Thoái hóa khớp là một bệnh xương khớp liên quan chặt chẽ đến tuổi tác bởi tỷ lệ mắc chủ yếu ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay thoái hóa khớp đang xảy ra cả ở người trẻ do những thói quen sinh hoạt không đúng.
Vậy là sao để nhận biết các triệu chứng thoái hóa khớp gối. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Unity Fitness nhé!
1. Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn biến âm thầm nên ít người phát hiện kịp thời. Triệu chứng thoái hóa khớp gối sớm nhận biết chính là đau nhức ở mặt trước khớp gối, phát ra âm thanh lạo xạo khi gấp duỗi nhưng nhiều người có xu hướng chủ quan bỏ qua điều này.
Khi bệnh tiến triển nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày của người bệnh.
Về cơ bản, thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị tổn thương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không thể bù đắp cho sự mất sụn theo thời gian.
Hiện nay, bệnh thoái hóa khớp gối đang ngày càng gia tăng ở giới trẻ do lối sống thụ động, ít vận động và thói quen ăn uống không khoa học.
Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến tàn tật suốt đời do không thể đi lại được.
2. Triệu chứng thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn
Triệu chứng thoái hóa khớp gối ở mỗi giai đoạn là khác nhau vì vậy mà mỗi người cần phải tìm hiểu thật kỹ lượng.
Bởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Cụ thể thoái hóa khớp gối có 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1
Giai đoạn đầu thoái hóa sụn khớp gối thường không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh nhân không cảm thấy đau đớn hay khó chịu vì sự mài mòn xảy ra giữa các bộ phận khớp là không đáng kể.
Giai đoạn 2
Đây được coi là giai đoạn nhẹ của bệnh. Lúc này, chụp X-quang khớp gối sẽ cho thấy khoảng trống giữa các xương chưa bị thu hẹp lại và các xương cũng không cọ xát vào nhau.
Đồng thời, chất lỏng hoạt dịch được duy trì đầy đủ để khớp cử động bình thường.
Tuy nhiên, trong thời gian này, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng ban đầu: đau sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy, cứng khớp nhiều hơn khi không cử động hoặc đau khi quỳ, cúi.
Xem thêm: Đau dạ dày ở vị trí nào? Cách điều trị
Giai đoạn 3
Triệu chứng thoái hóa khớp gối ở giai đoạn này là sụn giữa các xương có dấu hiệu tổn thương rõ rệt, khoảng cách giữa các xương bắt đầu thu hẹp lại.
Những người bị thoái hóa khớp gối giai đoạn 3 có thể bị đau thường xuyên khi đi bộ, chạy, cúi người và quỳ.
Họ cũng có thể cảm thấy cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng. Ngoài ra, hiện tượng sưng khớp còn xuất hiện nếu người bệnh cử động liên tục trong thời gian dài.
Giai đoạn 4
Viêm xương khớp giai đoạn 4 được đánh giá là nghiêm trọng. Khi tiến triển đến giai đoạn này, người bệnh cảm thấy rất đau nhức, khó chịu mỗi khi đi lại, vận động các khớp.
Nguyên nhân là do khoảng cách giữa các xương bị giảm đi đáng kể – sụn gần như không còn nguyên vẹn khiến các khớp trở nên cứng và đôi khi không thể cử động được.
Bên cạnh đó, lượng dịch khớp cũng giảm đi và không còn vai trò giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động của khớp. Đây chính là triệu chứng thoái hóa khớp gối khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn.
3. Nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối
Sau khi đã nắm được các triệu chứng thoái hóa khớp gối ở mỗi giai đoạn. Tiếp sau đây, hãy cùng Unity Fitness làm rõ nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối:
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến thoái hóa khớp gối là tuổi tác. Càng lớn tuổi, quá trình tổng hợp sụn giảm dần.
Sau độ tuổi trưởng thành, tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tự tái tạo nên khả năng tự lành của sụn giảm dần theo thời gian nên hầu hết mọi người đều mắc bệnh viêm xương khớp khi về già.
Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể khiến xuất hiện triệu chứng thoái hóa khớp gối ở độ tuổi sớm hơn, bao gồm:
Thừa cân
Cân nặng quá mức có thể gây áp lực lên khớp gối, khiến sụn khớp bị mòn và thoái hóa nhanh chóng theo thời gian.
Khi cơ thể bạn thừa cân, béo phì, tải trọng lớn sẽ làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là khớp gối.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 0,45 kg trọng lượng cơ thể thì trọng lượng của khớp gối tăng thêm 1,35-1,8 kg.
Đối với người béo phì, chỉ cần giảm 5kg sẽ giảm nguy cơ viêm khớp và thoái hóa khớp gối rất nhiều.
Di truyền
Điều này bao gồm các đột biến di truyền (khiến con người dễ bị thoái hóa khớp gối khi còn trẻ) và hình dạng xương đầu gối bất thường (khiến sụn dễ bị thoái hóa sớm).
Giới tính
Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới.
Nguyên nhân là do dây chằng trước khớp gối yếu, thói quen đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn, tạo cơ hội cho thoái hóa tiến triển nhanh chóng.
Lười vận động
Lười vận động, tập thể dục có thể khiến các cơ bị lỏng lẻo, các khớp xương thiếu độ linh hoạt, cấu trúc cơ, xương, gân, dây chằng dễ bị sai lệch.
Nếu thường xuyên tập luyện tăng sức mạnh cơ có thể giảm nguy cơ thoái hóa khớp gối đến 30%.
Chấn thương liên quan đến thể thao
Các bài tập đòi hỏi vận động có thể dẫn đến gãy xương bánh chè, gãy xương đùi dưới, giãn dây chằng hoặc rách… làm tổn thương sụn nghiêm trọng.
Nếu người bệnh không được điều trị sớm, trục khớp sẽ bị lệch, dần dần gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối.
Xem thêm: Nguyên nhân tai biến mạch máu não? Và những điều cần biết
Sử dụng corticoid không đúng cách
Corticoid được sử dụng rộng rãi trong các phương pháp điều trị chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch. Nhưng nó có thể làm tăng mức độ thoái hóa khớp gối nếu sử dụng quá mức.
Một số rối loạn cơ xương khác
Những người bị viêm khớp dạng thấp (loại viêm khớp phổ biến thứ hai) có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối.
Ngoài ra, những bệnh nhân mắc một số rối loạn chuyển hóa như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng cũng dễ bị thoái hóa khớp gối.
Kết luận
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn nắm được những triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp ở từng giai đoạn. Đừng quên thường xuyên truy cập vào trang web Unity Fitness để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe, tập gym… mỗi ngày.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ rèn luyện sức khỏe uy tín chất lượng thì hãy đăng ký làm hội viên của Phòng tập Unity Fitness để được các huấn luyện viên có trình độ chuyên môn tư vấn và lên kế hoạch tập luyện phù hợp nhất nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Mách bạn mẹo nhỏ chữa bong gân cổ chân nhanh lành
Hướng dẫn cách trị tiểu đường tại nhà đơn giản, dễ làm
Nguyên nhân cao huyết áp do đâu? Làm sao kiểm soát huyết áp hiệu quả?
Cholesterol là gì? Những điều cần biết về cholesterol
Trật khớp cổ tay cần làm gì ngay?
Cao huyết áp có nguy hiểm không và cách phòng ngừa
Nên làm gì khi gặp chấn thương lật cổ chân?
Tìm hiểu chỉ số huyết áp 100/60 là cao hay thấp?