MSM được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp, đồng thời còn mang lại nhiều lợi ích cho làn da, móng, tóc và hệ miễn dịch của cơ thể. Vậy thực chất MSM là gì và tại sao nó lại có vai trò quan trọng đối với những người thường xuyên tập Gym hay chơi thể thao?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng Unity Fitness đi tìm câu trả lời nhé.
1. MSM là gì?
MSM là gì? MSM (Methylsulfonylmethane) là một hợp chất hữu cơ tự nhiên được tìm thấy trong nhiều thực phẩm và đồ uống. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen và keratin, hai protein cấu trúc cơ bản của cơ thể. MSM còn có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa và hỗ trợ chức năng miễn dịch.
Nó được tìm thấy tự nhiên trong một số thực phẩm như rau củ, trái cây, thịt và sữa. Ngoài ra, MSM cũng có mặt trong nước biển và một số nguồn nước khoáng. Ngoài ra, MSM cũng được sản xuất nhân tạo trong phòng thí nghiệm để tạo ra chất bổ sung dưới dạng viên, nước, bột hoặc gel.
Đọc thêm: Protein là gì và chức năng của protein?
2. Vai trò của MSM đến cơ thể
Theo tìm hiểu của Unity Fitness, MSM là một hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh, có cấu trúc hóa học đơn giản. Khi tìm hiểu về các chất bổ sung, chắc hẳn nhiều người tự hỏi MSM là gì và nó có tác dụng ra sao đối với cơ thể. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của MSM:
Hỗ trợ giảm viêm
Tác dụng của MSM là gì? Nó được biết đến với khả năng chống viêm mạnh mẽ. Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với tổn thương nhưng nếu không kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng, như viêm khớp hay các bệnh về tim mạch.
MSM giúp giảm đau và sưng do viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm khớp, đau cơ, và thậm chí là các vấn đề về da như mụn trứng cá và eczema. Một nghiên cứu đánh giá 100 người trên 50 tuổi bị đau xương khớp cho thấy việc sử dụng 1200mg MSM/ngày trong 12 tuần đã giúp họ giảm các triệu chứng bệnh tốt hơn so với giả dược.
Điều này làm cho MSM trở thành một lựa chọn tự nhiên và hiệu quả cho những ai đang tìm kiếm các biện pháp giảm viêm mà không muốn dựa quá nhiều vào thuốc.
Nâng cao chức năng của khớp
MSM có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của các khớp bằng cách tăng cường sản xuất collagen, một loại protein cần thiết cho sự bền vững và đàn hồi của sụn khớp. Collagen đóng vai trò như một lớp đệm bảo vệ giữa các khớp, giúp giảm ma sát và ngăn ngừa tổn thương khi vận động.
Việc tăng cường sản xuất collagen nhờ MSM có thể giúp giảm đau khớp, cải thiện khả năng vận động và hỗ trợ phòng ngừa các vấn đề về khớp, đặc biệt là ở những người lớn tuổi hoặc những người tham gia vào các hoạt động thể thao cường độ cao.
>> Xem thêm: Nên chạy bộ trước hay sau khi tập Gym?
Chống lại quá trình oxy hóa
Lợi ích của MSM là gì? Một trong những vai trò quan trọng của MSM là khả năng chống oxy hóa. Chất này giúp bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, những phân tử không ổn định có thể gây tổn thương tế bào, thúc đẩy quá trình lão hóa và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim mạch. MSM hoạt động như một lá chắn, ngăn chặn sự phá hủy của các gốc tự do, từ đó giúp duy trì sự trẻ trung và sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Làm đẹp da
Điều mà có lẽ ít người biết chính là MSM cũng có tác động tích cực đến sức khỏe làn da. Bằng cách thúc đẩy sản xuất collagen và keratin, MSM giúp duy trì độ đàn hồi và độ ẩm của da. Điều này không chỉ giúp giảm nếp nhăn mà còn hỗ trợ trong việc điều trị các vấn đề da như mụn trứng cá và eczema.
Việc sử dụng MSM thường xuyên còn giúp tăng cường độ ẩm cho da, làm giảm tình trạng khô da và giữ cho làn da luôn mềm mại và mịn màng.
Nâng cao khả năng miễn dịch
Khi nói về các chất hỗ trợ cơ thể, MSM là gì và vai trò của nó trong việc cải thiện sức đề kháng chính là điều được nhiều người quan tâm. MSM được biết đến với khả năng tăng cường hệ miễn dịch bên trong cơ thể. Nó hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng và bệnh tật.
Việc sử dụng MSM có thể giúp tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là trong các giai đoạn cơ thể dễ bị tổn thương hoặc bị tấn công bởi các loại vi khuẩn và virus.
3. Tại sao người Tập Gym nên bổ sung MSM?
MSM là gì và tại sao các chuyên gia thể hình tại Unity Fitness lại khuyên dùng?
Khi tập Gym, tham gia các hoạt động thể thao cường độ cao, hoặc lao động nặng, cơ bắp thường phải chịu nhiều áp lực dẫn đến các tình trạng như đau nhức, chuột rút, cứng cơ và sưng tấy.
Chính vì thế, việc bổ sung MSM sẽ hỗ trợ phục hồi tự nhiên cho cơ bắp và xương khớp, đặc biệt sau những hoạt động gắng sức. Chất này hoạt động bằng cách giảm viêm và ngăn chặn quá trình stress oxy hóa, từ đó tăng tốc độ phục hồi của cơ thể.
Một nghiên cứu đã thử nghiệm cho thấy việc sử dụng MSM với liều lượng 50mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể trong 10 ngày có thể giảm thiểu đáng kể tổn thương cơ bắp do tập luyện nặng. Kết quả cũng cho thấy MSM giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa trong mô cơ sau khi hoàn thành một cuộc marathon dài 14km.
Bên cạnh đó, MSM còn giúp hạn chế sự hình thành axit lactic – nguyên nhân chính gây mỏi cơ, từ đó giúp bạn duy trì thời gian tập luyện dài hơn và bền bỉ hơn.
4. Hướng dẫn sử dụng MSM đúng cách
MSM thường được sử dụng dưới dạng viên nang hoặc bột. Liều lượng sử dụng có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe của từng người. Thông thường, liều lượng được sử dụng phổ biến rơi vào 500 mg đến 2000 mg mỗi ngày.
Ngoài các lưu ý về liều lượng sử dụng, nhiều người thắc mắc tác dụng phụ của MSM là gì để hạn chế các tác động không đáng lên cơ thể.
MSM đa phần đều được dung nạp tốt nhưng một số người có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau đầu. Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú, hoặc nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng MSM.
Những thông tin xoay quanh MSM là gì đã cho thấy đây chính là một chất dinh dưỡng tự nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu bạn đang tìm cách cải thiện sức khỏe của mình, MSM có thể là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng MSM, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Bún xào chay bao nhiêu calo? Ăn có béo không?
10 thức ăn chứa nhiều tinh bột nhất, bạn đã biết chưa?
100g bún bao nhiêu calo? Ăn bún có béo không?
Da heo bao nhiêu calo? Món ăn khoái khẩu này có tốt cho vòng eo?
Ăn gì để tăng vòng 3 nhanh chóng?
Thực đơn cho người tập gym dinh dưỡng, chuẩn khoa học
4 cách uống trà ổi giảm cân hiệu quả
Thịt đỏ là thịt gì? Có nên ăn thịt đỏ hay không?