Nhồi máu não: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Nhồi máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, tàn tật trên thế giới sau bệnh tim mạch và ung thư. Chính vì thế, mỗi chúng ta cần phải trang bị kiến thức cơ bản về bệnh lý nguy hiểm này để bảo vệ sức khỏe. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Unity Fitness nhé.

1. Nhồi máu não là gì?

Nhồi máu não
Nhồi máu não là một loại đột quỵ xảy ra do lượng máu cung cấp lên não không đủ

Nhồi máu não là một loại đột quỵ xảy ra do lượng máu cung cấp lên não không đủ, không giống như xuất huyết não là do chảy máu trong não. Nhồi máu não chiếm 70-80% các trường hợp đột quỵ nhưng có thể chữa khỏi, trong khi bệnh nhân xuất huyết não lại dễ tử vong hoặc tàn tật hơn.

Nhồi máu não là một quá trình trong đó động mạch trong não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, dẫn đến lưu lượng tuần hoàn tại vùng não do động mạch đó phân bố giảm nghiêm trọng dẫn đến hoại tử, chức năng vùng não bị rối loạn và biểu hiện các triệu chứng về thần kinh tương ứng với vùng não bị tổn thương.

Có ba thể chính của nhồi máu não:

  • Nhồi máu động mạch chủ: Đây là dạng phổ biến nhất và xảy ra khi các động mạch lớn bị tắc nghẽn do mảng bám do cholesterol cao, hút thuốc hoặc tình trạng viêm.
  • Nhồi máu tiểu động mạch nhỏ (nhồi máu ổ khuyết): Loại này xảy ra ở các động mạch nhỏ của não và thường do thành mạch máu dày lên và hẹp lại do các bệnh mãn tính như tiểu đường và cao huyết áp.
  • Nhồi máu não do cục tắc di chuyển từ tim: Do rung tâm nhĩ hoặc các vấn đề về van tim, cục máu đông có thể hình thành trong tim rồi di chuyển đến não và làm tắc nghẽn động mạch.

Xem thêm: Nguyên nhân bị tiểu đường là gì? Cách phòng ngừa

2. Nguyên nhân nhồi máu não

Nhồi máu não
Những nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh bị nhồi máu não

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra nhồi máu não thường gặp gồm:

  • Xơ vữa động mạch lớn: Điều này xảy ra khi mảng xơ vừa hình thành trong các động mạch lớn làm tắc nghẽn mạch máu đến não. Các động mạch có thể bị ảnh hưởng bao gồm các động mạch lớn ngoài sọ và trong sọ.
  • Nguyên nhân về tim: Các vấn đề về tim mạch như hở van tim, rung tâm nhĩ, rối loạn nhịp tim và suy tim có thể khiến cục máu đông được hình thành và phát triển trong tim, sau đó có thể di chuyển đến não và gây tắc nghẽn.
  • Tắc nghẽn các mạch máu nhỏ trong não: Do ​​các bệnh mãn tính như huyết áp cao và tiểu đường, các động mạch nhỏ trong não có thể bị tắc nghẽn, khiến các mạch máu bị thu hẹp và cứng lại.
  • Bệnh động mạch không xơ vữa: Các tình trạng khác ảnh hưởng đến động mạch, chẳng hạn như viêm động mạch, cũng có thể gây nhồi máu não, mặc dù ít phổ biến hơn.
  • Bệnh về máu: Các rối loạn về máu như rối loạn đông máu, các bệnh tế bào máu hoặc dị tật mạch máu bẩm sinh cũng góp phần làm tăng nguy cơ nhồi máu não.

3. Triệu chứng của nhồi máu não

Nhồi máu não
Miệng méo, liệt mặt là triệu chứng của người bị nhồi máu não

Những triệu chứng của bệnh nhồi máu não rất đa dạng, phụ thuộc vào mức độ tổn thương cũng như vị trí vùng não bị tổn thương. Người bệnh thường gặp một số triệu chứng như sau:

  • Đau đầu: Nhức đầu dữ dội, đột ngột không rõ nguyên nhân, kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, khó thở, tức ngực, đi lại loạng choạng, mờ mắt, tối sầm mặt mày…
  • Liệt nửa người: Cơ thể người bệnh thường rất yếu, mất cảm giác nửa người hoặc bị liệt toàn thân, tứ chi và cơ thể không thể phối hợp cử động.
  • Miệng méo, liệt mặt, nói khó, nói ngọng hoặc thậm chí không nói được, nôn mửa, chảy nước dãi.
  • Suy giảm ý thức, giảm trí nhớ, lú lẫn, không nhận biết rõ ràng môi trường xung quanh. Có dấu hiệu co giật, tiểu không tự chủ hoặc rơi vào tình trạng hôn mê.

4. Phương pháp điều trị cho bệnh nhân nhồi máu não

Có nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhồi máu não, với mục đích làm giảm cục máu đông, ngăn ngừa kết tập tiểu cầu và phục hồi tế bào não.

Liệu pháp tiêu huyết khối

Đây là liệu pháp đặc hiệu, mang lại hiệu quả đối với bệnh nhân nhồi máu não nhưng không phải phù hợp với mọi trường hợp. Bệnh nhân cần được khám trong vòng 3 giờ kể từ khi khởi phát nhồi máu não để kiểm tra đáp ứng và điều trị.

Điều trị bằng aspirin và thuốc kháng tiểu cầu

Người bệnh nhồi máu não cần dùng ngay aspirin để làm tan cục máu đông, ngoài ra nếu có dị ứng hoặc không dung nạp với aspirin thì dùng các thuốc khác như: clopidogrel, ticlopydi, dipyridamole…

Nếu bệnh nhân bị nhồi máu não do rung nhĩ, bệnh van tim hoặc có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu cần bổ sung heparin và các thuốc chống đông máu khác.

Điều trị các bệnh lý nền nếu có

Nhồi máu não
Người bệnh nhồi máu não cần dùng ngay aspirin để làm tan cục máu đông

Nếu huyết áp cao là nguyên nhân gây nhồi máu não, cần dùng thuốc hạ huyết áp và tình trạng bệnh được theo dõi chặt chẽ.

Còn đối với bệnh nhân tiểu đường bị nhồi máu não cần điều trị để đưa lượng đường trong máu trở lại bình thường và có thể sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc insulin tùy theo tình trạng.

Xem thêm: Tắm đêm bị gì? Những cảnh báo nguy hiểm khi tắm đêm

5. Cách phòng ngừa bệnh nhồi máu não

Để ngăn ngừa nhồi máu não, chúng ta cần giảm thiểu các yếu tố nguy cơ bằng cách thiết lập lối sống lành mạnh, không hút thuốc, sử dụng chất kích thích, rượu bia. Đồng thời duy trì và tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.

Bổ sung nhiều vitamin và chất xơ có lợi có trong rau, trái cây, tránh ăn mặn và thực phẩm chứa nhiều chất béo. Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng có thể làm giảm nguy cơ béo phì.

Bên cạnh đó, cần phải kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên nhằm phát hiện và điều trị triệt để các bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, béo phì… Không được lơ là trước những dấu hiệu điển hình của nhồi máu não để phát hiện sớm và đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời.

Có thể thấy, bệnh nhồi máu não có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ở những người mắc bệnh lý nền về tim mạch, đặc biệt là cao huyết áp, rung nhĩ, van tim… Chính vì thế, việc xây dựng chế độ sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ chính là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Hy vọng bài viết của Tập gym Unity Fitness đã mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích nhé!

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất. 

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: