạng, góp phần duy trì cấu trúc của chúng.
- Collagen loại IV: Tập trung ở màng đáy, giúp hỗ trợ chức năng lọc của thận và các cơ quan khác.
2. Uống collagen có tác dụng gì? 9 lợi ích vàng
Uống collagen có tác dụng gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong hành trình chăm sóc da. Chúng ta thường nghe rằng uống collagen có tác dụng gì đối với việc ngăn ngừa lão hóa, nhưng sự thật là gì? Rất nhiều người thắc mắc uống collagen có tác dụng gì, đặc biệt là khi họ đã ngoài 30 tuổi.
Nếu bạn đang tự hỏi uống collagen có tác dụng gì, thì đây là câu trả lời: nó giúp cải thiện độ đàn hồi và săn chắc của da.
Collagen là yếu tố quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Nhưng bạn có biết hết các lợi ích vàng mà collagen mang lại? Dưới đây là 9 tác dụng hàng đầu của collagen mà bạn nhất định phải biết.
Làm da săn chắc và mịn màng
Vậy thực tế, uống collagen có tác dụng gì cho da mặt? Collagen chiếm tới 70% cấu trúc da, đóng vai trò là “khung nâng đỡ” giúp da săn chắc và đàn hồi. Khi bạn bổ sung đủ collagen, làn da sẽ giữ được sự mịn màng, giảm thiểu nếp nhăn và tình trạng chảy xệ.
Làm chậm quá trình lão hóa
Một trong những lợi ích của collagen hay uống collagen có tác dụng gì được nhiều người nhắc đến chính là làm chậm quá trình lão hóa của da và cơ thể. Tuổi tác khiến cơ thể sản xuất collagen chậm lại, dẫn đến da nhăn nheo, tóc rụng và khớp đau nhức. Bổ sung collagen là cách hiệu quả để “đánh lừa thời gian” và duy trì nét trẻ trung.
Kích thích mọc tóc và nuôi dưỡng móng chắc khỏe
Collagen có tác dụng gì? Nó cung cấp các axit amin cần thiết để hỗ trợ mọc tóc và giúp móng tay cứng cáp hơn. Nếu bạn đang gặp tình trạng tóc rụng hoặc móng dễ gãy, collagen là giải pháp tuyệt vời.
Bảo vệ sức khỏe xương khớp
Collagen là thành phần quan trọng trong xương và sụn, giúp xương chắc khỏe và khớp linh hoạt. Khi cơ thể thiếu collagen, bạn dễ gặp các vấn đề như đau nhức xương khớp hoặc loãng xương. Vì thế việc bổ sung collagen đều đặn sẽ giúp bạn cải thiện được những triệu chứng như viêm khớp hay giảm tình trạng đau khớp.
>>Xem thêm: Những bệnh không nên uống collagen mà bạn nên biết
Cải thiện hệ tiêu hóa
Collagen giúp làm lành niêm mạc ruột và tăng cường chức năng tiêu hóa. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc viêm loét dạ dày.
Một nghiên cứu được đưa ra năm 2022 cho thấy nếu thường xuyên bổ sung collagen peptide 20g hàng ngày sau 6 tuần có thể cải thiện triệu chứng tiêu hóa giảm đầy hơi hiệu quả.
Hơn nữa theo như Unity Fitness tìm hiểu thì collagen có ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột thúc đẩy môi trường cân bằng cần thiết cho hệ tiêu hóa từ đó tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất nâng cao sức khỏe.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Trong một nghiên cứu năm 2017 đưa ra rằng việc sử dụng 16g collagen mỗi ngày có thể khiến tỷ lệ cholesterol poprotein mật độ thấp so với cholesterol lipoprotein mật độ cao giảm ở nhóm nguy cơ cao cải thiện tình trạng mảng xơ vữa đồng mạch.
Vì thế uống collagen có tác dụng gì thì collagen giúp duy trì cấu trúc của động mạch, tĩnh mạch và các mạch máu khác, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tăng cường cơ bắp và hỗ trợ phục hồi sau tập luyện
Những người tập gym cũng thắc mắc uống collagen có tác dụng gì đối với việc phục hồi cơ bắp và gân. Collagen chứa glycine và proline, hai axit amin giúp xây dựng và duy trì cơ bắp. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người tập gym hoặc chơi thể thao.
Theo các nghiên cứu đưa thì 10% collagen trong cơ thể tham gia vào quá trình cấu tạo mô cơ tăng khối lượng cơ bắp duy trì hoạt động ổn định hơn. Ngoài ra nó cũng giúp cơ bắp được kích thích phát triển mạnh mẽ sau hoạt động thể dục thể thao.
Làm lành vết thương nhanh hơn
Collagen đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo mô, giúp các vết thương hở nhanh lành hơn. Nếu bạn có các vết sẹo hoặc tổn thương trên da, collagen sẽ hỗ trợ làm lành nhanh chóng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Uống collagen có tác dụng gì? Nó không chỉ giúp bảo vệ da khỏi vi khuẩn mà còn hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Điều này giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
3. Bổ sung collagen như thế nào?
Có thể thấy uống collagen có tác dụng gì khi mà collagen là một phần không thể thiếu để duy trì sức khỏe toàn diện và vẻ đẹp tự nhiên. Nhưng bổ sung collagen như thế nào?
Bổ sung collagen bằng thực phẩm
Collagen thường tập trung nhiều trong các bộ phận như da và khớp của động vật. Một số thực phẩm dồi dào collagen bao gồm da gà, da cá, sứa, hay nước hầm từ xương động vật. Đây đều là những lựa chọn tuyệt vời để bổ sung collagen tự nhiên cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn có thể tăng cường sản xuất collagen bằng cách bổ sung các dưỡng chất cần thiết, chẳng hạn như:
- Axit amin Proline: Có trong măng tây, bắp cải, nấm, lúa mì, đậu phộng, cá, và lòng trắng trứng.
- Axit amin Glycine: Tìm thấy trong thịt đỏ, da gà, thịt heo, và đậu phộng.
- Vitamin C: Tham gia vào quá trình kích thích tổng hợp collagen, thường có trong các loại trái cây như dâu tây, cam, quýt, các loại rau như bông cải xanh, ớt chuông, và các quả mọng.
- Đồng: Hiện diện nhiều trong tôm hùm, gan, hàu, rau xanh, và sô cô la đen.
- Kẽm: Tìm thấy trong thịt đỏ, thịt gia cầm, thịt heo, ngũ cốc nguyên hạt, bông cải xanh, và các sản phẩm từ sữa.
Những dưỡng chất này không chỉ giúp cơ thể tổng hợp collagen hiệu quả mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
>>Xem thêm: Uống collagen bao lâu thì ngưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe?
Bổ sung bằng sản phẩm cung cấp collagen trên thị trường
Một số người chưa hiểu rõ uống collagen có tác dụng gì, dẫn đến việc bỏ qua một sản phẩm tiềm năng cải thiện sức khỏe.
Thực phẩm chức năng collagen hiện nay có nhiều dạng khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng người:
- Collagen dạng bột: Dễ pha với nước, sinh tố hoặc cà phê.
- Collagen dạng viên: Tiện lợi, dễ mang theo bên mình.
- Collagen dạng nước uống: Hấp thụ nhanh, phù hợp với người muốn thấy hiệu quả sớm.
Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh các thói quen phá hủy collagen trong cơ thể như:
- Tránh ánh nắng trực tiếp: Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia UV.
- Cắt giảm đường và đồ uống có cồn: Chúng làm giảm khả năng tổng hợp collagen của cơ thể.
- Tập thể dục đều đặn giúp kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ việc phân phối collagen đến các cơ quan trong cơ thể.
Trên đây là toàn bộ thông tin về uống collagen có tác dụng gì được Unity Fitness tổng hợp. Hợp chất này không chỉ là “vị cứu tinh” cho làn da mà còn đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe toàn diện của cơ thể. Việc bổ sung collagen đúng cách giúp bạn duy trì vẻ đẹp và sức khỏe từ trong ra ngoài. Hãy chăm sóc cơ thể mình bằng cách thêm collagen vào chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Chè đậu xanh bao nhiêu calo? Ăn có béo không?
Cà rốt bao nhiêu calo? Lợi ích của cà rốt với sức khỏe
Nên ăn sữa chua khi nào là tốt nhất cho sức khỏe?
Bò kho bao nhiêu calo? Ăn nhiều có mập không?
Mận Hà Nội bao nhiêu calo? Ăn mận có tác dụng gì?
Khoai mì bao nhiêu calo? Những lưu ý khi chế biến khoai mì
Lương khô bao nhiêu calo? Ăn lương khô có béo không?
Sữa chua nếp cẩm bao nhiêu calo? Ăn có béo không?