Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến bệnh viêm ruột thừa rồi đúng không? Một tình trạng y tế tưởng như nhỏ nhưng nếu không phát hiện sớm thì hậu quả lại cực kỳ nguy hiểm.
Nhưng bạn có biết ruột thừa đau bên nào? Làm sao để biết cơn đau bụng bạn đang gặp là do ruột thừa hay chỉ là ăn không tiêu? Hãy cùng Unity Fitness đi sâu vào chủ đề này để hiểu rõ hơn và biết cách xử lý khi cần nhé!
1. Ruột thừa đau bên nào?

Ruột thừa là một bộ phận nhỏ trong hệ tiêu hóa, có hình dạng giống như ngón tay, dài khoảng 6–10 cm. Nó nằm ở phía bụng dưới bên phải, cụ thể là ở hố chậu phải, tức là khu vực nằm giữa xương hông phải và rốn.
Để dễ hình dung hơn, bạn có thể chia bụng thành 4 phần: trên phải, trên trái, dưới phải và dưới trái. Vậy thì đau ruột thừa đau bên nào? Vì ruột thừa nằm ở góc dưới bên phải của bụng nên cơn đau ruột thừa sẽ đau ở vùng bên phải của bụng. Cơn đau thường bắt đầu từ vùng trên rốn hoặc quanh rốn, sau đó di chuyển dần xuống bên phải bụng. Đau càng lúc càng nặng, nhất là khi bạn cử động, ho hay ấn vào vùng đó.
2. Dấu hiệu đau ruột thừa dễ nhận biết
Để biết liệu cơn đau do ruột thừa đau bên nào thì ngoài đặc điểm nhận dạng vị trí hãy cùng Unity Fitness điểm qua những triệu chứng đặc trưng sau:
Đau bụng dữ dội và có xu hướng tăng dần
Ban đầu đau âm ỉ, sau đó lan xuống bụng dưới bên phải và đau dữ dội hơn. Nếu cơn đau không giảm mà càng lúc càng đau, bạn nên đi khám ngay.
Buồn nôn và nôn

Viêm ruột thừa thường đi kèm với cảm giác buồn nôn, có thể nôn sau đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng có triệu chứng này.
Chán ăn
Bạn cảm thấy không còn hứng thú với đồ ăn, kể cả món khoái khẩu? Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ruột thừa đang gặp vấn đề.
Sốt nhẹ
Cơ thể bạn sẽ phản ứng lại với tình trạng viêm bằng cách tăng nhiệt độ. Nhiệt độ thường dao động từ 37,5 – 38,5°C.
Đi ngoài khó khăn hoặc tiêu chảy
Một số người có thể bị táo bón, trong khi người khác lại bị tiêu chảy nhẹ.
>>>Xem thêm: Đau bụng dưới bên trái kèm đau lưng ở nữ là dấu hiệu bệnh gì?
3. Phân biệt đau ruột thừa với các loại đau bụng khác

Không phải cứ đau bụng bên phải là do ruột thừa. Có rất nhiều nguyên nhân khác khiến bạn đau bụng như:
- Đau do rối loạn tiêu hóa: Thông thường sẽ đau bụng sau khi ăn no, đặc biệt là ăn đồ dầu mỡ, cay nóng. Đi kèm là đầy hơi, ợ chua, không nghiêm trọng như viêm ruột thừa.
- Đau bụng kinh (ở nữ giới): Thường đau ở bụng dưới, hai bên, đi kèm với thay đổi tâm trạng, đau lưng, mỏi cơ.
- Đau do sỏi thận: Cơn đau sỏi thận rất dữ dội, có thể lan từ lưng xuống bụng dưới và bộ phận sinh dục.
Vậy cơn đau ruột thừa đau bên nào có thể dễ dàng phân biệt:
- Đau ruột thừa thường bắt đầu ở vùng rốn, sau đó lan xuống bên phải.
- Đau càng lúc càng nặng, không giảm khi nghỉ ngơi.
- Có thể kèm sốt, buồn nôn.
Nếu cơn đau của bạn có những dấu hiệu nguy hiểm dưới đây thì chắc chắn bạn cần đến bệnh viện để thăm khám. Vì càng để lâu, ruột thừa càng có nguy cơ vỡ, dẫn đến viêm phúc mạc, nhiễm trùng lan rộng – cực kỳ nguy hiểm. Cụ thể:
- Đau bụng tăng dần không dứt
- Sốt liên tục trên 38°C
- Buồn nôn kéo dài, không ăn uống được
- Bụng sưng, sờ vào thấy đau chói
>>>Xem thêm: Đau bụng kinh uống thuốc gì nhanh hết, an toàn?
4. Nguyên nhân gây viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị sưng, viêm do tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng. Tuy là bệnh phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân vì sao lại xảy ra. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây viêm ruột thừa:
Tắc nghẽn lòng ruột thừa
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Ruột thừa có cấu trúc dạng ống hẹp, nếu bị chặn lại bởi:
- Phân cứng (sỏi phân)
- Hạt trái cây (như hạt ổi, hạt chanh vô tình nuốt phải)
- Dị vật nhỏ hoặc thức ăn không tiêu hóa hết
- Ký sinh trùng như giun
Và với những nguyên nhân trên thì chất dịch không thoát ra ngoài được, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Sau khi bạn bị các bệnh nhiễm trùng như:
- Tiêu chảy kéo dài
- Nhiễm trùng do vi khuẩn E. coli, Salmonella, hoặc virus
Vi khuẩn có thể tấn công thành ruột thừa, khiến nó sưng viêm. Đây là lý do tại sao sau một đợt tiêu chảy hoặc đau bụng kéo dài, bạn vẫn cần theo dõi kỹ.
Tăng sản mô lympho (hạch bạch huyết phì đại)
Ở trẻ em và người trẻ, hệ miễn dịch hoạt động mạnh. Khi cơ thể phản ứng với nhiễm trùng (cúm, viêm họng…), mô lympho trong thành ruột thừa có thể phì đại, gây tắc nghẽn và viêm.
Chấn thương vùng bụng
Trong một số trường hợp hiếm, chấn thương mạnh vào bụng (tai nạn, va đập khi chơi thể thao…) có thể làm tổn thương ruột thừa, dẫn đến viêm.
5. Làm gì để phòng ngừa viêm ruột thừa?
Viêm ruột thừa là bệnh không thể phòng ngừa tuyệt đối, vì nhiều nguyên nhân đến từ yếu tố cơ địa và tự nhiên. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thay đổi một số thói quen sống và ăn uống lành mạnh. Dưới đây là những cách giúp phòng ngừa viêm ruột thừa hiệu quả nhất được Gym Unity Fitness tổng hợp:
Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ là “người hùng thầm lặng” của hệ tiêu hóa. Nó giúp:
- Ngăn táo bón – nguyên nhân chính gây tắc nghẽn ruột thừa
- Làm sạch ruột, loại bỏ cặn bã tích tụ
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Thực phẩm giàu chất xơ nên ăn mỗi ngày:
- Rau xanh (rau muống, cải bó xôi, rau ngót…)
- Trái cây tươi (chuối, táo, cam, đu đủ…)
- Ngũ cốc nguyên cám (yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên hạt)
Uống đủ nước

Nước giúp làm mềm phân, hỗ trợ quá trình tiêu hóa trơn tru. Thiếu nước = táo bón = tăng nguy cơ tắc ruột thừa.
Gợi ý: Uống ít nhất 1.5–2 lít nước mỗi ngày. Nếu bạn hoạt động nhiều, nên tăng lượng nước phù hợp.
Vận động thường xuyên
Lối sống ít vận động khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm chạp, dễ gây ứ đọng và viêm ruột thừa.
Hãy:
- Đi bộ 30 phút mỗi ngày
- Tập yoga hoặc thể dục nhẹ
- Tránh ngồi lâu sau khi ăn
Không nhịn đi vệ sinh
Nhịn đại tiện làm phân tích tụ lâu ngày trong ruột già, gây áp lực lên ruột thừa và tăng nguy cơ viêm. Khi thấy buồn, hãy đi vệ sinh ngay để giúp ruột được “giải phóng”.
Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, ít chất xơ là “kẻ thù” của hệ tiêu hóa. Chúng dễ gây đầy bụng, khó tiêu, làm chậm nhu động ruột.
Nên hạn chế:
- Gà rán, xúc xích, hamburger
- Trà sữa, nước ngọt có ga
- Đồ ăn cay nóng quá mức
Ruột thừa tuy nhỏ nhưng khi nó “giận dữ”, hậu quả có thể rất lớn. Giờ bạn đã biết ruột thừa đau bên nào từ các dấu hiệu nhận biết được Unity Fitness tổng hợp đến cách xử lý rồi đúng không? Hãy luôn lắng nghe cơ thể mình. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ viêm ruột thừa, đừng chần chừ, đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Giải đáp: Người bị tụt đường huyết nên uống gì để tăng lại lượng đường nhanh chóng?
Tổng hợp những cách chữa đau lưng tại nhà nhanh nhất
Đau bụng dưới bên trái kèm đau lưng ở nữ là dấu hiệu bệnh gì?
Đau cột sống lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau khớp gối: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Huyết áp 90/60 có thấp không? Có nguy hiểm không?
Đau vai gáy bên phải là bệnh gì? Biện pháp đẩy lùi cơn đau
Huyết áp của người bình thường là bao nhiêu? Chỉ số huyết áp từng độ tuổi