Bột đậu nành hiện nay đang được các chị em sử dụng để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Tuy nhiên, vẫn có không ít người chưa thực sự hiểu rõ về bột đậu nành có tác dụng gì đối với cơ thể.
Bài viết sau đây của Unity Fitness sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết. Cùng theo dõi ngay nhé!
1. Giá trị dinh dưỡng của bột đậu nành
Trước khi khám phá uống bột đậu nành có tác dụng gì? Hãy cùng xem lý do vì sao thực phẩm lại được nhiều người yêu thích đến thế. Bột đậu nành được tạo ra sau quá trình rang và xay mịn hạt đậu nành. Đây là một thực phẩm vàng nên giá trị dinh dưỡng của bột đậu nành rất cao.
Theo đó, trong 100 gam bột đậu nành sẽ cung cấp:
- 63% nước
- 16.6 chất đạm
- 9g chất béo
- 6g chất xơ
- 173 calo
- Ngoài ra các vitamin A, B1, B2, D, E và nhiều khoáng chất khác như: natri, canxi, magie, photpho,…
Hàm lượng có sẵn trong đậu nành sẽ cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động thường ngày của bạn. Đặc biệt với hàm lượng đạm cao nó sẽ giúp cho các chức năng của cơ thể hoạt động tốt hơn.
2. Uống bột đậu nành có tác dụng gì?
Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và giải đáp chi tiết cho câu hỏi uống bột đậu nành có tác dụng gì? Cụ thể như sau:
Tăng kích thước vòng 1
Đậu nành là loại thực phẩm giàu protein trong tự nhiên. Vì vậy, bột đậu nành có tác dụng tốt trong việc cải thiện kích thước vòng 1 của chị em phụ nữ. Protein và isoflavone kích thích mô ngực phát triển và săn chắc hơn. Nếu muốn ngực đầy đặn hơn, hãy tham khảo nguồn estrogen tự nhiên này ngay hôm nay nhé!
Giảm nguy cơ ung thư vú
Estrogen dư thừa là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa, u buồng trứng và ung thư vú. Vì vậy, nhiều người cho rằng uống bột đậu nành sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, một nghiên cứu ở Mỹ uống bột đậu nành có tác dụng gì đã chứng minh đậu nành không những không tăng cân mà còn bảo vệ cơ thể phụ nữ khỏi căn bệnh này.
Xem thêm: Uống sữa đậu nành có tác dụng gì? Có thực sự bổ dưỡng hay không?
Hạn chế bệnh tim mạch
Khi bàn về uống bột đậu nành có tác dụng gì thì không thể không nhắc đến việc nó có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim… Nguyên nhân là do khoáng chất sắt trong bột đậu nành là thành phần quan trọng để sản xuất hồng cầu. Ngoài ra, hàm lượng chất béo không bão hòa còn giúp ức chế và giảm cholesterol trong máu, nguyên nhân chính gây tắc nghẽn động mạch.
Bổ sung canxi
Trong quá trình lão hóa, sự suy giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ và testosterone ở nam giới thường dẫn đến xương yếu và loãng xương. Và trong bột đậu nành có hàm lượng canxi cao có thể ngăn chặn được điều này. Vì vậy, nhiều người uống bột đậu nành để có hệ xương chắc khỏe.
Làm đẹp da, làm dày tóc
Isoflavone không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngực mà còn là hợp chất chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra, bột đậu nành còn cung cấp vitamin và dưỡng chất nuôi dưỡng da và tóc từ bên trong. Chính vì vậy mà loại bột này được nhiều chị em tin dùng để có làn da sáng bóng và mái tóc chắc khỏe.
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Đây là nguồn cung cấp protein và chất xơ ưa thích cho người ăn chay. Uống bột đậu nành có thể giúp ngăn ngừa táo bón và bổ sung vi khuẩn tốt cho đường ruột để giữ cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh. Ngoài ra, chất xơ trong thức uống này còn tạo cảm giác no lâu nên rất lý tưởng cho những người có nhu cầu ăn kiêng.
Tác dụng phụ của bột đậu nành
Bên cạnh nhiều lợi ích tuyệt vời thì chúng ta cũng cần phải tìm hiểu về tác dụng phụ của bột đậu nành nếu sử dụng không phù hợp và không đúng cách:
- Gây dị ứng: Một số người bị dị ứng với thành phần bột đậu nành, đặc biệt là trẻ em. Triệu chứng dị ứng thường gặp là đau dạ dày, tiêu chảy, ngứa, chóng mặt, khó thở…
- Không tốt cho bệnh nhân gút: Người mắc bệnh này không nên ăn nhiều thực phẩm như đậu nành, thịt đỏ, nội tạng, hải sản và một số loại nấm vì chúng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt: Một số dự án nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới tiêu thụ quá nhiều bột đậu nành có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng 25% so với những người tiêu thụ đậu nành bình thường.
3. Những đối tượng không nên sử dụng bột đậu nành?
Sau khi tìm hiểu uống bột đậu nành có tác dụng gì? Có thể thấy, bột đậu nành có nhiều công dụng tích cực cho sức khỏe và sắc đẹp. Nhưng việc sử dụng quá nhiều bột đậu nành trong một ngày có thể dẫn đến chướng bụng, thậm chí rối loạn tiêu hóa.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 90 gam bột đậu nành mỗi ngày. Ngoài ra, một số người không nên ăn uống các thực phẩm làm từ bột đậu nành:
- Người bệnh gút
- Bệnh nhân bị viêm dạ dày
- Người có tiền sử sỏi thận, suy thận hoặc đang điều trị sỏi thận, suy thận
- Người mắc bệnh tuyến giáp
- Những người đang được điều trị bằng kháng sinh
- Bệnh nhân hậu phẫu.
Phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mãn tính nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bột đậu nành để tránh gây hại cho bản thân.
Xem thêm: [Hỏi đáp] Uống sữa đậu nành có tăng vòng 1 không?
4. Có thể uống bột đậu nành thay cơm được không?
Trên thực tế, bạn có thể uống bột đậu nành 30 phút trước khi ăn sáng, ăn nhẹ hoặc tập thể dục. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì không nên dùng chúng thay thế hoàn toàn cho bữa ăn. Bởi điều này có thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt những dưỡng chất không có trong bột đậu nành.
Ngoài việc uống bột đậu nành, bạn còn có thể sử dụng nguyên liệu này để chế biến các món ăn để tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ăn chung với đường nâu, vì axit axetic trong đường nâu sẽ làm biến đổi một số thành phần trong bột đậu nành và làm mất đi chất dinh dưỡng.
Như vậy bài viết trên đây của Phòng tập gym Unity Fitness đã giúp bạn trả lời câu hỏi cho thắc mắc uống bột đậu nành có tác dụng gì? Đây là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Chính vì thế, hãy nắm rõ những thông tin về tác dụng cũng như thành phẩm để có thể sử dụng bột đậu nành đúng cách nhé!
Dưa leo bao nhiêu calo? Ăn nhiều dưa leo có giảm cân không?
Ăn đậu phụ có béo không? Cách ăn đậu phụ không lo tăng cân
Người bị đau dạ dày nên ăn gì để mau hồi phục?
Thiếu Vitamin B12 gây bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Liệu uống sữa đậu nành có mập không? Uống thường xuyên có tốt không?
Vitamin B3 có tác dụng gì? Cách dùng thế nào?
1 gói bánh Nabati bao nhiêu calo? Cách ăn không lo tăng cân
1 múi sầu riêng bao nhiêu calo? Ăn 1 múi sầu riêng có tăng cân không?