Hiện nay, nguy cơ cao huyết áp không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, có bệnh nền mà người trẻ cũng có nguy cơ và gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe.
Trong bài viết này, hãy cùng CLB gym Unity Fitness tìm hiểu huyết áp 160/90 có cao không? Những cảnh báo về sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua.
1. Huyết áp 160/90 có cao không?
Huyết áp 160/90 có cao không? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Để biết huyết áp 160/90 có cao không, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu phân độ chỉ số huyết áp để biết huyết áp bình thường là bao nhiêu. Từ đó mới đưa ra được kết luận chính xác. Huyết áp được biểu thị bằng 2 chỉ số:
- Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) là áp lực lên thành động mạch khi tim co bóp.
- Huyết áp tâm trương (huyết áp thấp nhất) là áp lực lên thành động mạch khi tim thư giãn.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam, chỉ số huyết áp được phân loại theo các mức sau:
- Huyết áp thấp: Huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.
- Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu từ 90 – 129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 60 – 80 mmHg.
- Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu từ 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 1: huyết áp tâm thu từ 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 – 99 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu từ 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 100 – 110 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu từ 180 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 110 mmHg. Nguy cơ biến chứng của tình trạng này là rất cao và cần được thăm khám ngay lập tức.
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Chỉ số huyết áp tâm thu ≥140mmHg, chỉ số huyết áp tâm trương 90mmHg.
Như vậy với các mức huyết áp nói trên thì chắc chắn bạn đã giải đáp được thắc mắc huyết áp 160/90 có cao không? Câu trả huyết áp 160/90 có cao không là có. Chỉ số huyết áp 160/90 mmHg nằm trong mức tăng huyết áp độ 2.
Xem thêm: Huyết áp 140/100 có cao không? Có cần phải uống thuốc?
2. Huyết áp 160/90 có nguy hiểm không?
Khi biết chỉ số huyết áp 160/90 có cao không, bạn sẽ nhận ra đây là tình trạng tăng huyết áp độ 2, khá nguy hiểm. Áp lực lên thành động mạch lúc này càng cao thì nguy cơ tổn thương mạch máu, tim và các cơ quan khác càng lớn. Nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách, huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
Nhồi máu cơ tim
Bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp 5 lần so với người bình thường. Điều này xảy ra khi mỡ tích tụ trong thành động mạch, làm giảm lượng máu bơm đến tim. Khi cơ tim không nhận đủ máu và oxy, nó có thể bị tổn thương và gây ra nhồi máu cơ tim.
Đột quỵ
Huyết áp cao khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp ba lần. Đột quỵ là do vỡ hoặc tắc nghẽn động mạch trong não, gây suy yếu hoặc mất chức năng não. Điều này có thể xảy ra do huyết áp cao, làm tăng áp lực lên các động mạch trong não, gây tổn thương và cản trở quá trình lưu thông.
Suy tim
Huyết áp cao cũng có nguy cơ gây suy tim cao gấp đôi so với người có huyết áp bình thường. Tình trạng này xảy ra khi cơ tim hoạt động kém và không thể cung cấp đủ máu và oxy cho các mô và cơ quan trong cơ thể.
Một số bệnh lý nguy hiểm khác
Ngoài những biến chứng thường gặp kể trên, huyết áp cao như 160 90 còn có thể gây ra những tổn thương khác cho cơ như:
- Bệnh động mạch ngoại biên: Gây tắc nghẽn động mạch ở các chi, khiến người bệnh thường xuyên bị chuột rút, đau nhức
- Bệnh thận: Huyết áp cao có thể làm tổn thương các mạch máu trong thận và làm suy yếu chức năng thận.
- Biến chứng: Thiếu máu não cũng là một biến chứng bạn có thể gặp phải nếu không may bị cao huyết áp.
Xem thêm: Huyết áp cao uống gì để hạ nhanh? 10 đồ uống tốt cho người cao huyết áp
3. Cách xử lý khi huyết áp ở mức 160/90
Khi bạn đã hiểu huyết áp 160/90 có cao không và những biến chứng bạn có thể gặp phải. Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm hơn trong tương lai thì không được bỏ qua cách xử lý. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có kế hoạch điều trị lâu dài. Nếu bạn vẫn đang điều trị và huyết áp vẫn là 160/90, bạn sẽ cần tái khám càng sớm càng tốt để điều chỉnh thuốc.
Việc đầu tiên bạn cần làm là uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngày nay, hầu hết bệnh nhân bị huyết áp cao đều dùng kết hợp hai hoặc nhiều loại thuốc trở lên. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh thay đổi lối sống để đưa huyết áp về mức bình thường.
Trong quá trình điều trị cao huyết áp, bác sĩ thường kê một số loại thuốc như: thuốc ức chế hấp thu canxi, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế ACE, thuốc giãn mạch… Có nhiều loại thuốc có hiệu quả kéo dài cả ngày và chỉ cần uống một lần/ ngày. Những loại thuốc này cần đến 6 tuần để có hiệu quả hoàn toàn.
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng theo quy định. Và nếu đi du lịch, bệnh nhân cần mang theo thuốc bên mình để có thể uống vào thời gian quy định. Không những vậy, người bệnh cũng cần chú ý đến thời gian tái khám do bác sĩ chỉ định. Vì ở mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ đánh giá lại hiệu quả điều trị và đáp ứng với thuốc để điều chỉnh loại thuốc và liều lượng thuốc phù hợp.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau để kiểm soát huyết áp được tốt nhất:
- Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh và ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt gia cầm, cá, đậu, dầu thực vật…
- Hạn chế chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, thịt đỏ, đồ uống có đường và đồ uống có ga
- Hạn chế muối trong khẩu phần ăn, thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều muối
- Tuyệt đối không uống rượu bia, chất kích thích và thuốc lá
- Tham gia các hoạt động thể chất như tập thể dục, thể thao và thư giãn
- Kiểm soát áp lực và căng thẳng
- Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý đúng giờ
- Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân béo phì
Từ những chia sẻ chi tiết của Tập fitness Unity Fitness, hy vọng bạn đã có đáp án cho câu hỏi huyết áp 160/90 có cao không và những cảnh báo về sức khỏe. Cao huyết áp được ví là “kẻ giết người thầm lặng” nên việc theo dõi và kiểm soát chỉ số huyết áp là cực kỳ quan trọng. Hãy xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức khỏe cũng như ổn định huyết áp nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “huyết áp 160/90 có cao không” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Đau nhức nửa đầu phải do đâu? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì? Bổ sung như thế nào?
Vì sao ngủ dậy bị đau lưng? Những bài tập giảm đau
Tai biến mạch máu não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Bị đau lưng dưới gần mông ở nam giới có nguy hiểm không?
12 cách trị mất ngủ ban đêm hiệu quả tại nhà
Đừng bỏ qua các dấu hiệu đứt dây chằng gối điển hình nhất
Mách bạn cách chữa bong gân chân tại nhà cực hiệu quả