Nhận biết những dấu hiệu thiếu máu thường gặp với mọi lứa tuổi

Theo các nghiên cứu và thống kê hiện nay, khoảng một phần ba dân số toàn cầu đang sống trong tình trạng thiếu máu.

Dù con số này khá lớn nhưng vẫn còn nhiều người chưa thực sự nhận thức được mức độ nghiêm trọng và các hậu quả mà thiếu máu có thể gây ra.

Vậy, dấu hiệu thiếu máu thường gặp là gì và nó nguy hiểm như thế nào? Cùng phòng tập Gym Unity Fitness đi tìm đáp án qua thông tin ở bài viết dưới đây nhé!

1. Thiếu máu là gì?

dấu hiệu thiếu máu
7 dấu hiệu thiếu máu thường gặp với mọi lứa tuổi

Thiếu máu là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng lượng hồng cầu hoặc hàm lượng hemoglobin trong máu thấp hơn mức bình thường.

Hemoglobin là một loại protein chứa nhiều sắt, nằm trong hồng cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và cơ quan khắp cơ thể.7 dấu hiệu thiếu máu thường gặp với mọi lứa tuổi

Khi nồng độ hemoglobin giảm, khả năng đưa oxy đi nuôi cơ thể cũng bị suy giảm, gây ra hàng loạt triệu chứng khó chịu như mệt mỏi kéo dài, yếu sức, chóng mặt và đau đầu thường xuyên.

Đây là cơ chế nền tảng làm phát sinh tình trạng thiếu máu và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy nên nhận diện các dấu hiệu thiếu máu thường gặp phổ biến là điều cần thiết.

>> Xem thêm: Thiếu Vitamin B12 gây bệnh gì? Có nguy hiểm không?

2. Những ai dễ rơi vào tình trạng thiếu máu?

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng thiếu máu, bao gồm:

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi

Đây là nhóm dễ thiếu máu nếu chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu sắt. Tình trạng thiếu máu ở trẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí não và thể chất;

Phụ nữ

Đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, thường bị ảnh hưởng do kinh nguyệt kéo dài hoặc do nhu cầu máu tăng cao trong thời gian mang thai;

Người mắc bệnh mạn tính

Những người bị suy thận, bệnh lý mãn tính khác dễ bị thiếu máu do khả năng sản xuất hồng cầu bị suy giảm;

Thanh thiếu niên đang phát triển

Những trẻ đang ở độ tuổi dậy thì có nhu cầu dinh dưỡng cao, nếu không được cung cấp đủ các vi chất thiết yếu như sắt, axit folic… sẽ dễ bị thiếu máu do thiếu nguyên liệu tạo máu.

3. Tổng hợp các dấu hiệu thiếu máu thường gặp cần biết

dấu hiệu thiếu máu
Dấu hiệu thiếu máu thường gặp cần biết

Dưới đây là một số dấu hiệu thiếu máu phổ biến mà bạn không nên bỏ qua để nhận diện tình trạng này:

Thay đổi ở da, tóc và móng

Thiếu máu khiến làn da trở nên tái nhợt, kém sức sống. Vùng niêm mạc như mí mắt dưới, lòng bàn tay và bàn chân cũng mất màu hồng tự nhiên, chuyển sang trắng bệch.

Ngoài ra, móng tay thường yếu, dễ gãy; tóc cũng trở nên khô xơ, dễ rụng hơn bình thường.

Cảm giác mệt mỏi và suy nhược

Một trong những dấu hiệu thiếu máu dễ nhận thấy nhất là cảm giác mệt mỏi kéo dài. Người bị thiếu máu thường cảm thấy uể oải, không có năng lượng, dù đã nghỉ ngơi đầy đủ.

Chính vì thế, việc thực hiện các hoạt động hàng ngày của người bệnh sẽ trở nên khó khăn và thể lực cũng suy giảm nhanh chóng sau những vận động nhẹ nhàng.

Ảnh hưởng đến thần kinh và tâm thần

dấu hiệu thiếu máu
Người bị thiếu máu thường gặp hiện tượng chóng mặt

Người bị thiếu máu thường gặp hiện tượng chóng mặt, đặc biệt khi thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy nhanh. Đau đầu, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, hay cảm giác lơ mơ, thiếu minh mẫn cũng là những biểu hiện thường gặp.

Một số trường hợp còn xuất hiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ sâu và tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.

Các dấu hiệu toàn thân khác

Bên cạnh những biểu hiện phổ biến nêu trên, người bệnh còn có thể gặp:

  • Nhịp tim tăng nhanh, cảm giác hồi hộp do tim phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp lượng oxy thiếu hụt;
  • Hơi thở ngắn, đặc biệt khi vận động hoặc leo cầu thang;
  • Cảm giác chán ăn, đầy bụng, hoặc rối loạn tiêu hóa;
  • Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị rối loạn, kéo dài hoặc chảy máu nhiều hơn bình thường;
  • Một số người có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở tay chân, do thiếu oxy nuôi dưỡng dây thần kinh ngoại vi.

>> Xem thêm: Những triệu chứng thiếu máu não và cách phòng ngừa

4. Thiếu máu có thực sự nguy hiểm không?

Việc cơ thể bị giảm số lượng hồng cầu hoặc hàm lượng huyết sắc tố sẽ gây ra những biểu hiện bất thường trong thời gian ngắn và trong một số trường hợp nhẹ, sức khỏe người bệnh có thể hồi phục khi các chức năng trong cơ thể trở lại trạng thái cân bằng.

Tuy nhiên, phần lớn tình trạng thiếu máu nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

Thiếu máu gây ra nhiều triệu chứng khiến cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, giảm sức lao động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Rối loạn nhịp tim, lâu dài có thể gây suy tim nếu tình trạng thiếu máu kéo dài mà không được can thiệp;
  • Suy giảm khả năng lao động, sinh hoạt và trí nhớ; một số trường hợp có thể bị ngất đột ngột;
  • Phụ nữ mang thai nếu thiếu máu có thể đối mặt với nguy cơ sinh non hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi;
  • Biến chứng nặng nề nhất có thể xảy ra là tử vong, đặc biệt khi bệnh nhân bị mất máu cấp tính mà không được cấp cứu kịp thời.

5. Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu

Dù không phải tất cả các dạng thiếu máu đều có thể phòng tránh hoàn toàn nhưng việc chủ động nhận diện dấu hiệu thiếu máu và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đáng kể:

  • Khám sức khỏe trước hôn nhân và tư vấn y tế trước khi mang thai để phát hiện nguy cơ di truyền và có hướng can thiệp sớm, tránh tình trạng thiếu máu bẩm sinh ở trẻ.
  • Phụ nữ mang thai nên bổ sung viên sắt theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, thực phẩm giàu chất sắt và vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 và axit folic để tăng cường quá trình tạo máu.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm việc tập Gym, vận động thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng.

6. Người đang bị thiếu máu nên ăn gì?

dấu hiệu thiếu máu
Ăn uống đúng cách giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu

Đối với người đang bị thiếu máu, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe.

Bữa ăn cần đa dạng, đủ nhóm dưỡng chất, đặc biệt chú trọng đến thực phẩm có khả năng bổ sung sắt và vitamin.

  • Các loại rau lá xanh như cải bó xôi, cải xoăn, ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, các loại đậu và hạt, thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng, trái cây khô là nguồn cung cấp sắt phong phú.
  • Hãy kết hợp thực phẩm giàu sắt cùng các loại trái cây giàu vitamin C họ cam quýt, dâu tây, ớt chuông hoặc cà chua trong bữa ăn vì nó hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn
  • Với người bị thiếu máu do thiếu Vitamin B12, cần bổ sung các thực phẩm như cá, trứng, sữa, sữa chua, phô mai và các loại hạt.

Nhận diện các dấu hiệu thiếu máu phổ biến là nền tảng để bạn xây dựng một cuộc sống lành mạnh. Hãy duy trì một chế độ ăn uống khoa học và lối sống hợp lý để ngăn ngừa thiếu máu, tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: