Béo phì là một vấn đề tưởng chừng đơn giản về ngoại hình nhưng thực chất là một căn bệnh phức tạp ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên toàn thế giới.
Vậy, thực trạng béo phì hiện nay như thế nào và chúng ta nên làm gì để ngăn chặn nó? Hãy cùng Gym Unity Fitness tìm hiểu ngay nhé.
1. Thực trạng báo động của bệnh béo phì
Béo phì là tình trạng mỡ cơ thể dư thừa dẫn đến tăng trọng lượng cơ thể mạn tính, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa.
Tình trạng béo phì đang trở thành đại dịch toàn cầu, đe dọa hệ thống y tế và xã hội
Hiện tượng này đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ, với tỷ lệ người thừa cân và béo phì ở đô thị đang tăng đáng báo động.
Gần đây, nghiên cứu chỉ ra rằng người béo phì có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn, với nguy cơ nhập viện gấp 3,07 lần và nguy cơ diễn biến nặng (như cần chăm sóc đặc biệt hoặc tử vong) gấp 1,42 lần so với những người khác.
Tình trạng béo phì đang trở thành đại dịch toàn cầu, đe dọa hệ thống y tế và xã hội. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Béo phì là nguyên nhân chính của nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, cao huyết áp và một số loại ung thư cao hơn nhiều so với người bình thường.
>> Xem thêm: Cách giảm cân cho trẻ em béo phì
2. Nguyên nhân gây béo phì
Béo phì gây ra các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu và tự ti. Có nhiều yếu tố góp phần vào tình trạng béo phì, bao gồm cả yếu tố di truyền, môi trường sống và lối sống.
Trong đó, chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động, căng thẳng và một số loại thuốc là những nguyên nhân chính:
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ngọt và thức uống có đường có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Những loại thực phẩm này thường chứa nhiều calo và ít giá trị dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ tăng cân.
Thiếu vận động
Cuộc sống hiện đại với sự tiện nghi ngày càng cao, như làm việc văn phòng và việc sử dụng các phương tiện di chuyển thay vì đi bộ, dẫn đến lối sống ít vận động. Sự thiếu hụt hoạt động thể chất làm giảm khả năng đốt cháy calo, dẫn đến sự tích tụ mỡ trong cơ thể.
Căng thẳng
Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng mức hormone cortisol trong cơ thể, dẫn đến việc tích tụ mỡ bụng và cảm giác thèm ăn không kiểm soát.
Một số loại thuốc
Các thuốc như corticosteroid và một số loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất và làm tăng sự tích tụ mỡ,
3. Cách chẩn đoán béo phì
Để chẩn đoán béo phì, bác sĩ sẽ tiến hành một loạt các kiểm tra và đánh giá bao gồm các bước cơ bản sau:
- Lấy tiền sử sức khỏe: Bác sĩ sẽ hỏi thăm về cân nặng trước đây, nỗ lực giảm cân, hoạt động thể chất và thói quen tập luyện, chế độ ăn uống, các tình trạng bệnh lý khác, thuốc men, mức độ căng thẳng, v.v. Họ cũng sẽ xem xét tiền sử gia đình để dự đoán các nguy cơ sức khỏe.
- Khám sức khỏe tổng quát: Đo chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ, kiểm tra tim, phổi, bụng, v.v.
- Tính chỉ số BMI: Chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên được coi là béo phì. Chỉ số BMI cần được theo dõi ít nhất hàng năm.
- Đo vòng eo: Mỡ tích tụ quanh eo (thường gọi là mỡ bụng) làm tăng nguy cơ bệnh tim và tiểu đường. Phụ nữ có vòng eo trên 89cm và nam giới trên 102cm có nguy cơ cao hơn.
- Kiểm tra các vấn đề sức khỏe liên quan: Như huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh về tuyến giáp, bệnh gan và tiểu đường.
4. Cách phòng ngừa và điều trị béo phì hiệu quả
Như đã phân tích ở trên, béo phì đang là vấn đề đáng báo động trong toàn xã hội. Để phòng ngừa và điều trị béo phì, các biện pháp chính bao gồm:
Lối sống lành mạnh
Phòng ngừa béo phì hiệu quả nhất là duy trì một lối sống lành mạnh để cải thiện cân nặng và sức khỏe tổng thể.
Hãy thực hiện chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng và cá, đồng thời hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ngọt và thức uống có đường là rất quan trọng. Các bữa ăn cần phải cân bằng dinh dưỡng, đúng giờ để hạn chế các cơn thèm ăn vặt và đồ ngọt không cần thiết.
Bên cạnh đó, việc tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần cũng giúp duy trì cân nặng ổn định và cải thiện tinh thần hiệu quả.
>> Xem thêm: 3 bài tập giảm mỡ bụng tại nhà
Quản lý căng thẳng và giấc ngủ
Quản lý căng thẳng bằng các phương pháp như yoga, thiền hoặc nghe nhạc có thể giúp giảm nguy cơ béo phì. Ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng vì giấc ngủ đủ giúp cơ thể phục hồi và giảm căng thẳng, từ đó hỗ trợ kiểm soát cân nặng nên hãy nhớ ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày nhé!
Giảm lượng calo nạp vào
Theo tìm hiểu của Unity Fitness, nguyên tắc cơ bản để giảm cân là đảm bảo lượng calo nạp vào cơ thể ít hơn lượng calo tiêu thụ để buộc cơ thể phải sử dụng năng lượng từ mô mỡ. Vậy nên trong mỗi bữa ăn, hãy kiểm soát lượng calo nạp vào để cải thiện vóc dáng, hạn chế tình trạng dư thừa mỡ trong cơ thể nhé!
Tăng cường luyện tập
Hoạt động thể chất giúp tăng cường tiêu thụ năng lượng và duy trì cân nặng. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tập thể dục đều đặn như bài tập Yoga, chạy bộ, cầu lông,… không chỉ giúp đốt cháy calo mà còn kiểm soát đường huyết và giảm lipid máu.
Sử dụng thuốc và phương pháp điều trị đặc biệt
Đối với những trường hợp béo phì nghiêm trọng hoặc khi có biến chứng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hỗ trợ giảm cân hoặc áp dụng các phương pháp điều trị đặc biệt như phẫu thuật. Việc sử dụng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ vì có thể gây tác dụng phụ và không phải lúc nào cũng hiệu quả với mọi người.
Béo phì là một vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi sự quan tâm và hành động của toàn xã hội. Thay đổi lối sống là chìa khóa để phòng ngừa và điều trị béo phì. Hãy bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ như ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và quản lý căng thẳng để cùng nhau xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh và hạnh phúc.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Tiểu đường tuýp 2 có cần uống thuốc không?? Cách trị không thuốc
Những cách giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giây hiệu quả nhanh chóng
Đau dạ dày là đau ở đâu? Cách nhận biết
Tìm hiểu chỉ số huyết áp 100/60 là cao hay thấp?
Nguyên nhân đau nửa đầu sau và cách điều trị hiệu quả
Người hướng nội là gì? Có ảnh hưởng gì đến cuộc sống?
Chỉ số đường huyết sau ăn 2h của người tiểu đường là bao nhiêu?
Đứt dây chằng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị