Ngoài việc việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Vậy, người bị tiểu đường nên ăn gì để vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, vừa duy trì đường huyết ổn định? Nội dung bài viết này, Phòng tập Unity Fitness sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho người bị tiểu đường.
1. Người bị tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết?
Rau xanh
Rau xanh chính là ưu tiên hàng đầu cho thắc mắc người bị tiểu đường nên ăn gì. Chúng cung cấp nguồn chất xơ dồi dào, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu.
Bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, cải bó xôi,… là những lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể chế biến rau xanh thành nhiều món ăn hấp dẫn như luộc, xào tỏi, canh rau củ, hoặc thậm chí là sinh tố rau xanh mát lành.
Các loại đậu
Người bị tiểu đường nên ăn gì? Các loại đậu là nguồn cung cấp protein và chất xơ tuyệt vời cho người tiểu đường.
Protein giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn vặt, nguyên nhân của việc kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, chất xơ trong đậu cũng hỗ trợ làm chậm quá thụ đường giống như rau xanh.
Có thể lựa chọn các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, đậu nành… để bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
>> Đọc thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Biến chứng nguy hiểm
Cá béo
Người bị tiểu đường nên ăn gì? Nên ăn cá không? Cá béo là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào, đặc biệt là DHA và EPA. Đây là những dưỡng chất vàng cho sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, cá béo còn có tác dụng giảm viêm và cải thiện độ nhạy insulin, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
Các loại cá béo được khuyên dùng là cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi… Bạn có thể chế biến cá béo bằng cách nướng, áp chảo, hoặc hấp để giữ lại tối đa dưỡng chất.
Nên ăn cá béo ít nhất 2 lần/tuần để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại.
Ngũ cốc nguyên hạt
Người bị tiểu đường nên ăn gì? Có nên ăn ngũ cốc? Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, bánh mì đen… chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và có chỉ số đường huyết thấp. Nhờ đó, bạn có cảm giác no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn và đồng thời kiểm soát đường huyết hiệu quả.
So với ngũ cốc trắng tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt có quá trình tiêu hóa chậm hơn, giúp giải phóng đường vào máu từ từ.
Hãy thay thế dần dần gạo trắng bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống hàng ngày để cơ thể bạn có thời gian thích nghi.
Người bị tiểu đường nên ăn gì? Hạt Chia
Nếu bạn đang quan tâm người bị tiểu đường nên ăn gì thì đừng bỏ qua hạt chia. Bởi, loại hạt này có khả năng hút nước và tạo thành một lớp gel mềm bên trong dạ dày.
Lớp gel này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn.
Đồng thời, lớp gel này cũng giúp ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa các đợt tăng đường huyết đột ngột.
Bạn có thể thêm hạt chia vào sữa chua, sinh tố, yaourt, hoặc thậm chí là rắc lên salad để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.
Các loại trái cây
Trái cây là món quà mà thiên nhiên ban tặng, nhưng liệu người bệnh tiểu đường có thể thưởng thức chúng? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, nhưng bạn cần biết cách lựa chọn và cách ăn sao cho hợp lý.
Trái cây nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ rất dồi dào. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng phù hợp với những người bệnh bị tiểu đường.
Bạn nên ưu tiên chọn những loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như táo, lê, bưởi, dâu tây, việt quất,… Chúng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp bạn no lâu và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn nên ăn trái cây nguyên quả thay vì uống nước ép trái cây, vì khi ép, lượng chất xơ sẽ bị mất đi đáng kể. Ngoài ra, hãy kết hợp trái cây với các loại hạt hoặc sữa chua không đường để tạo thành một bữa ăn nhẹ lành mạnh.
>> Xem thêm: Mách bạn 10 loại trái cây dành cho người tiểu đường
Sữa chua không đường
Những người bị tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết? Sữa chua không đường là một thực phẩm tuyệt vời cho người tiểu đường.
Sữa chua chứa nhiều probiotic, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó cải thiện khả năng hấp thụ đường của cơ thể.
Bạn có thể lựa chọn các loại sữa chua không đường và có ít chất béo để tránh tăng cân. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm trái cây, các loại hạt hoặc ngũ cốc vào sữa chua để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.
Thịt gà và thịt bò
Thịt gà, thịt bò nạc là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, giúp xây dựng và phục hồi cơ bắp. Protein không chỉ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn mà còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả hơn.
Thịt gà: Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho người tiểu đường. Nó chứa ít chất béo bão hòa, giàu vitamin B6 và selen, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Thịt bò: Cung cấp lượng sắt dồi dào, giúp ngăn ngừa thiếu máu. Ngoài ra, thịt bò còn chứa kẽm, một khoáng chất quan trọng cho hệ miễn dịch và quá trình lành vết thương.
2. Những nguyên tắc trong chế độ ăn uống của người bị tiểu đường
Bên cạnh việc nắm rõ thông tin người bị tiểu đường nên ăn gì thì bạn cũng nên lưu ý những nguyên tắc sau:
Thay vì ăn 3 bữa chính lớn, hãy chia nhỏ thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp đường huyết không tăng đột ngột, đảm bảo cơ thể luôn có đủ năng lượng.
Ăn đúng giờ, đúng bữa giúp cơ thể có thói quen tiết insulin ổn định. Tránh để bệnh nhân quá đói hoặc quá no.
Không nên thay đổi đột ngột khẩu phần ăn. Hãy điều chỉnh dần dần để cơ thể thích nghi.
Cần hạn chế các loại gạo trắng, mì, bánh mì và thay thế bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Đảm bảo bệnh nhân ăn đủ chất đạm, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
Sau bữa ăn, khuyến khích người bệnh đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 phút để hỗ trợ tiêu hóa và giảm đường huyết.
Kết hợp chế độ ăn với việc ngủ đủ giấc, hạn chế stress, không hút thuốc, uống rượu bia. Đừng quên kết hợp với những bài tập nhẹ nhàng như tập Yoga, đi bộ…
Gym Unity Fitness hy vọng với những chia sẻ trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn người bị tiểu đường nên ăn gì. Tuy nhiên, để có một kế hoạch ăn uống phù hợp nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “Người bị tiểu đường nên ăn gì” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Mít bao nhiêu calo? Ăn mít có béo không?
Mì cay bao nhiêu calo? Ăn mì cay có tốt cho sức khỏe không?
Khoai mì bao nhiêu calo? Những lưu ý khi chế biến khoai mì
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến việc tăng cơ bắp thế nào?
Top 10 những thực phẩm giúp phục hồi cơ bắp tốt nhất
Top 5 thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm cân
Bông cải xanh bao nhiêu calo? Ăn bông cải xanh có giảm cân?
1 hộp xôi bao nhiêu calo? Sáng ăn xôi mập không?