Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ, thì chế độ dinh dưỡng khoa học là một yếu tố quan trọng không kém trong việc kiểm soát và cải thiện tình trạng mỡ máu cao.
Vậy người bệnh mỡ máu cao nên ăn gì và hạn chế những thực phẩm nào trong thực đơn hằng ngày để cải thiện sức khỏe? Hãy cùng Gym Unity Fitness tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu cao, hay còn gọi là rối loạn lipid máu, là tình trạng lượng chất béo trong máu, đặc biệt là cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol xấu), triglyceride vượt quá mức cho phép.
Nguy hiểm ở chỗ, tình trạng này thường diễn ra âm thầm và không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát kịp thời, mỡ máu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Nắm bắt được mỡ máu cao nên ăn gì không chỉ hỗ trợ cải thiện chỉ số mỡ máu mà còn góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể.
>> Xem thêm: Người bị mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?
2. Bệnh nhân mỡ máu cao nên ăn gì?
Dưới đây là các nhóm thực phẩm được khuyến nghị cho người đang gặp vấn đề về rối loạn lipid máu.
Cá béo
Cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi… là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào, một loại acid béo không no có lợi cho hệ tim mạch.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng omega-3 giúp làm giảm nồng độ triglyceride, hạn chế hình thành mảng xơ vữa trong lòng mạch và làm giảm nguy cơ huyết khối.
Việc bổ sung cá béo vào khẩu phần ăn 2–3 lần mỗi tuần được xem là lựa chọn tối ưu cho người có cholesterol và triglyceride cao.
Ngũ cốc nguyên hạt và yến mạch
Mỡ máu cao nên ăn gì để kiểm soát tình trạng bệnh? Đáp án là các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, bánh mì nguyên cám.
Các thực phẩm này hứa lượng lớn chất xơ hòa tan, đặc biệt là beta-glucan giúp hấp thu cholesterol xấu trong ruột và đào thải chúng ra ngoài.
Rau xanh và trái cây
Mỡ máu cao nên ăn gì để tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân? Rau xanh và trái cây tươi cung cấp lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ – trong đó có cả chất xơ hòa tan lẫn không hòa tan giúp kiểm soát cân nặng.
Một số loại rau nên ưu tiên gồm rau cải xanh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn… Ngoài ra, các loại trái cây chứa pectin như táo, cam, quýt, lê cũng rất hiệu quả trong việc hạ mỡ máu.
Các loại đậu và hạt
Các loại hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh… chứa nhiều protein thực vật, acid béo không bão hòa đơn và đa. Những thành phần này không chỉ giúp cải thiện tỷ lệ HDL/LDL mà còn giúp kiểm soát chỉ số triglyceride, cung cấp omega-3 thực vật, góp phần bảo vệ mạch máu.
Dầu ô liu nguyên chất

Dầu ô liu nguyên chất là nguồn chất béo lành mạnh hàng đầu, giàu acid oleic. Hãy thay thế dầu mỡ động vật hoặc dầu thực vật tinh luyện bằng dầu ô liu có thể làm tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu. Bạn có thể sử dụng dầu ô liu để chế biến các món xào nhẹ, trộn salad hoặc làm nước sốt.
Trà xanh
Nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi, mỡ máu cao nên ăn gì và uống gì để tốt cho sức khỏe, đáp án chắc chắn là trà xanh. Trà xanh chứa nhóm chất chống oxy hóa mạnh có khả năng làm giảm quá trình oxy hóa LDL và cải thiện lipid máu.
Uống 1–2 tách trà xanh mỗi ngày không chỉ giúp cải thiện chỉ số mỡ máu mà còn hỗ trợ kiểm soát huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch nói chung.
> Xem thêm: Bệnh mỡ máu cao kiêng ăn gì để tránh tai biến?
Tỏi
Tỏi chứa allicin, là một hợp chất sulfur có khả năng ức chế tổng hợp cholesterol tại gan và giảm hấp thu cholesterol tại ruột non.
Sử dụng tỏi sống với liều lượng hợp lý, hoặc bổ sung vào các món ăn hằng ngày sẽ mang lại hiệu quả nhất định trong việc kiểm soát cholesterol toàn phần.

3. Mỡ máu cao không nên ăn gì?
Sau khi biết mỡ máu cao nên ăn gì, người bệnh cũng cần tránh xa một số thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này:
Nội tạng động vật
Gan, lòng, tim… tuy giàu dinh dưỡng nhưng chứa lượng cholesterol rất cao. Với những người có chỉ số mỡ máu cao, việc tiêu thụ các loại thực phẩm này cần được giới hạn chặt chẽ để tránh tăng gánh nặng chuyển hóa cho gan và tim mạch.
Đường và thực phẩm giàu đường
Tiêu thụ đường tinh luyện với lượng lớn không chỉ gây tăng đường huyết mà còn làm tăng triglyceride máu. Nước ngọt có gas, bánh kẹo, món tráng miệng nhiều đường đều cần được kiểm soát nghiêm ngặt để tránh tăng tích mỡ nội tạng và mỡ máu.
Muối
Dù muối không ảnh hưởng trực tiếp đến mỡ máu nhưng ăn quá mặn có thể gây tăng huyết áp – yếu tố nguy cơ lớn đối với bệnh tim mạch. Người bị mỡ máu cao nên hạn chế natri bằng cách giảm lượng muối nêm nếm, tránh dùng nước chấm và các món ngâm mặn.
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Các chất béo này được xem là thủ phạm hàng đầu gây tăng LDL và giảm HDL. Chúng thường có mặt trong mỡ động vật (mỡ lợn, da gà, mỡ bò), bơ, phô mai, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh và các sản phẩm chế biến sẵn như bánh quy, bánh snack, khoai tây chiên.
Ngoài ra, dầu thực vật hydro hóa chứa nhiều chất béo chuyển hóa cũng cần được loại bỏ khỏi thực đơn.
Rượu bia
Việc tiêu thụ rượu bia quá mức có thể làm tăng triglyceride và ảnh hưởng xấu đến gan – cơ quan đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa lipid. Tốt nhất, người bệnh nên tránh hoặc hạn chế tối đa sử dụng đồ uống có cồn.
4. Gợi ý thực đơn phù hợp cho người bị mỡ máu cao

Để xây dựng một chế độ ăn khoa học và lành mạnh cho người bị mỡ máu cao, bạn có thể tham khảo mẫu thực đơn dưới đây:
- Bữa sáng: Cháo yến mạch nấu với sữa không đường, ăn kèm trái cây tươi và vài hạt óc chó.
- Bữa trưa: Cơm gạo lứt, cá hồi nướng hoặc hấp, rau củ luộc và salad trộn dầu ô liu.
- Bữa tối: Canh đậu phụ rong biển, thịt ức gà luộc, bông cải xanh xào tỏi.
- Bữa phụ: Sữa chua không đường, trái cây ít ngọt hoặc hạt hạnh nhân.
5. Thói quen tốt cho bệnh nhân mỡ máu cao
Song song với việc hiểu rõ mỡ máu cao nên ăn gì, việc duy trì lối sống tích cực đóng vai trò không thể thiếu:
- Tăng cường vận động thể chất tại phòng tập Gym.
- Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng tinh thần.
- Theo dõi định kỳ chỉ số lipid máu để điều chỉnh kịp thời.
Hiểu rõ mỡ máu cao nên ăn gì chính là nguyên tắc để bạn xây dựng được thực đơn ăn uống lành mạnh phù hợp theo thể trạng, bệnh lý nền và nhu cầu năng lượng cụ thể. Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thêm nhiều thông tin hữu ích!
Ăn gì để tăng cân nhanh? Chế độ ăn tăng cân từ chuyên gia dinh dưỡng
Muối tôm bao nhiêu calo? Ăn nhiều muối tôm hại không?
1 củ khoai lang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang béo không?
Uống nước ép ổi vào lúc nào là tốt nhất? 6 lợi ích từ nước uống thanh mát này!
Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 14: Bí quyết dinh dưỡng từ chuyên gia
100g cải thìa bao nhiêu calo? 5 món ngon từ cải thìa giúp giảm cân, giữ dáng
Những tác hại của nước chanh mật ong bạn cần lưu ý
Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để tránh biến chứng bệnh