Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Khi xảy ra đột quỵ, thời gian là yếu tố quyết định sự sống còn của bệnh nhân.
Vậy, bạn có biết cách sơ cứu đột quỵ sao cho đúng cách? Trong bài viết này, hãy cùng Unity Fitness tìm hiểu cách nhận biết dấu hiệu đột quỵ, các bước sơ cứu cơ bản và những sai lầm thường gặp cần tránh.
1. Đột quỵ nguy hiểm như thế nào?
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi lưu lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn, làm cho các tế bào não không nhận được oxy và dưỡng chất. Điều này dẫn đến việc tế bào não bắt đầu chết trong vài phút, gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể nếu không được xử lý kịp thời. Nếu sơ cứu đột quỵ không đúng cách thì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Đột quỵ là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trên toàn thế giới. Khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn, tế bào não bắt đầu chết chỉ sau 3-4 phút. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.
- Nhiều người sống sót sau đột quỵ nhưng phải chịu đựng di chứng nghiêm trọng như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm nhận thức,…
- Người đã từng bị đột quỵ có nguy cơ cao tái phát. Đột quỵ tái phát thường nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật nặng hơn.
- Đột quỵ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây ra các vấn đề tâm lý. Nhiều bệnh nhân trải qua cảm giác lo âu, trầm cảm và mất tự tin, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ.
>>Xem thêm: Đột quỵ là bị gì? Những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ
2. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ giúp sơ cứu kịp thời
Bạn đã bao giờ nghe về nguyên tắc FAST chưa? Đây là cách dễ nhớ và hiệu quả để nhận diện dấu hiệu đột quỵ được Unity Fitness tổng hợp:
Dấu hiệu của đột quỵ dễ nhận ra
F – Face (Khuôn mặt)
Quan sát khuôn mặt của người bệnh. Một bên mặt có bị chảy xệ hoặc méo mó không? Yêu cầu họ cười để kiểm tra. Nếu nụ cười không đều, có khả năng họ đang bị đột quỵ.
A – Arms (Cánh tay)
Yêu cầu người đó giơ hai tay lên cùng lúc. Nếu một tay yếu hơn và không thể nâng lên hoặc bị rơi xuống, có thể đó là dấu hiệu của đột quỵ.
S – Speech (Lời nói)
Yêu cầu họ nói một câu đơn giản. Lời nói có bị líu lưỡi, khó hiểu hoặc không rõ ràng không? Nếu có, hãy nghĩ ngay đến đột quỵ.
T – Time (Thời gian)
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên, hãy ngay lập tức gọi cấp cứu và ghi nhớ thời gian bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Điều này rất quan trọng cho việc điều trị.
>>Xem thêm: Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
3. Sơ cứu đột quỵ đúng cách kéo dài sự sống bệnh nhân
Sau khi nắm rõ đột quỵ thì việc sơ cứu đột quỵ thực sự rất cần thiết để kéo dài thời gian cho bệnh nhân. Dưới đây là các bước sơ cứu đúng cách như:
Bước 1: Gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp
Nếu bạn hoặc người xung quanh có triệu chứng của đột quỵ, hãy nhờ một người khác gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ đợi sự hỗ trợ, cố gắng giữ bình tĩnh.
- Nếu bạn đang chăm sóc một bệnh nhân đột quỵ, hãy đảm bảo họ đang ở trong một môi trường an toàn và thoải mái, với trang phục nhẹ nhàng, không bó sát.
- Nếu là trẻ em, hãy đặt trẻ nằm nghiêng về một bên, đầu hơi nâng lên để tránh tình trạng nôn trớ.
Bước 2: Thực hiện sơ cứu đột quỵ trong thời gian chờ cấp cứu
- Trước hết, hãy kiểm tra xem bệnh nhân có còn thở hay không. Nếu không thấy nhịp thở, bạn cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay lập tức.
- Nếu bệnh nhân có dấu hiệu khó thở, hãy nới lỏng quần áo và các phụ kiện chật chội như cà vạt, khăn quàng hay thắt lưng để họ dễ thở hơn.
- Nếu bệnh nhân ngừng tim, hãy tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
- Dùng khăn tay quấn quanh ngón tay trỏ để lau sạch đờm và dãi trong miệng bệnh nhân. Nếu họ có răng giả, hãy tháo bỏ để tránh trường hợp bị hóc. Tuyệt đối không cho bất kỳ vật gì vào miệng họ. Hãy bình tĩnh và an ủi bệnh nhân, đồng thời đắp chăn giữ ấm cho họ.
- Nếu bệnh nhân có triệu chứng yếu ở tay chân, hãy nhờ sự hỗ trợ từ nhiều người để di chuyển họ một cách an toàn. Đồng thời, hãy quan sát và ghi lại bất kỳ sự thay đổi nào trong tình trạng của họ.
Bước 3: Cung cấp thông tin cho nhân viên y tế
Hãy nhớ kỹ các thông tin quan trọng như nguyên nhân, triệu chứng, có bị ngã hay đập đầu không, để cung cấp cho đội ngũ y tế khi họ đến. Những thông tin này sẽ rất hữu ích trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân.
4. Sai lầm cần tránh khi sơ cứu đột quỵ
Khi sơ cứu đột quỵ, đôi khi người ta có thể vô tình mắc phải những sai lầm do thiếu hiểu biết. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến:
Chờ đợi xem triệu chứng có tự biến mất
Một số người nghĩ rằng triệu chứng đột quỵ có thể tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, điều này cực kỳ nguy hiểm. Mỗi phút trôi qua, não của bệnh nhân có thể mất hàng triệu tế bào. Đừng chờ đợi!
Tự ý cho thuốc
Trong khi sơ cứu đột quỵ việc cho bệnh nhân uống aspirin hoặc thuốc khác mà không có chỉ định từ bác sĩ có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là nếu đó là đột quỵ xuất huyết.
Không nên cho bệnh nhân tự ý uống thuốc hoặc ăn bất cứ thứ gì
Cho bệnh nhân uống nước hoặc ăn uống
Không bao giờ cho bệnh nhân uống nước hoặc ăn bất kỳ thứ gì, vì họ có thể không kiểm soát được khả năng nuốt và dễ bị nghẹt thở.
Đưa bệnh nhân tự lái xe đến bệnh viện
Việc cố gắng tự đưa bệnh nhân đến bệnh viện thay vì gọi cấp cứu có thể lãng phí thời gian quý báu. Đội ngũ cấp cứu có thể cung cấp điều trị ngay lập tức trên đường đi, giúp tăng cơ hội sống sót.
Để phòng ngừa đột quỵ đến ra một cách bất ngờ bạn cũng nên có một chế độ tập luyện với các bài tập như tập yoga, chạy bộ,…và chế độ dinh dưỡng cân bằng tốt cho sức khỏe để không phải xuất hiện tình trạng nguy hiểm này tới sức khỏe!
Đột quỵ là một tình huống nguy hiểm, nhưng với những hiểu biết và kỹ năng sơ cứu đột quỵ đúng cách, bạn có thể cứu sống ai đó. Nhớ rằng, khi nghi ngờ đột quỵ, hãy ngay lập tức gọi cấp cứu, giữ bình tĩnh và làm theo các bước sơ cứu cơ bản. Thời gian là vàng, và chỉ một phút lơ là có thể dẫn đến hậu quả không lường. Hãy trang bị kiến thức cho bản thân ngay từ hôm nay!
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Tiểu đường tuýp 2 có cần uống thuốc không?? Cách trị không thuốc
Huyết áp 100/70 là cao hay thấp? Có bình thường không?
Xem ngay 8 biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu
Gù lưng là gì? Biểu hiện nào chứng tỏ cơ thể đang bị gù lưng?
Những dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ mà bạn không nên bỏ qua
Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết mà không cần đến bác sĩ?
Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khi bị đau lưng dưới gần mông
Chỉ số huyết áp 110 60 là cao hay thấp? Cách giữ huyết áp ổn định