Rau má là loại rau tốt cho sức khỏe và uống nước rau má cũng mang đến nhiều công dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để ăn hay uống nước rau má.
Bài viết này của CLB gym Unity Fitness sẽ giúp bạn tìm hiểu những ai không nên uống nước rau má? Cùng theo dõi ngay nhé!
1. Uống nước rau má có tác dụng gì?

Rau má có tên khoa học là Centella asiatica hay còn được biết đến với các tên gọi như tích tuyết thảo, lôi công thảo. Rau má được sử dụng trong y học vừa là một loại rau xanh vừa là một loại thuốc.
Trong y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc từ rau má. Có thể nói rau má vừa vừa tốt cho sức khỏe và vừa có thể dùng để chế biến món ăn cũng như làm đồ uống.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng rau má. Trước khi tìm hiểu những ai không nên uống nước rau má thì hãy cùng khám phá một số công dụng tuyệt vời từ loại rau này nhé!
Giải nhiệt, mát gan, hạ sốt
Trong Đông y, rau má có tính hàn, nuôi dưỡng âm, giải độc, thanh nhiệt, mát gan. Uống nước ép rau má giúp lợi tiểu và tăng cường đào thải các chất độc hại không tốt cho sức khỏe qua đường miệng. Nhờ đó, cơ thể có thể giảm tích tụ độc tố, ngăn ngừa nhiệt bên trong, mụn trứng cá, phát ban. Do có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt nên uống nước rau má khi bị sốt cũng có thể giúp hạ nhiệt cơ thể.
Uống nước rau má tốt cho tiêu hóa
Chất xơ trong nước rau má giúp nhuận tràng, giảm táo bón, ngăn ngừa bệnh trĩ. Các thành phần chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ trong rau má giúp ngăn ngừa các triệu chứng viêm ở ruột và đại tràng. Mặc dù tốt cho hệ tiêu hóa nhưng có trường hợp những ai không nên uống nước rau má.
Xem thêm: Uống rau má mỗi ngày có tốt không? Có giảm cân không?
Tốt cho hệ tuần hoàn
Chất chống oxy hóa trong nước rau má có tác dụng tăng cường thành mạch máu và mao mạch, cải thiện chức năng của hệ tuần hoàn. Những người thường xuyên sử dụng nước rau má ở mức độ vừa phải và đúng cách sẽ có hệ tuần hoàn khỏe mạnh. Lưu thông máu trong cơ thể trơn tru sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể.
Cải thiện các bệnh liên quan đến tĩnh mạch
Rau má chứa các chất chống viêm tự nhiên. Do đó, uống nước rau má có thể giúp giảm viêm và cải thiện lưu thông máu. Đây là cách nước rau má có thể giúp chúng ta cải thiện các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch.
Giúp làm đẹp và sáng da

Các axit amin, axit béo, phytochemical, vitamin A, vitamin C, vitamin E trong rau má có tác dụng nuôi dưỡng làn da và làm chậm quá trình lão hóa của da. Đây chính là lý do vì sao chiết xuất rau má có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da.
Nước rau má chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế tình trạng ăn quá nhiều và ăn vặt. Loại nước này cũng ít calo, không đường, ít chất béo nên rất tốt cho việc giảm cân. Chính vì thế, nước rau má luôn có mặt trong chế độ ăn của người tập gym hoặc đang trong chế độ ăn giảm cân.
2. Những ai không nên uống nước rau má

Nước rau má có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng có thể uống được. Vậy những ai không nên uống nước rau má? Dưới đây là một số đối tượng không nên uống nước rau má:
- Nếu đang sử dụng thuốc lợi tiểu thì tốt nhất không nên uống nước rau má. Nguyên nhân là do nước rau má cũng có tác dụng lợi tiểu. Uống cùng lúc với thuốc lợi tiểu sẽ làm tăng tần suất đi tiểu, dễ dẫn đến tình trạng mất nước của cơ thể.
- Trẻ em và người già có hệ tiêu hóa không ổn định không nên uống nước rau má. Nước ép rau má rất giàu chất xơ, làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa ở những đối tượng này.
- Những người cơ thể lạnh, chân tay lạnh hay bị lạnh bụng cũng thuộc nhóm danh sách những ai không nên uống nước rau má. Bởi vì rau má cũng là loại nước có tính hàn.
- Những người bị tiêu chảy, rối loạn đại tràng hoặc rối loạn tiêu hóa không nên uống nước rau má. Hàm lượng chất xơ cao trong thức uống này có thể làm các triệu chứng trầm trọng thêm.
- Những người đang dùng thuốc điều trị tiểu đường cũng không nên uống nước rau má. Lý do là rau má có thể làm hạ đường huyết. Nếu dùng chung với thuốc điều trị tiểu đường, nó có thể khiến lượng đường trong máu xuống quá thấp.
- Những người bị tiểu đường thai kỳ, tiền tiểu đường, tiểu đường loại 1 và loại 2 không nên uống nước rau má có đường.
- Nếu bạn đang dùng thuốc để điều chỉnh lượng cholesterol trong cơ thể thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thức uống này.
- Trong vòng 3 tháng đầu khi mang thai, phụ nữ không nên uống loại đồ uống này để tránh nguy cơ ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, sảy thai và các nguy cơ khác.
- Một số người như những người bị bệnh gan, đang dùng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần cũng không nên sử dụng nước rau má.
Xem thêm: Rau má đậu xanh bao nhiêu calo? Có tác dụng gì với sức khỏe?
3. Có nên uống nước rau má mỗi ngày không?

Nhiều người uống rau má hằng ngày thay cho nước lọc để giải nhiệt cơ thể, đặc biệt là trong những tháng hè nóng nực. Sử dụng quá nhiều nước rau má có thể gây ra rất nhiều tác hại cho cơ thể:
- Tăng nguy cơ sảy thai: Đối với các bà mẹ mang thai, tuyệt đối không nên uống rau má hằng ngày, vì nó có khả năng gây sảy thai. Trong thời gian mang thai, các bà mẹ mang thai nên hạn chế sử dụng rau má để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
- Tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu: Uống quá nhiều rau má có thể gây ra sự gia tăng đột biến quá mức lượng cholesterol và lượng đường trong máu. Do đó, những người bị tiểu đường hoặc cholesterol cao không nên uống rau má hàng ngày.
- Uống thuốc tây cùng rau má: Rau má kết hợp với các loại thuốc an thần như thuốc ho và thuốc hạ sốt sẽ làm giảm một phần hiệu quả của thuốc. Nếu sử dụng rau má quá lâu có thể gây ra những thay đổi ở gan, thận và tế bào máu.
Có thể thấy, rau má là loại rau mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, cần phải sử dụng một cách vừa phải để mang lại hiệu quả tốt nhất. Với những thông tin trên của Unity Fitness, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại rau này cũng như những ai không nên uống nước rau má nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “những ai không nên uống nước rau má” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Ăn ngô có béo không? Mách bạn cách ăn ngô giảm cân nhanh
Ăn dưa hấu nhiều có tốt không? Một số tác hại của dưa hấu đến sức khỏe
Bánh canh bao nhiêu calo? Cách ăn bánh canh không tăng cân
Ức gà làm món gì để giảm cân? 5 công thức ức gà “bất bại”
Dưa leo bao nhiêu calo? Ăn nhiều dưa leo có giảm cân không?
Ăn dưa hấu có nóng không? Những lưu ý khi ăn dưa hấu
Ăn gì sau khi tập gym buổi tối giúp phục hồi cơ bắp?
Tổng hợp các món canh tốt cho người tiểu đường dễ nấu