Những tác dụng của sữa ong chúa mà bạn không ngờ đến 

Sữa ong chúa được biết đến là nguồn dinh dưỡng dồi dào với nhiều công năng vượt bậc. Vậy tác dụng của sữa ong chúa đối với sức khỏe con người?

Hãy cùng Gym Unity Fitness tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Sữa ong chúa là gì?

tác dụng của sữa ong chúa
Sữa ong chúa là chất tiết màu trắng đục do ong thợ tiết ra

Sữa ong chúa là chất tiết màu trắng đục do ong thợ (ong mật) tiết ra. Sản phẩm được đặt tên là sữa ong chúa vì nó được tạo ra để phát triển và nuôi dưỡng ong chúa. Khi ong chúa chết, ong thợ cung cấp một lượng lớn sữa ong chúa cho ấu trùng cái được chọn, nhằm mục đích thay đổi DNA của côn trùng, biến nó thành ong chúa.

Sữa ong chúa thường chứa khoảng 60 – 70% nước, 12 – 15% protein, 10 – 16 %đường, 3 – 6% chất béo và 2 – 3% vitamin, muối và axit amin. Thành phần và tỷ lệ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguồn sữa ong chúa cũng như điều kiện và khí hậu nơi ong sinh sống.

Các vitamin nhóm B có trong sữa ong chúa bao gồm: thiamine (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), axit folic (B9), inositol (B8), biotin (B7), axit pantothenic (B5), pyridoxine (B6). Nhờ vào thành phần dinh dưỡng dồi dào, tác dụng của sữa ong chúa là gì đối với sức khỏe con người?

2. Những tác dụng của sữa ong chúa đối với sức khỏe con người

Sữa ong chúa là chất dinh dưỡng từ tự nhiên chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng gồm có protein, vitamin và khoáng chất… Chính vì thế, tác dụng của sữa ong chúa là điều được mọi người quan tâm hàng đầu. Dưới đây là một tác dụng của sữa ong chúa đối với sức khỏe như:

Hỗ trợ làm lành vết thương và phục hồi da

tác dụng của sữa ong chúa
Protein chính trong sữa ong chúa có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau

Protein chính trong sữa ong chúa có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Những đặc tính kháng khuẩn này giúp sữa ong chúa có thể giữ cho vết thương sạch sẽ và không bị nhiễm trùng. Đồng thời hỗ trợ chữa lành vết thương và các tình trạng viêm da khác khi sử dụng bằng đường uống hoặc bôi tại chỗ.

Một nghiên cứu trên động vật cho thấy sự gia tăng sản xuất collagen ở chuột tiêu thụ chiết xuất sữa ong chúa. Collagen là thành phần protein quan trọng trong cấu trúc của da, giúp phục hồi và tái tạo da nhanh hơn.

Giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch

Tác dụng của sữa ong chúa rất tích cực đến nồng độ cholesterol trong máu và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo kết quả nghiên cứu của một nhóm người có tiền sử bệnh tim, uống 2 gam sữa ong chúa mỗi ngày trong 2 tháng giúp giảm 11% mức cholesterol trong máu.

Xem thêm: 8 công dụng của đông trùng hạ thảo, bạn đã biết chưa?

Làm chậm quá trình lão hóa

tác dụng của sữa ong chúa
Sữa ong chúa rất giàu axit amin, axit béo và hợp chất phenolic có tác dụng chống oxy hóa tốt

Sữa ong chúa rất giàu axit amin, axit béo và hợp chất phenolic. Những thành phần này có tác dụng chống oxy hóa tốt và làm chậm quá trình lão hóa của da. Người thường xuyên sử dụng sữa ong chúa sẽ làm giảm các nếp nhăn, vết chân chim, tàn nhang hay vết thâm,… Ngoài ra, tác dụng của sữa ong chúa còn giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng và các bệnh mãn tính khác ở người cao tuổi.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Sữa ong chúa cũng có thể có hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu uống sữa ong chúa đều đặn mỗi ngày thì lượng đường trong máu của người khỏe mạnh bình thường sẽ giảm được 20%. Vì vậy, uống sữa ong chúa thường xuyên có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Hỗ trợ ổn định huyết áp

tác dụng của sữa ong chúa
Protein trong sữa ong chúa giúp thư giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch từ đó làm giảm huyết áp

Một số nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng protein trong sữa ong chúa giúp thư giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch, từ đó làm giảm huyết áp.

Một nghiên cứu trên động vật đã thử nghiệm một chất bổ sung kết hợp loại dược liệu này với các chất khác từ ong và nhận thấy huyết áp giảm đáng kể. Tuy nhiên, vai trò chính xác của sữa ong chúa trong chất bổ sung này vẫn chưa được biết rõ.

Làm đẹp da mặt

Hàm lượng peptide và protein trong sữa ong chúa giúp chữa lành các tế bào da bị tổn thương và thúc đẩy quá trình phục hồi, tái tạo da mặt. Ngoài ra, sữa ong chúa còn có khả năng làm mờ vết nám, tàn nhang, vết thâm mang lại công dụng làm đẹp cho làn da.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Các axit béo trong sữa ong chúa giúp thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn và tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn chặn virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ chức năng miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

3. Cách sử dụng sữa ong chúa hiệu quả nhất

Thời điểm uống sữa ong chúa tốt nhất

tác dụng của sữa ong chúa
Những lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa để phát huy tối đa công dụng cho sức khỏe

Buổi sáng, sau khi ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ vào buổi tối là thời điểm tốt nhất để bổ sung sữa ong chúa cho cơ thể. Nếu dùng sữa ong chúa vào buổi sáng thì tốt nhất là khi bụng đói, lúc cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng nhất và cung cấp năng lượng suốt cả ngày. Nếu uống vào buổi tối, sữa ong chúa sẽ giúp bạn bình tĩnh và ngủ ngon hơn.

Đối tượng nên uống sữa ong chúa

Sau khi đã tìm hiểu được các tác dụng của sữa ong chúa. Các chuyên gia y tế khuyến cáo các nhóm đối tượng dưới dây nên uống sữa ong chúa. Cụ thể đó là:

  • Hệ miễn dịch yếu ở người cao tuổi: Người lớn tuổi nội tạng bị lão hóa, trao đổi chất kém, sức đề kháng yếu. Vì vậy, cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B, nguyên tố vi lượng… để nâng cao hệ miễn dịch. Những thành phần này đều có trong sữa ong chúa.
  • Người thường xuyên mất ngủ, rụng tóc, giảm trí nhớ: Sữa ong chúa có tác dụng an thần, giảm căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ ngon. Ngủ đủ giấc không chỉ giúp đầu óc minh mẫn mà còn giảm rụng tóc do căng thẳng và cải thiện trí nhớ.
  • Bệnh nhân bị mỡ trong máu
  • Bệnh nhân đang được điều trị bệnh tiểu đường
  • Người bị bệnh thấp khớp, viêm khớp, đau cơ xương khớp
  • Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng và chán ăn
  • Phụ nữ tiền mãn kinh
  • Đàn ông có sinh lý kém

Xem thêm: Uống collagen bao lâu thì ngưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe?

Những ai không nên uống sữa ong chúa

Mặc dù sữa ong chúa có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nó không dành cho tất cả mọi người. Vậy ai không nên dùng sữa ong chúa? Những người không nên dùng sữa ong chúa bao gồm:

  • Người bị huyết áp thấp
  • Bệnh nhân có chỉ số đường huyết thấp
  • Người bị đau dạ dày và tiêu chảy
  • Bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm hoặc sốt
  • Phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 13 tuổi
  • Người có làn da nhạy cảm dễ bị dị ứng phấn hoa
  • Bệnh nhân đang được điều trị ung thư vú

Đến đây chắc hẳn bạn đã biết được tác dụng của sữa ong chúa và cách dùng sao cho hiệu quả. Để phát huy tối đa công dụng của sữa ong chúa, bạn cũng tìm hiểu cách dùng và bảo quen để hạn chế tác dụng phụ đối với sức khỏe nhé!

Đừng quên thường xuyên truy cập vào Phòng tập thể hình Unity Fitness để tìm đọc thêm nhiều bài viết hữu ích liên quan đến sức khỏe, làm đẹp, tập gym, yoga… mỗi ngày nhé!

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: